Thi cử: Nỗi khổ không của riêng ai

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Ở Việt Nam, một khi đã vào ĐH thì việc còn lại là nghỉ ngơi và đợi tốt nghiệp.

Khi vẫn duy trì kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ, đề xuất coi bằng tốt nghiệp THPT là "điểm sàn" để được công nhận trúng tuyển ĐH chưa khả thi ở Việt Nam, nơi hệ thống GD bị "tha hóa" nặng nề. Đề xuất đó khiến ta nhớ đến việc trước đây sử dụng kết quả học tập THPT để xét vào ĐH mà những ai quan tâm đều đã biết dẫn đến bao tiêu cực - sửa học bạ, mua điểm ...
Bằng hình thức này hay hình thức khác, hầu như trường ĐH nước nào cũng đặt ra một cái "rào" (hurdle) cho các ứng viên. Mục đích của cái rào này cơ bản như nhau: Tuyển chọn người học tiềm năng cho ngành học cụ thể. Tuy nhiên, nó có thể có mục đích khác, ví dụ để loại bớt thí sinh vì trường ĐH không đủ khả năng chấp nhận tất cả...

Không phải ai cũng có năng lực học ĐH

Quyết định của Bộ Giáo và Đào tạo duy trì "ba chung" cho kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ đến 2015 cho thấy ngành GD chưa tìm được phương án nào tốt hơn. Người viết bài cũng cho rằng ngoài phương án bỏ hoàn toàn kỳ thi này, "ba chung" hiện tại vẫn là phương án ít xấu nhất, như một lần đã bàn trong bài "Cảm ơn 3C".

Khi vẫn duy trì kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ, đề xuất coi bằng tốt nghiệp THPT là "điểm sàn" để được công nhận trúng tuyển ĐH chưa khả thi ở Việt Nam, nơi hệ thống GD bị "tha hóa" nặng nề. Đề xuất đó khiến ta nhớ đến việc trước đây sử dụng kết quả học tập THPT để xét vào ĐH mà những ai quan tâm đều đã biết dẫn đến bao tiêu cực - sửa học bạ, mua điểm...
Số học sinh được vào thẳng ĐH ngày ấy đã tốt nghiệp, và rất có thể không ít trong số đó là những người vừa tham gia soạn thảo những văn bản ngớ ngẩn... vừa qua làm trò cười cho cả xã hội?

Đó là chưa kể đến sự khác nhau khá lớn giữa bản chất hai kỳ thi - một để đánh giá hoàn thành chương trình học tập, một để tuyển chọn. Có thể gần 100% học sinh tốt nghiệp THPT, nhưng để được chọn vào một chương trình khác đòi những kỹ năng, khả năng nhiều hơn và cao hơn thế. Vì trong thực tế, không phải ai cũng có năng lực học được ĐH một cách có hiệu quả.

Giáo dục ĐH đòi hỏi nỗ lực và năng lực cá nhân cao hơn nhiều so với GDPT. Yếu tố cá nhân trong học tập nói chung và học ĐH nói riêng mang tính quyết định. Do vậy, mặc dù ở Việt Nam hầu như ai đã vào ĐH thì cũng sẽ có bằng tốt nghiệp ĐH, có sự khác biệt có thể rất lớn giữa các cử nhân.

Tuy nhiên, sự phê phán kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ hiện nay cũng có cơ sở. Về lý, ai đã vượt "rào" đều được coi là "có năng lực học ĐH". Vậy tại sao có sự khác nhau, đôi khi rất lớn giữa sinh viên và giữa các cử nhân?

Thứ nhất, có thể nội dung từng bài thi của từng môn chưa đủ khả năng đo lường xác định được người dự thi có đủ năng lực học ĐH hay không. Thứ hai, chương trình, phương pháp học và dạy ở bậc ĐH chưa phù hợp. Thứ ba, yếu tố mang tính quyết định là yếu tố cá nhân người học như vừa nói. Ở Việt Nam, dường như tồn tại một niềm tin rằng một khi đã vào ĐH rồi thì việc còn lại là... nghỉ ngơi và đợi tốt nghiệp!

Nếu cần bỏ một trong hai kỳ thi, có lẽ đó là kỳ thi tốt nghiệp THPT. Với những học sinh đảm bảo các yêu cầu cơ bản của GDPT như chuyên cần, đạo đức..., đạt điểm trung bình cho mỗi môn học trong chương trình THPT, ví dụ từ sáu điểm trở lên, mặc nhiên được công nhận tốt nghiệp. Vì nếu 100% học sinh đỗ tốt nghiệp phổ thông thì việc tổ chức thi chỉ có giá trị thừa nhận thực tế và chỉ thêm tốn kém.

866197-thi-cu-noi-kho-khong-cua-rieng-ai.jpg

Sự phê phán kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ hiện nay cũng có cơ sở. Ảnh minh họa

Vấn đề là chất lượng câu hỏi

Vừa qua, xã hội có khá nhiều lời bàn về việc Bộ GD& ĐT quyết định bỏ môn Ngữ- văn khỏi khối thi ngành nghệ thuật. Thật đáng tiếc, nhưng... như tôi đã viết trong bài "Tiếc gì những "bài văn cúng cụ". Điều này cũng cho thấy cơ cấu môn thi theo các khối A, B, C, D,... như hiện nay mang tính "cát cứ" trong GD, trong khi kiến thức trong thực tế được đan xen vào nhau, mà người ta gọi là GD liên môn (interdisciplinary).

Một trong những điều được bàn luận nhiều là hình thức bài thi tuyển sinh ĐH, CĐ. Hiện có hai xu hướng: Một, muốn mở rộng thêm hình thức "trắc nghiệm khách quan" [3] sử dụng câu hỏi nhiều lựa chọn (MCQ) cho các môn học nào có thể. Xu hướng khác muốn giữ nguyên hình thức cũ, được gọi là "tự luận" (CRQ).

Mỗi loại hình câu hỏi, bài thi đều có ưu điểm hoặc nhược điểm. Không nên tuyệt đối hóa bất cứ hình thức nào, vì không có hình thức nào là "tuyệt đối tốt".

Một đề thi trắc nghiệm khách quan với số lượng lớn câu hỏi nhiều lựa chọn có khả năng bao quát nội dung kiến thức rộng hơn rất nhiều so với tự luận. Đồng thời, nó giúp tránh tâm lý "dạy tủ- học tủ", giảm bớt tiêu cực, đặc biệt với kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ, chuyện đỗ- trượt rất hệ trọng với học sinh. Tuy nhiên, biên soạn câu hỏi loại nhiều lựa chọn rất tốn công và khó.

Tại một hội thảo bàn về trác nghiệm khách quan, có vị GS nói: "Với những câu hỏi chỉ chọn ABCD, sinh viên của tôi không cần phải suy nghĩ, nhìn một cái là chọn đúng ngay!"(?) Người thuyết trình về trác nghiệm khách quan hôm đó đưa ra một câu hỏi minh họa có liên quan đến môn của ông và mời ông GS này làm thử.

Đó là một câu hỏi có năm lựa chọn về lĩnh vực dân số học xã hội (social demography) và được dịch sang tiếng Việt. Đáp án đúng được che khuất. Vị GS phân vân một lúc rồi đưa ra lựa chọn của mình. Người trình bày mỉm cười cảm ơn và không nói gì về sự lựa chọn đó. Mãi tới giờ giải lao, người trình bày tế nhị cho ông GS xem đáp án. Từ lúc đó không thấy ông GS nói thêm.

Như vậy, vấn đề ở đây là chất lượng câu hỏi chứ không phải hình thức nhiều lựa chọn hay tự luận. Trong một số lĩnh vực, để khắc phục khả năng "đoán mò" của thí sinh, người ta phát triển loại J-MCQ, yêu cầu người trả lời lý giải sự lựa chọn của mình.

Những người kiên quyết khước từ trác nghiệm khách quan đưa ra rất nhiều lý lẽ, đôi khi ngụy biện, nhưng động cơ thật sự đằng sau tất cả những lý lẽ đó là gì, chắc họ biết hơn ai hết. Người viết bài thấy rằng, với câu hỏi có chất lượng tốt, câu hỏi nhiều lựa chọn có thể sử dụng cho hầu hết các môn học, trừ môn đòi hỏi sự sáng tạo như các môn nghệ thuật.

Trong khi đó, câu hỏi tự luận, dạng câu hỏi lâu đời nhất, rất hiệu quả trong quá trình học tập. Tuy nhiên, một đề thi chỉ gồm các câu hỏi tự luận lại không có khả năng bao quát cao. Và, vì đề thi chỉ gồm vài câu hỏi nên khả năng "trúng tủ", dò rỉ nội dung đề thi là khó tránh. Ví dụ như, với môn Lịch sử, chỉ cần một gợi ý đại loại như: "Chiến dịch Biên giới... nhé!" hay "Ý nghĩa của CM tháng X",... là nội dung đề thi đã bị lộ một phần. Việc đó là không thể với đề thi trắc nghiệm khách quan với một ngân hàng câu hỏi độc lập.

Nhìn ra xứ người

Tại Trung Quốc, kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ (gaokao) diễn ra trong hai hoặc ba ngày, gồm ba môn bắt buộc là Hán ngữ, Toán học, Ngoại ngữ - thường là Anh ngữ cộng với từ một đến ba môn trong sáu môn còn lại thuộc hai nhóm là Vật Lý, Hóa học, Sinh và Lịch sử, Địa lý, Chính trị. Điểm trúng tuyển có thể khác nhau theo mỗi tỉnh. Chỉ có 0.28% được miễn thi vì thành tích rất xuất sắc hoặc tài năng đặc biệt. Nhưng, kỳ thi này đang trở thành gánh nặng cho xã hội.

Tại Nhật Bản, chương trình tuyển sinh ĐH Quốc gia là kỳ thi được chuẩn hóa cấp quốc gia dành cho học sinh năm thứ ba cấp trung học hoặc đã tốt nghiệp trung học, nhằm đáp ứng yêu cầu của trường ĐH mà họ lựa chọn. Học sinh trung học, đặc biệt những học sinh năm cuối chủ yếu tập trung ôn thi với mục đích vào được trường danh tiếng nhất đất nước. Thường thường, học sinh tìm tới tại các trung tâm luyện thi được gọi là trung tâm "học gạo" (juku).

Tại Anh, một nửa số các trường ĐH gần đây đã mất lòng tin vào điểm A* do các trường phổ thông cho học sinh vì nó đang bị "lạm phát". Do vậy, họ yêu cầu các ứng viên làm một bài thi khác mang tính cạnh tranh.

Tại Mỹ, hầu hết các trường ĐH coi bài thi SAT là bài thi lựa chọn vào ĐH. Các trường sau trung học không tổ chức thi riêng. Trường đặc thù có bài thi riêng, ví dụ MCAT với người học Y khoa, LSAT với người học Luật,...

Một số trường không sử dụng các bài thi chuẩn hóa này và tự tổ chức đánh giá sinh viên tương lai của mình bằng những phương tiện khác, ví dụ tiểu luận hoặc điểm của quá trình học tập. Một số trường khác coi việc thi là tùy chọn hoặc không xem xét kết quả trong quá trình xét tuyển.

Tại Nga, kể từ 2009, kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ có tên là kỳ thi Thống nhất toàn quốc (ЕГЭ) tương tự bài thi SAT của Mỹ. Mục đích của EGE, theo TT Medvedev, là nhằm:

a) Chống tham nhũng.

b) Minh bạch hóa quá trình đánh giá trong GD. Tương tự như ở Trung Quốc, thí sinh Nga thi thêm một môn nào đó tùy theo ngành học.

Trắc nghiệm khách quan là hình thức khá phổ biến trong đánh giá GD ở Mỹ, một trong những quốc gia đoạt nhiều giải Nobel nhất. Vậy hình thức này chắc không phải là công cụ tồi.
Theo Kenh14
 
×
Quay lại
Top Bottom