Sayuri_chan
Dandere Otaku
- Tham gia
- 9/10/2014
- Bài viết
- 24
Tặng hoa cẩm chướng, tổ chức các bữa tiệc tri ân, hay dành tặng giải thưởng cống hiến là những hình thức thể hiện sự kính trọng và lòng biết ơn giáo viên ở một số quốc gia.
Ngày nhà giáo thế giới
Ngày nhà giáo thế giới do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đề xướng năm 1994, được tổ chức vào ngày 5/10 hàng năm. Theo UNESCO, ngày nhà giáo thế giới thể hiện nhận thức, sự cảm thông và đánh giá cao những đóng góp quan trọng của giáo viên, giảng viên đối với lĩnh vực giáo dục và phát triển xã hội.
Ngày 5/10/1966, UNESCO tổ chức hội nghị liên chính phủ tại Paris, Pháp, và thông qua Khuyến nghị về cương vị của giáo viên. Đây là tài liệu quốc tế đầu tiên xác định trách nhiệm, tiêu chuẩn và quyền lợi của giáo viên.
Các chiến dịch nhận thức cho cộng đồng đều được tổ chức rộng rãi hàng năm, nhằm tôn vinh và tri ân những đóng góp của nghề nghiệp cao quý này.
Hoa cẩm chướng kèm lời chúc của học sinh Hàn Quốc trong ngày nhà giáo 15/5. Ảnh: joinchase.org
Hàn Quốc
Tại Hàn Quốc, ngày tôn vinh những người làm trong ngành giáo dục được tổ chức vào 15/5. Trong ngày hôm đó, các thế hệ học sinh thường tặng hoa cẩm chướng như một món quà thể hiện lòng biết ơn đối với thầy cô. Truyền thống tặng hoa cẩm chướng ở Hàn Quốc có từ năm 1963.
Trao tặng thiệp cũng là một hình thức tri ân của các học sinh tại quốc gia này. Bên cạnh thiệp tự làm (hand-made), học sinh cũng có thể mua thiệp tại các cửa hàng nhưng không bắt buộc. Giáo viên tại Hàn Quốc cho rằng đây không chỉ là một cách truyền thống, đơn giản, mà còn rất ý nghĩa khi được đọc những lời nhắn đầy tình cảm từ học sinh.
Vào ngày này, các trường đại học và cao đẳng tại Hàn Quốc thường tổ chức bữa tiệc lớn và trao tặng giải thưởng tôn vinh, ghi nhận nhận những đóng góp cho nền giáo dục nước nhà trong từng lĩnh vực.
Mỹ
Theo truyền thống, ngày thứ ba trong tuần đầu tiên của tháng 5 sẽ là ngày tri ân nghề giáo và cả tuần đó được gọi là tuần lễ biết ơn các thầy cô. Từ năm 1976, bang Massachussetts có ngày kỷ niệm riêng vào 11/9.
Nguồn gốc của ngày này hiện vẫn chưa rõ ràng. Một giáo viên có tên Mattye Whyte Woodridge được cho là từng viết thư cho Quốc hội vào năm 1953 và đề xuất một ngày lễ kỷ niệm dành cho những người làm giáo dục. Theo một số ý kiến khác, Hiệp hội giáo dục Quốc gia (NEA) cùng một số cơ quan từng vận động Quốc hội tổ chức ngày tri ân giáo viên. Quốc hội đã tuyên bố đó là ngày 7/3/1980. Ngày chính thức hiện nay được cho là bắt đầu có từ năm 1985.
Tại Mỹ, giáo viên được coi là những người anh hùng, vì những cống hiến cho thế hệ tương lai và hàng triệu điều kỳ diệu mà họ làm được mỗi ngày. Đối với phần lớn giáo viên ở Mỹ, giảng dạy là niềm tự hào của họ. Hàng trăm giáo viên và chuyên gia giáo dục còn phục vụ tích cực trong quân đội Mỹ.
Cuba
Ngày kỷ niệm dành cho giáo viên ở Cuba được tổ chức vào 22/12. Đối với người Cuba, đây là dịp rất quan trọng bởi nó cũng là ngày cựu chủ tịch Fidel Castro từng tuyên bố quốc gia này thoát khỏi nạn mù chữ.
Là một quốc gia nhỏ ở vùng Caribbean, các hoạt động trong ngày tôn vinh nhà giáo tại Cuba chỉ ở mức độ và quy mô nhỏ. Trong ngày này, học sinh ở các trường tư thường gửi quà hoặc thiệp cho giáo viên. Thậm chí khi chính phủ không có đủ kinh phí để tổ chức ngày lễ tôn vinh này, các trường học vẫn cố gắng chuẩn bị một số chương trình giải trí nhỏ như các múa hát, đọc thơ...
Tại Cuba, giảng dạy là một nghề có thu nhập không cao. Một trong những sự kiện giáo dục nổi bật nhất của Cuba trong thế kỷ 19 là chuyến tham gia 6 tuần tại Mỹ dành cho 1.000 giáo viên. Đây là quyết định của Charles Eliot - người đứng đầu Đại học Harvard lúc bấy giờ.
Ấn Độ
5/9 hàng năm là một ngày đặc biệt ở Ấn Độ với nhiều hoạt động tri ân dành cho những "người lái đò", đồng thời cũng là ngày sinh của cố tổng thống nước này Sarvapalli Radhakrishnan. Cũng như nhiều quốc gia nào khác trên thế giới, chính phủ Ấn Độ luôn ủng hộ và hỗ trợ ngày kỷ niệm dành cho giáo viên.
Trong ngày này, lớp học bình thường sẽ biến thành nơi tổ chức hoạt động nhảy múa, nhạc kịch, diễn hài hay bất kỳ hình thức nào khác có thể đem lại niềm vui cho các thầy cô. Ở một số trường đại học và cao đẳng, bữa ăn trưa đặc biệt sẽ được chuẩn bị sẵn sau khi chương trình văn nghệ kết thúc.
Lễ kỷ niệm ngày 5/9 sẽ dành tặng các phần thưởng tôn vinh và đánh giá đóng góp của giáo viên trong một số lĩnh vực như khoa học, toán học, khoa học nhân văn, tâm lý... Thiệp chúc mừng cũng là món quà yêu thích của các giáo viên.
Đền Khổng tử ở Đài Loan trong ngày 28/9. Ảnh: Taiwan News
Đài Loan
Tại Đài Loan, ngày nhà giáo được tổ chức vào 28/9, đúng ngày sinh của Khổng Tử. Học sinh bày tỏ lòng yêu mến và sự kính trọng của họ theo nhiều cách khác nhau, trong đó phương thức truyền thống là tặng thiệp cá nhân. Những hoạt động phổ biến khác bao gồm múa hát truyền thống hay diễn kịch, tiểu phẩm. Trong ngày này, một số trường học còn tổ chức hoạt động thể thao.
Ngày nhà giáo thế giới
Ngày nhà giáo thế giới do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đề xướng năm 1994, được tổ chức vào ngày 5/10 hàng năm. Theo UNESCO, ngày nhà giáo thế giới thể hiện nhận thức, sự cảm thông và đánh giá cao những đóng góp quan trọng của giáo viên, giảng viên đối với lĩnh vực giáo dục và phát triển xã hội.
Ngày 5/10/1966, UNESCO tổ chức hội nghị liên chính phủ tại Paris, Pháp, và thông qua Khuyến nghị về cương vị của giáo viên. Đây là tài liệu quốc tế đầu tiên xác định trách nhiệm, tiêu chuẩn và quyền lợi của giáo viên.
Các chiến dịch nhận thức cho cộng đồng đều được tổ chức rộng rãi hàng năm, nhằm tôn vinh và tri ân những đóng góp của nghề nghiệp cao quý này.
Hoa cẩm chướng kèm lời chúc của học sinh Hàn Quốc trong ngày nhà giáo 15/5. Ảnh: joinchase.org
Hàn Quốc
Tại Hàn Quốc, ngày tôn vinh những người làm trong ngành giáo dục được tổ chức vào 15/5. Trong ngày hôm đó, các thế hệ học sinh thường tặng hoa cẩm chướng như một món quà thể hiện lòng biết ơn đối với thầy cô. Truyền thống tặng hoa cẩm chướng ở Hàn Quốc có từ năm 1963.
Trao tặng thiệp cũng là một hình thức tri ân của các học sinh tại quốc gia này. Bên cạnh thiệp tự làm (hand-made), học sinh cũng có thể mua thiệp tại các cửa hàng nhưng không bắt buộc. Giáo viên tại Hàn Quốc cho rằng đây không chỉ là một cách truyền thống, đơn giản, mà còn rất ý nghĩa khi được đọc những lời nhắn đầy tình cảm từ học sinh.
Vào ngày này, các trường đại học và cao đẳng tại Hàn Quốc thường tổ chức bữa tiệc lớn và trao tặng giải thưởng tôn vinh, ghi nhận nhận những đóng góp cho nền giáo dục nước nhà trong từng lĩnh vực.
Mỹ
Theo truyền thống, ngày thứ ba trong tuần đầu tiên của tháng 5 sẽ là ngày tri ân nghề giáo và cả tuần đó được gọi là tuần lễ biết ơn các thầy cô. Từ năm 1976, bang Massachussetts có ngày kỷ niệm riêng vào 11/9.
Nguồn gốc của ngày này hiện vẫn chưa rõ ràng. Một giáo viên có tên Mattye Whyte Woodridge được cho là từng viết thư cho Quốc hội vào năm 1953 và đề xuất một ngày lễ kỷ niệm dành cho những người làm giáo dục. Theo một số ý kiến khác, Hiệp hội giáo dục Quốc gia (NEA) cùng một số cơ quan từng vận động Quốc hội tổ chức ngày tri ân giáo viên. Quốc hội đã tuyên bố đó là ngày 7/3/1980. Ngày chính thức hiện nay được cho là bắt đầu có từ năm 1985.
Tại Mỹ, giáo viên được coi là những người anh hùng, vì những cống hiến cho thế hệ tương lai và hàng triệu điều kỳ diệu mà họ làm được mỗi ngày. Đối với phần lớn giáo viên ở Mỹ, giảng dạy là niềm tự hào của họ. Hàng trăm giáo viên và chuyên gia giáo dục còn phục vụ tích cực trong quân đội Mỹ.
Cuba
Ngày kỷ niệm dành cho giáo viên ở Cuba được tổ chức vào 22/12. Đối với người Cuba, đây là dịp rất quan trọng bởi nó cũng là ngày cựu chủ tịch Fidel Castro từng tuyên bố quốc gia này thoát khỏi nạn mù chữ.
Là một quốc gia nhỏ ở vùng Caribbean, các hoạt động trong ngày tôn vinh nhà giáo tại Cuba chỉ ở mức độ và quy mô nhỏ. Trong ngày này, học sinh ở các trường tư thường gửi quà hoặc thiệp cho giáo viên. Thậm chí khi chính phủ không có đủ kinh phí để tổ chức ngày lễ tôn vinh này, các trường học vẫn cố gắng chuẩn bị một số chương trình giải trí nhỏ như các múa hát, đọc thơ...
Tại Cuba, giảng dạy là một nghề có thu nhập không cao. Một trong những sự kiện giáo dục nổi bật nhất của Cuba trong thế kỷ 19 là chuyến tham gia 6 tuần tại Mỹ dành cho 1.000 giáo viên. Đây là quyết định của Charles Eliot - người đứng đầu Đại học Harvard lúc bấy giờ.
Ấn Độ
5/9 hàng năm là một ngày đặc biệt ở Ấn Độ với nhiều hoạt động tri ân dành cho những "người lái đò", đồng thời cũng là ngày sinh của cố tổng thống nước này Sarvapalli Radhakrishnan. Cũng như nhiều quốc gia nào khác trên thế giới, chính phủ Ấn Độ luôn ủng hộ và hỗ trợ ngày kỷ niệm dành cho giáo viên.
Trong ngày này, lớp học bình thường sẽ biến thành nơi tổ chức hoạt động nhảy múa, nhạc kịch, diễn hài hay bất kỳ hình thức nào khác có thể đem lại niềm vui cho các thầy cô. Ở một số trường đại học và cao đẳng, bữa ăn trưa đặc biệt sẽ được chuẩn bị sẵn sau khi chương trình văn nghệ kết thúc.
Lễ kỷ niệm ngày 5/9 sẽ dành tặng các phần thưởng tôn vinh và đánh giá đóng góp của giáo viên trong một số lĩnh vực như khoa học, toán học, khoa học nhân văn, tâm lý... Thiệp chúc mừng cũng là món quà yêu thích của các giáo viên.
Đền Khổng tử ở Đài Loan trong ngày 28/9. Ảnh: Taiwan News
Đài Loan
Tại Đài Loan, ngày nhà giáo được tổ chức vào 28/9, đúng ngày sinh của Khổng Tử. Học sinh bày tỏ lòng yêu mến và sự kính trọng của họ theo nhiều cách khác nhau, trong đó phương thức truyền thống là tặng thiệp cá nhân. Những hoạt động phổ biến khác bao gồm múa hát truyền thống hay diễn kịch, tiểu phẩm. Trong ngày này, một số trường học còn tổ chức hoạt động thể thao.
Nguồn : vnexpress.net
Hiệu chỉnh bởi quản lý: