- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Năm nay, Sở GD&ĐT Hà Nội tuyển 49.388 chỉ tiêu vào lớp 10 của 107 trường THPT công lập trên toàn thành phố. Theo đó, mỗi thí sinh dự thi sẽ được đăng ký vào hai trường THPT khác nhau trong cùng một địa bàn tuyển sinh.
Cần cân nhắc kỹ NV1, NV2
Theo ông Ngô Văn Chất, Trưởng phòng Quản lý Thi và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT Hà Nội, tuyển sinh vào lớp 10 tất cả các trường THPT công lập trên địa bàn thành phố năm nay vẫn được thực hiện theo phương thức thi tuyển kết hợp với xét tuyển.
Không như các cấp học dưới, cấp THPT của Hà Nội quy định khá chặt chẽ về hộ khẩu thường trú của học sinh. Trừ trường THPT Chu Văn An (được tuyển học sinh ngoại tỉnh), muốn dự tuyển, học sinh hoặc bố (mẹ) các em phải có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội.
Trường hợp học sinh hoặc bố (mẹ) của các em đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu nhưng chỉ mới có giấy hẹn của công an quận/ huyện/ thị xã cũng được xem là đối tượng được phép dự tuyển vào các trường THPT công lập.
Mỗi học sinh được đăng ký dự tuyển vào hai trường THPT công lập trong cùng một khu vực tuyển sinh. Học sinh có thể lựa chọn khu vực thuận lợi với việc đi học của mình mà không bị lệ thuộc theo tuyến hộ khẩu như ở các cấp dưới.
Theo quy định của Sở GD&ĐT Hà Nội, ngày 13/5 này, học sinh lớp 9 sẽ nộp phiếu dự tuyển lớp 10 THPT tại trường THCS mà mình đang theo học. Hai nguyện vọng của các em sẽ được xếp theo thứ tự NV1, NV2.
Nếu học sinh đã trúng tuyển NV1 thì không được xét tuyển theo NV2. Nếu học sinh trượt NV1, phải nhập học theo NV2 thì điểm số của các em phải cao hơn điểm chuẩn của trường mà các em đăng ký NV2 ít nhất là 1,5 điểm.
Đặc biệt, trong trường hợp Sở GD&ĐT cho phép một trường nào đó hạ điểm chuẩn để tuyển cho đủ chỉ tiêu sau khi đã tuyển đợt I thì trường đó chỉ được phép tuyển bổ sung những thí sinh đã đăng ký dự tuyển theo NV1.
"Vì vậy, khi đăng ký trường nào là NV1, trường nào là NV2, học sinh cần cân nhắc kỹ để lựa chọn”, ông Chất khuyến cáo.
Chỉ đáp ứng được khoảng 65% nhu cầu
Theo thống kê của phòng GD&ĐT các huyện, thị ở Hà Nội, năm nay có 75.680 học sinh tốt nghiệp THCS. Như vậy, chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT trên toàn thành phố chỉ đáp ứng được khoảng 65% nhu cầu học lên tiếp của các em.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, thành phố có rất nhiều mô hình giáo dục cấp THPT để có thể đáp ứng nhu cầu đi học của con em người dân.
“Tuỳ theo điều kiện, năng lực của từng em mà các em có thể học lên lớp 10 ở các trường THPT công lập hoặc THPT ngoài công lập. Thành phố còn cho phép các trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường bổ túc văn hoá được dạy cả chương trình THPT lẫn bổ túc THPT. Ngoài ra, thành phố còn có 25 trường Trung cấp Chuyên nghiệp tuyển sinh đối tượng học sinh tốt nghiệp THCS”, ông Thống nói.
Trừ các trường THPT công lập, các loại hình trường còn lại đều không yêu cầu học sinh (hoặc bố/mẹ các em) phải có hộ khẩu Hà Nội. Có 6 trường tuy là công lập nhưng hoạt động theo mô hình tự chủ tài chính cũng được hưởng cơ chế tuyển sinh tương tự các trường ngoài công lập.
Đó là các trường: THPT Phan Huy Chú – Đống Đa, THPT Thực Nghiệm (trước là Bán công Liễu Giai), THPT Hoàng Cầu (trước là Bán công Đống Đa), THPT Nguyễn Tất Thành, THPT Trần Quốc Tuấn, THPT Năng khiếu Thể dục Thể thao.
Nhưng dẫu học sinh có nguyện vọng học tiếp ở loại hình trường dù công lập hay ngoài công lập, các thí sinh đều bắt buộc phải dự kỳ thi chung gồm hai môn văn, toán do Sở GD&ĐT tổ chức ngày 18/6 tới đây.
Với những thí sinh không dự thi hoặc dự thi không đủ môn (do ốm hoặc có lý do khác) thì có thể tham gia xét tuyển vào lớp 10 chương trình THPT tại các trung tâm Giáo dục thường xuyên.
Cần cân nhắc kỹ NV1, NV2
Theo ông Ngô Văn Chất, Trưởng phòng Quản lý Thi và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT Hà Nội, tuyển sinh vào lớp 10 tất cả các trường THPT công lập trên địa bàn thành phố năm nay vẫn được thực hiện theo phương thức thi tuyển kết hợp với xét tuyển.
Không như các cấp học dưới, cấp THPT của Hà Nội quy định khá chặt chẽ về hộ khẩu thường trú của học sinh. Trừ trường THPT Chu Văn An (được tuyển học sinh ngoại tỉnh), muốn dự tuyển, học sinh hoặc bố (mẹ) các em phải có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội.
Trường hợp học sinh hoặc bố (mẹ) của các em đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu nhưng chỉ mới có giấy hẹn của công an quận/ huyện/ thị xã cũng được xem là đối tượng được phép dự tuyển vào các trường THPT công lập.
Mỗi học sinh được đăng ký dự tuyển vào hai trường THPT. Ảnh Hồng Vĩnh. |
Theo quy định của Sở GD&ĐT Hà Nội, ngày 13/5 này, học sinh lớp 9 sẽ nộp phiếu dự tuyển lớp 10 THPT tại trường THCS mà mình đang theo học. Hai nguyện vọng của các em sẽ được xếp theo thứ tự NV1, NV2.
Nếu học sinh đã trúng tuyển NV1 thì không được xét tuyển theo NV2. Nếu học sinh trượt NV1, phải nhập học theo NV2 thì điểm số của các em phải cao hơn điểm chuẩn của trường mà các em đăng ký NV2 ít nhất là 1,5 điểm.
Đặc biệt, trong trường hợp Sở GD&ĐT cho phép một trường nào đó hạ điểm chuẩn để tuyển cho đủ chỉ tiêu sau khi đã tuyển đợt I thì trường đó chỉ được phép tuyển bổ sung những thí sinh đã đăng ký dự tuyển theo NV1.
"Vì vậy, khi đăng ký trường nào là NV1, trường nào là NV2, học sinh cần cân nhắc kỹ để lựa chọn”, ông Chất khuyến cáo.
Chỉ đáp ứng được khoảng 65% nhu cầu
Theo thống kê của phòng GD&ĐT các huyện, thị ở Hà Nội, năm nay có 75.680 học sinh tốt nghiệp THCS. Như vậy, chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT trên toàn thành phố chỉ đáp ứng được khoảng 65% nhu cầu học lên tiếp của các em.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, thành phố có rất nhiều mô hình giáo dục cấp THPT để có thể đáp ứng nhu cầu đi học của con em người dân.
“Tuỳ theo điều kiện, năng lực của từng em mà các em có thể học lên lớp 10 ở các trường THPT công lập hoặc THPT ngoài công lập. Thành phố còn cho phép các trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường bổ túc văn hoá được dạy cả chương trình THPT lẫn bổ túc THPT. Ngoài ra, thành phố còn có 25 trường Trung cấp Chuyên nghiệp tuyển sinh đối tượng học sinh tốt nghiệp THCS”, ông Thống nói.
Trừ các trường THPT công lập, các loại hình trường còn lại đều không yêu cầu học sinh (hoặc bố/mẹ các em) phải có hộ khẩu Hà Nội. Có 6 trường tuy là công lập nhưng hoạt động theo mô hình tự chủ tài chính cũng được hưởng cơ chế tuyển sinh tương tự các trường ngoài công lập.
Đó là các trường: THPT Phan Huy Chú – Đống Đa, THPT Thực Nghiệm (trước là Bán công Liễu Giai), THPT Hoàng Cầu (trước là Bán công Đống Đa), THPT Nguyễn Tất Thành, THPT Trần Quốc Tuấn, THPT Năng khiếu Thể dục Thể thao.
Nhưng dẫu học sinh có nguyện vọng học tiếp ở loại hình trường dù công lập hay ngoài công lập, các thí sinh đều bắt buộc phải dự kỳ thi chung gồm hai môn văn, toán do Sở GD&ĐT tổ chức ngày 18/6 tới đây.
Với những thí sinh không dự thi hoặc dự thi không đủ môn (do ốm hoặc có lý do khác) thì có thể tham gia xét tuyển vào lớp 10 chương trình THPT tại các trung tâm Giáo dục thường xuyên.
Ngày 25/5, Sở GD&ĐT sẽ công bố đồng thời trên trang web của Sở, ở các phòng GD&ĐT số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào từng trường THPT công lập. Học sinh muốn thay đổi nguyện vọng dự tuyển của mình có thể nộp đơn tại các phòng GD&ĐT vào hai ngày 27 và 28/5. |
Theo Tiền Phong