- Tham gia
- 7/4/2013
- Bài viết
- 1.689
Những người yêu thiên văn học đang đón chờ mưa sao băng Perseid, được cho là rực rỡ nhất đi qua bầu trời hàng năm.
Mưa sao băng nhìn từ không gian. Ảnh: Think Stock
"Đêm nay không có trăng, do đó, trời quang đãng và tối, hứa hẹn nhìn thấy mưa sao băng với tần suất 100 vệt/giờ, đây là tỉ lệ quan sát lý tưởng," trang Astronomy.com (thiên văn học) cho biết. "Điều kiện quan sát lần này tốt nhất kể từ năm 2010."
Vị trí tốt nhất để quan sát sao băng là 2/3 quãng đường từ đường chân trời nhìn về hướng đông bắc. Ngoài ra, nên chọn khu vực không có ánh sáng nhân tạo, như giữa một cánh đồng lớn hoặc một đỉnh đồi, người quan sát chỉ cần dùng mắt thường cũng sẽ nhìn rõ trận mưa sao băng.
Theo BBC, mưa sao băng Perseid có nguồn gốc từ sao chổi Swift-Tuttle. Vào tháng 8 hàng năm, Trái Đất sẽ đi qua đuôi bụi của sao chổi này, khiến mảnh vụn thiên thạch của nó cọ xát với không khí và bốc cháy, tạo thành những vệt sáng gọi là sao băng.
Các mảnh vụn thiên thạch sẽ lao vào khí quyển Trái Đất với vận tốc khoảng 60 km/s và bốc cháy ở độ cao cách mặt đất 80-120 km, hứa hẹn "sẽ phát ra 'những quả cầu lửa' rực rỡ, thậm chí sáng hơn cả sao Kim."
Hướng đi của mưa sao băng Perseid năm nay. Đồ họa: Sky&Telescope
Mưa sao băng nhìn từ không gian. Ảnh: Think Stock
"Đêm nay không có trăng, do đó, trời quang đãng và tối, hứa hẹn nhìn thấy mưa sao băng với tần suất 100 vệt/giờ, đây là tỉ lệ quan sát lý tưởng," trang Astronomy.com (thiên văn học) cho biết. "Điều kiện quan sát lần này tốt nhất kể từ năm 2010."
Vị trí tốt nhất để quan sát sao băng là 2/3 quãng đường từ đường chân trời nhìn về hướng đông bắc. Ngoài ra, nên chọn khu vực không có ánh sáng nhân tạo, như giữa một cánh đồng lớn hoặc một đỉnh đồi, người quan sát chỉ cần dùng mắt thường cũng sẽ nhìn rõ trận mưa sao băng.
Theo BBC, mưa sao băng Perseid có nguồn gốc từ sao chổi Swift-Tuttle. Vào tháng 8 hàng năm, Trái Đất sẽ đi qua đuôi bụi của sao chổi này, khiến mảnh vụn thiên thạch của nó cọ xát với không khí và bốc cháy, tạo thành những vệt sáng gọi là sao băng.
Các mảnh vụn thiên thạch sẽ lao vào khí quyển Trái Đất với vận tốc khoảng 60 km/s và bốc cháy ở độ cao cách mặt đất 80-120 km, hứa hẹn "sẽ phát ra 'những quả cầu lửa' rực rỡ, thậm chí sáng hơn cả sao Kim."
Hướng đi của mưa sao băng Perseid năm nay. Đồ họa: Sky&Telescope