Thế nào là “tự kỷ”?

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Việc lạm dụng từ “tự kỷ” giống như một nhát dao đang cứa vào lòng những người thân của những bạn mắc phải chứng bệnh này.
Dường như “tự kỷ” đã trở thành hai từ cửa miệng của các bạn trẻ nói chung và các teen nói riêng. Hơn bao giờ hết, hai từ này xuất hiện với tần suất cao trên trang cộng đồng Facebook, các diễn đàn, ngoài ra nó len lỏi vào từng góc trọ, từng quán cà phê, từng lớp học…
Đi đâu tôi cũng nghe hai từ đó, nghe xong mà cảm thấy buồn… Không hiểu sao người ta lại vui vẻ, cười cợt lên một chứng bệnh đã lấy đi nước mắt của biết bao cặp vợ chồng, bao gia đình có con mắc chứng bệnh này?

8-837014-2901.jpg


Tự kỷ là một dạng khuyết tật phát triển suốt đời do rối loạn của hệ thần kinh ảnh hưởng đến não bộ, được thể hiện ra ngoài bằng các khiếm khuyết về tương tác xã hội, giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, hành vi, sở thích và hoạt động mang tính hạn hẹp và lặp đi lặp lại. Tự kỷ chưa thể chữa khỏi, các em không may mắc hội chứng này không bao giờ có cơ hội sống như những đứa trẻ bình thường.

Vậy mà nhiều người kêu la, than thở hoặc thản nhiên, vui vẻ, thậm chí thích thú khi dùng hai từ “tự kỷ”.
Ở nhà một mình, gặp chút khó khăn trong học tập, đăng vài tấm hình “tự sướng” lên diễn đàn, Facebook… là sẵn sang nhận mình là người “tự kỷ” hoặc thấy những dòng trạng thái buồn, cô đơn, mệt mỏi, than thở, rầu rĩ…là như rằng các bạn trẻ sẵn sang gắn ngay cái mác “tự kỉ” vào đấy… “Tự kỷ” bỗng dưng thành mốt, thành trào lưu… của đại bộ phận giới trẻ - một trào lưu thể hiện phong cách không giống ai!

7-837014-2283.jpg


Tiếp xúc và chứng kiến các em khó khăn như thế nào trong học tập, sinh hoạt cá nhân, giao tiếp xã hội…để vật lộn với cuộc sống hằng ngày, nỗi đau, nước mắt, những khó khăn mà các gia đình đang phải gánh chịu bạn sẽ thấy thương và cảm thông cho số phận kém may mắn của các bạn tự kỷ.

Nếu hiểu biết đúng về chứng tự kỷ, hẳn bạn sẽ cẩn trọng hơn, sẽ cân nhắc thay vì chạy theo mốt của đám đông. Việc lạm dụng từ “tự kỷ” giống như một nhát dao đang cứa vào lòng những người thân của những trẻ mắc phải chứng bệnh này. Chính bạn, thêm lần nữa đã chạm vào và cười cợt trên nỗi đau của họ, nỗi đau mà người ngoài khó lòng hiểu được!
Nếu bạn còn mơ hồ về bệnh tự kỷ hãy bổ sung thêm kiến thức cho mình, đừng sử dụng vô tội vạ những từ, những thuật ngữ mà mình không có hiểu biết cơ bản về nó, hãy sáng suốt kéo mình lại với những trào lưu “tạo dấu ấn” vô bổ như vậy!

Gõ Cửa Tâm Hồn
(Khoa Tâm lý - Giáo dục, ĐH Sư Phạm TP.HCM)
 
×
Quay lại
Top Bottom