- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
Việc phóng to và tô màu các bộ phận bên trong cơ thể con người ở mức phân tử tạo ra một thế giới kỳ lạ đầy màu sắc, giống hệt cuộc sống bí ẩn ngoài hành tinh, vốn chỉ được biết đến trong các bộ phim viễn tưởng.
Xưởng hoạt họa XVIVO ở Hartford, Connecticut, Mỹ đã phóng to tới 10 triệu lần những hình ảnh 3D về cơ thể con người. Những hình ảnh của XVIVO tạo ra hoàn toàn được nhìn thấy dưới kính hiển vi điện tử.
Tuy nhiên, những hình ảnh thu được là hình ảnh đen trắng, không có màu sắc riêng biệt nên rất khó quan sát đối với những người không chuyên. Do đó, XVIVO thực hiện thao tác tô màu những hình ảnh đó và nhanh chóng được ưa chuộng bởi nó tạo ra cái nhìn thú vị hơn rất nhiều.
Những hình ảnh của XVIVO còn được các nhà khoa học ở Đại học Harvard, Pfizer và Bộ Quốc phòng Mỹ sử dụng để nghiên cứu về nhân loại, góp phần cho phép con người hiểu rõ quá trình sinh học phức tạp diễn ra sâu bên trong cơ thể.
Hình ảnh giống hệt một thế giới dưới nước nhưng đây là kinesin (màu vàng, ở giữa), một loại protein cơ động có khả năng di chuyển một tế bào trong cơ thể con người. Loại protein này góp phần quan trọng trong sự phát triển, phân chia hay thậm chí là vận chuyển một số hóa chất trong các tế bào.
Hình ảnh phóng to của một loại virus bên trong cơ thể con người. Đối với một tế bào sinh học, đây là sự phình to lớp màng bao bọc của tế bào. Điều này thường xảy ra khi một tế bào chết đi nhưng virus này cũng đóng vai trò quan trọng trong các quá trình khác của tế bào, bao gồm cả việc phân chia tế bào.
Hình ảnh bên trong khoang tủy sống, nơi các tế bào máu được tạo ra để nuôi dưỡng cơ thể con người. Những tế bào này được gọi là “tế bào gốc multipotent”, chịu trách nhiệm tạo ra tế bào máu trong suốt đời người. Cả Hồng cầu (vận chuyển oxy), bạch cầu (bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập từ bên ngoài) và tiểu cầu (giúp đông máu khi cơ thể bị thương) đều được tạo ra ở đây.
Một loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Nhìn giống những hẻm núi ngoài hành tinh nhưng thực chất, đây là các tế bào thính giác, có bên trong lông tai của con người. Các tế bào này biến những âm thanh thu nhận được thành áp suất chất lỏng, trước khi kích thích các tín hiệu điện để truyền chúng tới não, nơi âm thanh được nhận dạng.
Hình ảnh cho thấy ATP, một dạng năng lượng được các tế bào tạo thành bên trong ti thể.
Các microvilli trong thành ruột người, chịu trách nhiệm hấp thụ dưỡng chất từ thức ăn và chuyển chúng vào máu trước khi được đưa tới khắp cơ thể. Để tăng chất lượng vận chuyển dinh dưỡng vào máu, mỗi dây này có hàng chục microvilli để tăng cường diện tích tiếp xúc.
Một chất được tìm thấy trong cơ thể và sữa của con người.
Golgi là hệ thống phức tạp nhất bên trong các tế bào, giúp phân bổ protein trong tế bào trước khi chúng được chuyển tới các phần khác để thực hiện nhiệm vụ của nó.
Pericytes (màu xanh) được hình thành trên các mao mạch, giúp điều chỉnh lưu lượng máu và dọn sạch tế các mảnh vỡ tế bào lẫn trong máu. Ở não, chúng đóng vai trò hàng rào, duy trì khoảng cách giữa máu và não.
Xưởng hoạt họa XVIVO ở Hartford, Connecticut, Mỹ đã phóng to tới 10 triệu lần những hình ảnh 3D về cơ thể con người. Những hình ảnh của XVIVO tạo ra hoàn toàn được nhìn thấy dưới kính hiển vi điện tử.
Tuy nhiên, những hình ảnh thu được là hình ảnh đen trắng, không có màu sắc riêng biệt nên rất khó quan sát đối với những người không chuyên. Do đó, XVIVO thực hiện thao tác tô màu những hình ảnh đó và nhanh chóng được ưa chuộng bởi nó tạo ra cái nhìn thú vị hơn rất nhiều.
Những hình ảnh của XVIVO còn được các nhà khoa học ở Đại học Harvard, Pfizer và Bộ Quốc phòng Mỹ sử dụng để nghiên cứu về nhân loại, góp phần cho phép con người hiểu rõ quá trình sinh học phức tạp diễn ra sâu bên trong cơ thể.
Một loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Hình ảnh cho thấy ATP, một dạng năng lượng được các tế bào tạo thành bên trong ti thể.
Một chất được tìm thấy trong cơ thể và sữa của con người.
Golgi là hệ thống phức tạp nhất bên trong các tế bào, giúp phân bổ protein trong tế bào trước khi chúng được chuyển tới các phần khác để thực hiện nhiệm vụ của nó.
Theo Infonet