Thí điểm đổi mới Trường ĐH Luật TP.HCM

nguoishowbiz

Banned
Tham gia
8/3/2017
Bài viết
0
Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định phê duyệt đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường ĐH Luật TP.HCM, có hiệu lực thi hành từ ngày ký (18-4).

Mục tiêu của đề án nhằm phát triển Trường Đại học (ĐH) Luật TP.HCM thành trường ĐH định hướng nghiên cứu với các chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, hoạt động tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình, trách nhiệm bảo đảm các đối tượng chính sách, đối tượng thuộc hộ nghèo có cơ hội học tập, nghiên cứu tại trường.

Theo đó, về tổ chức bộ máy, nhân sự:

Hội đồng trường là tổ chức quản trị, đại diện quyền sở hữu của trường, có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 16 của Luật Giáo dục ĐH. Hội đồng trường bầu chủ tịch Hội đồng trường và các chức danh hiệu trưởng, hiệu phó; đề nghị bộ trưởng Bộ GD&ĐT bổ nhiệm hoặc công nhận.

Quyết định và chịu trách nhiệm về việc thành lập mới, tổ chức lại, sáp nhập, chia, tách, giải thể các đơn vị trực thuộc.

Quyết định tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu lao động, vị trí việc làm, tuyển dụng, quản lý, sử dụng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ viên chức và lao động hợp đồng trên cơ sở quy chế và chủ trương được Hội đồng trường thông qua.

Quyết định việc ký kết, chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với viên chức, người lao động…

Về học phí
upload_2017-4-20_10-56-15.png

Trường thực hiện tính toán và công khai mức thu học phí cụ thể cho từng nhóm ngành, chuyên ngành, chương trình đào tạo trước khi tuyển sinh, bảo đảm mức thu học phí bình quân (của chương trình đại trà) không được vượt quá mức thu học phí bình quân tối đa của trường theo quy định tại quyết định này.

Trường quyết định mức thu học phí đối với các trình độ đào tạo khác đào tạo tại trường với mức trần học phí đối với trình độ đào tạo tiến sĩ là 2,5 lần; thạc sĩ là 1,5 lần mức học phí bình quân tối đa nêu trên.

Học phí của chương trình đào tạo tại trường theo phương thức giáo dục thường xuyên không vượt quá 1,5 lần mức học phí chính quy cùng cấp học và cùng nhóm ngành nghề đào tạo.

Đối với các đối tượng đã nhập học trước thời điểm quyết định này có hiệu lực, trường thu học phí với mức tăng tối đa năm sau không quá 30% của năm trước liền kề từ thời điểm quyết định này có hiệu lực thi hành.

Trường sẽ hỗ trợ toàn bộ phần chênh lệch giữa mức học phí của trường với mức học phí dùng để tính tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí của Nhà nước cho các đối tượng thuộc diện được miễn, giảm học phí theo quy định của pháp luật kể từ khóa tuyển sinh sau thời điểm quyết định này có hiệu lực thi hành.

Ngoài các đối tượng được miễn, giảm học phí theo chính sách của Nhà nước, trường xây dựng, thực hiện chính sách học bổng, khuyến khích học tập dành cho sinh viên đạt thành tích học tập cao và sinh viên là đối tượng chính sách.

Trường phải ưu tiên bố trí nơi ở ký túc xá cho sinh viên nghèo, sinh viên là đối tượng chính sách và thực hiện việc miễn, giảm tiền thuê ký túc xá phù hợp với điều kiện của trường.

Theo Báo Pháp Luật TPHCM - plo.vn
 
×
Quay lại
Top Bottom