- Tham gia
- 16/11/2011
- Bài viết
- 14.548
(Dân trí) - Thông tin nữ sinh tại Hà Nội tự tử vì bị bạn bè ghép ảnh mặc áo rộng đăng lên Facebook làm chúng ta phải giật mình nhìn lại các trò nghịch ngợm tưởng như đùa nhưng có thể để lại hậu quả đau lòng của giới học trò.
1001 kiểu đùa của học trò
Trước câu chuyện đau lòng nữ sinh tự tử khi bị bạn ghép ảnh mặc áo cổ rộng trên Facebook, cộng động mạng đã không ít phen “đứng tim” với các trò nghịch chết người của tuổi học trò.
Cách đây không lâu, một fanpage trên mạng xã hội đăng tải bức ảnh đùa nghịch của học trò mà người xem phải “lạnh xương sống”. Nhóm nam sinh cùng giữ tay giữ chân và treo lơ lửng một bạn gái ở ban công cao tầng với sự háo hức, thích thú. Nhiều người khác đua nhau chụp ảnh, ghi lại “khoảnh khắc nhớ đời” này.
Với trò chơi này nếu như các bạn sẩy tay, hoặc người này nghĩ đã có người khác giữ mà buông tay ra thì hậu quả hết sức kinh khủng.
Trước đó, đoạn clip “người nhện” của học trò cũng làm người xem hết hồn khi ghi lại cảnh một nam sinh được bạn bè dùng tấm đệm mút tung hứng bay trên không với cách tạo dáng “người nhện” trước khi tìm điểm bám... trên trần nhà.
Các trò chơi mà người trong cuộc dường như tỏ vẻ rất hứng thú vì sự sáng tạo cũng như mức độ mạo hiểm kể trên từng bị cộng đồng mạng phê phán, lên án một cách kịch liệt vì sự phản cảm, nguy hiểm.
Nhiều người nhận xét không thể gọi đây là để chơi cho vui mà các bạn đang đưa tính mạng của chính mình và của người khác ra đùa giỡn.
Ngoài ra, không ít trò đùa “quá tay” của học trò từng được nhắc đến không ít lần như tụt quần bạn bè, lén cột tà áo dài của bạn nữ... Các học trò vừa là "thủ phạm" và ít nhiều họ cũng từng là nạn nhân của các trò đùa nghịch.
Bạn Nguyễn Đình Vân, nhà ở đường Vĩnh Viễn (Q.10, TPHCM) chia sẻ, năm lớp 11 cậu từng nghỉ học hơn tuần lễ sau trò đùa nghịch của nhóm bạn nữ. Hồi đó, trong lớp rộ lên trò chơi khiêng người đi “diễu hành” đến một nơi nào đó. Có bạn bị ném vào thùng rác, thả vào nhà vệ sinh... Có lần, Vân được nhóm bạn nữ khiêng đến thả vào một lớp học đàn em như một "quà tặng" dành cho cô bạn gái Vân có tình cảm theo học ở lớp này.
“5 – 7 bạn nữ lôi kéo mình không thể kháng cự được. Nếu chỉ đến thả ở lớp thì không sao, đằng này các bạn còn... kéo khóa quần của mình. Mình xấu hổ và uất ức đến mức mấy hôm sau không dám đến trường”, Vân nhớ lại.
Không lường được hậu quả
Ở tuổi học trò việc đùa nghịch là khó tránh, mục tiêu chơi đùa thường nhắm vào chính những người bạn của mình. Nhiều trò đùa trở thành kỷ niệm đáng nhớ với tuổi học trò thế nhưng giới hạn của việc đùa vui với việc có thể dẫn đến hậu quả đau lòng rất mong manh mà. Vào giây phút vui đùa đó, các bạn không lường được hậu quả có thể xảy đến.
Linh Châu, cựu học sinh Trường THPT Hùng Vương, Q.5, TPHCM bày tỏ, mình có hẳn một bộ sưu tập về các trò đùa được lưu lại từ thời học sinh. Từ các trò đùa đơn giản như dán giấy sau lưng bạn, thi uống nước, đổ keo con voi ở ghế, rắc muối tôm vào quần áo người khác... cho đến các trò đùa tai hại, có thể gây ức chế hoặc nguy hiểm cho người khác.
“Không chỉ đùa với bạn bè, có khi thầy cô cũng trở thành “nạn nhân” của các các trò đùa. Khi đó không ai nghĩ sẽ dẫn đến hậu quả gì, miễn sao càng vui, càng nhiều tiếng cười thì càng khoái chí. Đến bây giờ nghĩ lại mới thấy hoảng, có những trò chơi của học trò thật quá đáng”, Châu nói.
Và cậu cho rằng tuổi học trò của lớp mình trôi qua với đủ trò nghịch ngợm như vậy mà không để lại hậu quả gì đáng tiếng, ngời những lời lần bị thầy cô nhắc nhở là một điều may mắn.
Tiến Dũng, SV ĐH Ngân hàng TPHCM kể lại lúc học cấp 3, cậu bị hạ hạnh kiểm xuất phát từ trò nghịch dại của mình. Cô bạn thân cũng là người Dũng hay chọc ghẹo nhất, vui chơi gì Dũng cũng nhằm đến người bạn này.
Lần đó mình ngồi ăn xoài trong lớp, muối ớt quá cay không chấm nổi nên Dũng đổ luôn gói muối toàn ớt này vào áo cô bạn ngồi phía trước. Một lúc sau bạn ấy hét toáng lên, ôm mặt khóc giữa lớp do đưa tay dụi mắt thế nào mà để ớt vào.
Dũng kể: “Tiết học bị ngưng, cô bạn mắt sưng phù phải đưa vào viện. Mình bị hạ hạnh kiểm và cô bạn còn giận mình cả năm trời, đến khi vô đại học mới chơi lại với nhau. Học trò khi đùa nghịch ít ai nghĩ đến hậu quả từ trò nghịch đó”.
Quay lại trò đùa ghép ảnh, không phải lần đầu tiên xảy ra, đã có thời gian giới học sinh bàn tán về việc những nữ sinh có ảnh nóng làm những bạn bị ghép ảnh cũng hết sức khốn đốn. Phản ứng tìm đến cái chết của nữ sinh bị ghép ảnh mới đây là một lời cảnh báo về trò đùa đang rất phổ biến này trong giới học học trò.
Đồng thời cũng là lúc chúng ta nhìn lại kỹ năng xử lý tình huống, cũng như sức đề kháng của các bạn trẻ khi đối diện với các sự cố trong cuộc sống. Lâu nay, hiện tượng người trẻ dễ dàng tìm đến cái chết xuất phát từ những lý do nhỏ nhặt đang là một vấn đề rất đáng ngại.
Lê Đăng Đạt
1001 kiểu đùa của học trò
Trước câu chuyện đau lòng nữ sinh tự tử khi bị bạn ghép ảnh mặc áo cổ rộng trên Facebook, cộng động mạng đã không ít phen “đứng tim” với các trò nghịch chết người của tuổi học trò.
Cách đây không lâu, một fanpage trên mạng xã hội đăng tải bức ảnh đùa nghịch của học trò mà người xem phải “lạnh xương sống”. Nhóm nam sinh cùng giữ tay giữ chân và treo lơ lửng một bạn gái ở ban công cao tầng với sự háo hức, thích thú. Nhiều người khác đua nhau chụp ảnh, ghi lại “khoảnh khắc nhớ đời” này.
Bức ảnh nhóm nam sinh “treo” lơ lửng bạn nữ gây bức xúc cộng đồng mạng.
Với trò chơi này nếu như các bạn sẩy tay, hoặc người này nghĩ đã có người khác giữ mà buông tay ra thì hậu quả hết sức kinh khủng.
Trước đó, đoạn clip “người nhện” của học trò cũng làm người xem hết hồn khi ghi lại cảnh một nam sinh được bạn bè dùng tấm đệm mút tung hứng bay trên không với cách tạo dáng “người nhện” trước khi tìm điểm bám... trên trần nhà.
Các trò chơi mà người trong cuộc dường như tỏ vẻ rất hứng thú vì sự sáng tạo cũng như mức độ mạo hiểm kể trên từng bị cộng đồng mạng phê phán, lên án một cách kịch liệt vì sự phản cảm, nguy hiểm.
Nhiều người nhận xét không thể gọi đây là để chơi cho vui mà các bạn đang đưa tính mạng của chính mình và của người khác ra đùa giỡn.
Ngoài ra, không ít trò đùa “quá tay” của học trò từng được nhắc đến không ít lần như tụt quần bạn bè, lén cột tà áo dài của bạn nữ... Các học trò vừa là "thủ phạm" và ít nhiều họ cũng từng là nạn nhân của các trò đùa nghịch.
Bạn Nguyễn Đình Vân, nhà ở đường Vĩnh Viễn (Q.10, TPHCM) chia sẻ, năm lớp 11 cậu từng nghỉ học hơn tuần lễ sau trò đùa nghịch của nhóm bạn nữ. Hồi đó, trong lớp rộ lên trò chơi khiêng người đi “diễu hành” đến một nơi nào đó. Có bạn bị ném vào thùng rác, thả vào nhà vệ sinh... Có lần, Vân được nhóm bạn nữ khiêng đến thả vào một lớp học đàn em như một "quà tặng" dành cho cô bạn gái Vân có tình cảm theo học ở lớp này.
“5 – 7 bạn nữ lôi kéo mình không thể kháng cự được. Nếu chỉ đến thả ở lớp thì không sao, đằng này các bạn còn... kéo khóa quần của mình. Mình xấu hổ và uất ức đến mức mấy hôm sau không dám đến trường”, Vân nhớ lại.
Không lường được hậu quả
Ở tuổi học trò việc đùa nghịch là khó tránh, mục tiêu chơi đùa thường nhắm vào chính những người bạn của mình. Nhiều trò đùa trở thành kỷ niệm đáng nhớ với tuổi học trò thế nhưng giới hạn của việc đùa vui với việc có thể dẫn đến hậu quả đau lòng rất mong manh mà. Vào giây phút vui đùa đó, các bạn không lường được hậu quả có thể xảy đến.
Linh Châu, cựu học sinh Trường THPT Hùng Vương, Q.5, TPHCM bày tỏ, mình có hẳn một bộ sưu tập về các trò đùa được lưu lại từ thời học sinh. Từ các trò đùa đơn giản như dán giấy sau lưng bạn, thi uống nước, đổ keo con voi ở ghế, rắc muối tôm vào quần áo người khác... cho đến các trò đùa tai hại, có thể gây ức chế hoặc nguy hiểm cho người khác.
“Không chỉ đùa với bạn bè, có khi thầy cô cũng trở thành “nạn nhân” của các các trò đùa. Khi đó không ai nghĩ sẽ dẫn đến hậu quả gì, miễn sao càng vui, càng nhiều tiếng cười thì càng khoái chí. Đến bây giờ nghĩ lại mới thấy hoảng, có những trò chơi của học trò thật quá đáng”, Châu nói.
Và cậu cho rằng tuổi học trò của lớp mình trôi qua với đủ trò nghịch ngợm như vậy mà không để lại hậu quả gì đáng tiếng, ngời những lời lần bị thầy cô nhắc nhở là một điều may mắn.
Tiến Dũng, SV ĐH Ngân hàng TPHCM kể lại lúc học cấp 3, cậu bị hạ hạnh kiểm xuất phát từ trò nghịch dại của mình. Cô bạn thân cũng là người Dũng hay chọc ghẹo nhất, vui chơi gì Dũng cũng nhằm đến người bạn này.
Lần đó mình ngồi ăn xoài trong lớp, muối ớt quá cay không chấm nổi nên Dũng đổ luôn gói muối toàn ớt này vào áo cô bạn ngồi phía trước. Một lúc sau bạn ấy hét toáng lên, ôm mặt khóc giữa lớp do đưa tay dụi mắt thế nào mà để ớt vào.
Dũng kể: “Tiết học bị ngưng, cô bạn mắt sưng phù phải đưa vào viện. Mình bị hạ hạnh kiểm và cô bạn còn giận mình cả năm trời, đến khi vô đại học mới chơi lại với nhau. Học trò khi đùa nghịch ít ai nghĩ đến hậu quả từ trò nghịch đó”.
Quay lại trò đùa ghép ảnh, không phải lần đầu tiên xảy ra, đã có thời gian giới học sinh bàn tán về việc những nữ sinh có ảnh nóng làm những bạn bị ghép ảnh cũng hết sức khốn đốn. Phản ứng tìm đến cái chết của nữ sinh bị ghép ảnh mới đây là một lời cảnh báo về trò đùa đang rất phổ biến này trong giới học học trò.
Đồng thời cũng là lúc chúng ta nhìn lại kỹ năng xử lý tình huống, cũng như sức đề kháng của các bạn trẻ khi đối diện với các sự cố trong cuộc sống. Lâu nay, hiện tượng người trẻ dễ dàng tìm đến cái chết xuất phát từ những lý do nhỏ nhặt đang là một vấn đề rất đáng ngại.
Lê Đăng Đạt
Hiệu chỉnh bởi quản lý: