- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
Tôi rúc vào nách mẹ, nằm hít hà cho đã cái mùi mồ hôi của mẹ. Tôi muốn ôm ghì lấy mẹ để ngủ, muốn được như thế cho đến hết cuộc đời.
Người ta thường hay bảo rằng mất niềm tin là mất tất cả, tôi cũng đã tin như thế... cho đến sáng hôm nay, tôi chợt nhận ra rằng mất mẹ mới là mất tất cả.
Tôi viết những dòng trên vào tối qua, khi lòng rỗng toác, tâm trí lửng lơ, chênh vênh và lo sợ. Tôi ít khi nào tiếp tục viết nếu thấy mình hoang mang quá, bài viết dừng lại ở đó... cho đến tối hôm nay, tôi cho phép mình viết tiếp khi chân đã chạm đất, viết để mong mình bình an trở lại.
Tôi tự nhận mình thuộc tuýp người dễ bị ám ảnh và sốc tâm lý. Tôi dễ dàng chấp nhận sự cô đơn, nhưng không mấy bỏ qua được sự đường đột. Có một vài lần tôi thấy mình ngơ ngác đến tội nghiệp... Không phải vì con đường đơn độc, không phải vì một mình chơi vơi mà vì sự lẻ loi của người khác làm tâm hồn tôi tổn thương. Nói chính xác ra tôi có vẻ mỏng manh hơn tôi tưởng nhiều. Thi thoảng tôi bị sốc tâm lý, mất ngủ bỏ ăn chừng hơn tuần nửa tháng gì đấy, cho vài chuyện mà nghĩ nếu là mình thì mình khó mà vượt qua được. Xem ra vớ vẩn mà nó vậy, nên vậy...
Hôm qua tôi nghĩ nhiều suốt chặng đường từ nhà vào đến ký túc xá, nghĩ là mình có thể viết gì đó cho bạn... mà sự hoảng sợ ngập tràn trong lòng khiến tôi không nghĩ được gì cả, trống trơn. Tôi khát nước, định uống gì ngọt ngọt, vô tình uống hết hai ly lớn rượu nho. Vậy là say, vật vã trong lần say đầu tiên, chẳng ai đánh mà nước mắt ràn rụa. Tôi hiểu được vì sao đắng và cay như vậy mà lần nào bất ưng với hiện tại người ta cũng tìm đến...
Cách đây không lâu lắm, mỗi lần có chuyện gì khó vượt qua, tôi hay tự bóp mũi mình, ngừng thở cho tới khi chẳng chịu nổi nữa thì buông tay ra, hít lấy hít để cái nguồn sống vô hình và nhận ra rằng ít ra mình còn hạnh phúc là được thở. Hễ còn thở là còn đường mà bước tiếp. Vậy là tôi tự cho mình quyền sống và tiếp tục, hóa ra đời còn nhiều cái dễ thương.
Sở dĩ dông dài mấy chuyện ám ảnh, vì hôm nhận tin mẹ của bạn qua đời, tôi thấy mình bàng hoàng. Tôi để mình lang thang trong thành phố, ngồi ở Urban Station hết gần hai giờ gần đến lúc định xuống lại Bình Dương mới quyết định là mình có về nhà để viếng đám tang hay không? Cuối cùng thì tôi về, đoạn đường hai trăm cây số dài ra theo từng nếp nghĩ. Nỗi hoảng sợ ngập ngụa, tưởng dìm chết được cả tôi.
Tôi biết rồi trong cuộc đời này, những lần vấp ngã bạn tôi không còn có thể đón đợi một nơi để rúc mặt vào khóc.
Tôi bước những bước chệnh choạng khi xe dừng trước cửa nhà, lần này là đúng cửa nhà chứ không phải quá nhà một đoạn xa nữa. Mini nằm trên võng xem TV quay đầu ra: “A, chị Ba”. Mẹ tôi giật mình: “Ủa”... Tôi nghe tiếng lòng mình xôn xao sau giọng nói quen thuộc kia. Tía tôi kìa, mẹ tôi kìa. Hai gương mặt mấy mươi năm, hạnh phúc mấy mươi năm của tôi.
Buổi tối trở về từ đám viếng, tôi rúc vào nách mẹ, nằm hít hà cho đã đời cái mùi mồ hôi của mẹ. Tôi muốn ôm ghì lấy mẹ để ngủ, muốn được như thế cho đến hết cuộc đời mình. Mẹ thơm lắm... dù chưa bao giờ mẹ dùng nước hoa hay bất kỳ thứ mỹ phẩm nào. Mùi của mẹ, thơm lắm. Tôi hỏi mẹ: “Mẹ, cho con rờ zú tí”, mẹ cốc đầu: “Điên à, sắp có chồng tới nơi”... Mặc kệ chứ, có chồng thì con vẫn phải “rờ zú” mới trưởng thành được. Buổi sáng rời nhà vào lại ký túc xá, tôi ôm mẹ, như kiểu lâu rồi mới được ôm. Mẹ của con ở mãi bên con được không mẹ?
Năm tôi học lớp 7, có lần tôi khóc khi nghe một cô bé hát bài Tình Mẹ của Nguyễn Nhất Huy trong đêm văn nghệ ở trường. Giọng cô bé ấy hay lắm, mà hát còn có cả tiếng nghẹn bên trong. Tôi nghe bảo ba của cô bé mất sớm, một mình mẹ bươn chải nuôi mấy anh em. Cô bé hát bằng tiếng lòng của mình, cả hội trường cùng khóc, đó có lẽ là bài hát về mẹ hay nhất mà tôi từng được nghe.
Năm lớp 10... tôi gặp bạn lần đầu vào một ngày sân trường đầy nắng. Và từ đó chúng tôi là bạn.
Bạn tôi vô tư lắm, nó là đứa hay cười, nghĩ suy chuyện gì cũng hồn nhiên (nhiều khi như bà tiên bị điên ngồi trong công viên).... chỉ từ lúc mẹ nó bệnh là nụ cười nó không bình yên nữa. Cho đến bây giờ, nó vẫn trông có vẻ kiên cường mà bên trong, nỗi đau như con vi rút ăn sâu vào tận tim gan.
Tôi biết rồi trong cuộc đời này, những lần vấp ngã bạn tôi không còn có thể đón đợi một nơi để rúc mặt vào khóc. Những buổi trưa nắng vàng lay lắt, không còn ai lót dép để ngồi cho nhổ tóc sâu nữa. Những buổi đêm sốt hầm hập không ai cột tỏi ở hai cổ tay nữa. Những lần nước mắt rơi, không còn ai lau cho nữa. Những lần thành công đến, không còn ai chia cùng nụ cười. Ngày vu quy, không còn ai dặn dò mắng mỏ “ai cho mà khóc”. Những lần...
Những đêm mẹ canh cho ngủ giờ lui vào ký ức. Bây giờ mẹ nằm, lá đổ ngoài sân. Đêm canh giấc cho mẹ, có cơn mưa vô tình ngang qua... nước mắt con dại cuộn theo từng giọt mưa.
Ngày mai, đưa mẹ đoạn đường cuối cùng, mạnh mẽ lên nhé bạn! Cầu mong trời đừng mưa, để cơn nắng chở mẹ về nơi bình yên như những lần mẹ đội nắng chở rau đi dài con đường nhỏ. Ngôi chợ nhỏ từ nay vắng bóng mẹ gian bếp vắng dáng mẹ ra vào hoa hồng đỏ từ nay hóa trắng. Và những lần trở về biết chẳng còn ai đợi để mà khấp khởi bước chân...
Cho mẹ của con: “Trong những lần đời đạp con ngã, con đã mong có cánh cửa thần kỳ của Doraemon, để được về ngay bên cạnh mẹ, nằm ngủ một giấc tròn cho mẹ ngồi trông... mà đáng tiếc, con không phải là Doraemon. Con thèm cái mùi mồ hôi của mẹ... Mẹ, cho con rờ zú tí được không?”
Tiểu Nhật
(Ngôi Sao)
Người ta thường hay bảo rằng mất niềm tin là mất tất cả, tôi cũng đã tin như thế... cho đến sáng hôm nay, tôi chợt nhận ra rằng mất mẹ mới là mất tất cả.
Tôi viết những dòng trên vào tối qua, khi lòng rỗng toác, tâm trí lửng lơ, chênh vênh và lo sợ. Tôi ít khi nào tiếp tục viết nếu thấy mình hoang mang quá, bài viết dừng lại ở đó... cho đến tối hôm nay, tôi cho phép mình viết tiếp khi chân đã chạm đất, viết để mong mình bình an trở lại.
Tôi tự nhận mình thuộc tuýp người dễ bị ám ảnh và sốc tâm lý. Tôi dễ dàng chấp nhận sự cô đơn, nhưng không mấy bỏ qua được sự đường đột. Có một vài lần tôi thấy mình ngơ ngác đến tội nghiệp... Không phải vì con đường đơn độc, không phải vì một mình chơi vơi mà vì sự lẻ loi của người khác làm tâm hồn tôi tổn thương. Nói chính xác ra tôi có vẻ mỏng manh hơn tôi tưởng nhiều. Thi thoảng tôi bị sốc tâm lý, mất ngủ bỏ ăn chừng hơn tuần nửa tháng gì đấy, cho vài chuyện mà nghĩ nếu là mình thì mình khó mà vượt qua được. Xem ra vớ vẩn mà nó vậy, nên vậy...
Hôm qua tôi nghĩ nhiều suốt chặng đường từ nhà vào đến ký túc xá, nghĩ là mình có thể viết gì đó cho bạn... mà sự hoảng sợ ngập tràn trong lòng khiến tôi không nghĩ được gì cả, trống trơn. Tôi khát nước, định uống gì ngọt ngọt, vô tình uống hết hai ly lớn rượu nho. Vậy là say, vật vã trong lần say đầu tiên, chẳng ai đánh mà nước mắt ràn rụa. Tôi hiểu được vì sao đắng và cay như vậy mà lần nào bất ưng với hiện tại người ta cũng tìm đến...
Cách đây không lâu lắm, mỗi lần có chuyện gì khó vượt qua, tôi hay tự bóp mũi mình, ngừng thở cho tới khi chẳng chịu nổi nữa thì buông tay ra, hít lấy hít để cái nguồn sống vô hình và nhận ra rằng ít ra mình còn hạnh phúc là được thở. Hễ còn thở là còn đường mà bước tiếp. Vậy là tôi tự cho mình quyền sống và tiếp tục, hóa ra đời còn nhiều cái dễ thương.
Sở dĩ dông dài mấy chuyện ám ảnh, vì hôm nhận tin mẹ của bạn qua đời, tôi thấy mình bàng hoàng. Tôi để mình lang thang trong thành phố, ngồi ở Urban Station hết gần hai giờ gần đến lúc định xuống lại Bình Dương mới quyết định là mình có về nhà để viếng đám tang hay không? Cuối cùng thì tôi về, đoạn đường hai trăm cây số dài ra theo từng nếp nghĩ. Nỗi hoảng sợ ngập ngụa, tưởng dìm chết được cả tôi.
Tôi biết rồi trong cuộc đời này, những lần vấp ngã bạn tôi không còn có thể đón đợi một nơi để rúc mặt vào khóc.
Tôi bước những bước chệnh choạng khi xe dừng trước cửa nhà, lần này là đúng cửa nhà chứ không phải quá nhà một đoạn xa nữa. Mini nằm trên võng xem TV quay đầu ra: “A, chị Ba”. Mẹ tôi giật mình: “Ủa”... Tôi nghe tiếng lòng mình xôn xao sau giọng nói quen thuộc kia. Tía tôi kìa, mẹ tôi kìa. Hai gương mặt mấy mươi năm, hạnh phúc mấy mươi năm của tôi.
Buổi tối trở về từ đám viếng, tôi rúc vào nách mẹ, nằm hít hà cho đã đời cái mùi mồ hôi của mẹ. Tôi muốn ôm ghì lấy mẹ để ngủ, muốn được như thế cho đến hết cuộc đời mình. Mẹ thơm lắm... dù chưa bao giờ mẹ dùng nước hoa hay bất kỳ thứ mỹ phẩm nào. Mùi của mẹ, thơm lắm. Tôi hỏi mẹ: “Mẹ, cho con rờ zú tí”, mẹ cốc đầu: “Điên à, sắp có chồng tới nơi”... Mặc kệ chứ, có chồng thì con vẫn phải “rờ zú” mới trưởng thành được. Buổi sáng rời nhà vào lại ký túc xá, tôi ôm mẹ, như kiểu lâu rồi mới được ôm. Mẹ của con ở mãi bên con được không mẹ?
Năm tôi học lớp 7, có lần tôi khóc khi nghe một cô bé hát bài Tình Mẹ của Nguyễn Nhất Huy trong đêm văn nghệ ở trường. Giọng cô bé ấy hay lắm, mà hát còn có cả tiếng nghẹn bên trong. Tôi nghe bảo ba của cô bé mất sớm, một mình mẹ bươn chải nuôi mấy anh em. Cô bé hát bằng tiếng lòng của mình, cả hội trường cùng khóc, đó có lẽ là bài hát về mẹ hay nhất mà tôi từng được nghe.
Năm lớp 10... tôi gặp bạn lần đầu vào một ngày sân trường đầy nắng. Và từ đó chúng tôi là bạn.
Bạn tôi vô tư lắm, nó là đứa hay cười, nghĩ suy chuyện gì cũng hồn nhiên (nhiều khi như bà tiên bị điên ngồi trong công viên).... chỉ từ lúc mẹ nó bệnh là nụ cười nó không bình yên nữa. Cho đến bây giờ, nó vẫn trông có vẻ kiên cường mà bên trong, nỗi đau như con vi rút ăn sâu vào tận tim gan.
Tôi biết rồi trong cuộc đời này, những lần vấp ngã bạn tôi không còn có thể đón đợi một nơi để rúc mặt vào khóc. Những buổi trưa nắng vàng lay lắt, không còn ai lót dép để ngồi cho nhổ tóc sâu nữa. Những buổi đêm sốt hầm hập không ai cột tỏi ở hai cổ tay nữa. Những lần nước mắt rơi, không còn ai lau cho nữa. Những lần thành công đến, không còn ai chia cùng nụ cười. Ngày vu quy, không còn ai dặn dò mắng mỏ “ai cho mà khóc”. Những lần...
Những đêm mẹ canh cho ngủ giờ lui vào ký ức. Bây giờ mẹ nằm, lá đổ ngoài sân. Đêm canh giấc cho mẹ, có cơn mưa vô tình ngang qua... nước mắt con dại cuộn theo từng giọt mưa.
Ngày mai, đưa mẹ đoạn đường cuối cùng, mạnh mẽ lên nhé bạn! Cầu mong trời đừng mưa, để cơn nắng chở mẹ về nơi bình yên như những lần mẹ đội nắng chở rau đi dài con đường nhỏ. Ngôi chợ nhỏ từ nay vắng bóng mẹ gian bếp vắng dáng mẹ ra vào hoa hồng đỏ từ nay hóa trắng. Và những lần trở về biết chẳng còn ai đợi để mà khấp khởi bước chân...
Cho mẹ của con: “Trong những lần đời đạp con ngã, con đã mong có cánh cửa thần kỳ của Doraemon, để được về ngay bên cạnh mẹ, nằm ngủ một giấc tròn cho mẹ ngồi trông... mà đáng tiếc, con không phải là Doraemon. Con thèm cái mùi mồ hôi của mẹ... Mẹ, cho con rờ zú tí được không?”
Tiểu Nhật
(Ngôi Sao)