- Tham gia
- 12/1/2010
- Bài viết
- 968
Ca dao Việt Nam có câu: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, câu ca dao ấy bây giờ có thể mở rộng biên độ tới phạm vi toàn thế giới, khi “bầu” và “bí” là những dân tộc khác nhau, và chúng ta có chung một “giàn” ấy là thế giới mà ta đang sống.
Thảm họa động đất và sóng thần tại Nhật Bản ngày 11.3.2011 có lẽ là thảm họa kinh hoàng nhất tại đất nước này từ sau Thế chiến thứ 2 tới nay, và số người chết hay mất tích (cũng là chết mà chưa tìm thấy thi thể) đang tăng vọt lên từng ngày. Chưa có con số thống kê cuối cùng về những thiệt hại nhân mạng và của cải vật chất, nhưng con số có thể khiến cả nhân loại phải đau lòng.
Người dân Nhật cùng chính quyền của họ đã bình tĩnh đối phó với thảm họa, nêu một tấm gương cho cả thế giới về khắc phục nỗi sợ hãi, vượt qua những bản năng thường tình của con người vì mình vì người trong những hoàn cảnh bất khả kháng như vậy.
Cả thế giới đã bày tỏ sự chia sẻ, đã trực tiếp vào cuộc để cứu giúp những nạn nhân động đất và sóng thần ở Nhật. Việt Nam chúng ta cũng không hề đứng ngoài nghĩa cử mang tầm nhân loại đó. Nhưng chúng ta có thể làm gì trong hoàn cảnh này để sẻ chia và giúp đỡ nhân dân Nhật Bản?
Nếu trong thảm họa người dân Nhật không chỉ đối phó một mình mà luôn có sự sát cánh của chính quyền, chính phủ nước họ, thì nhân dân cả thế giới khi muốn giúp đỡ nhân dân Nhật cũng phải sát cánh với chính phủ nước mình để công cuộc cứu giúp đạt hiệu quả cao nhất. Việt Nam cũng vậy. Nếu chúng ta thành lập được những đoàn tình nguyện về y tế, về cứu cấp hay thu dọn hiện trường mà không có sự tham gia điều hành của nhà nước mình thì rất khó thành hiện thực. Nhưng nếu cứ ngồi đợi nhà nước ta kêu gọi mới thành lập những đoàn tình nguyện thì tính chất tình nguyện và nhân đạo sẽ thiếu hụt rất nhiều.
Vì thế, tốt nhất là các đoàn thể và tổ chức xã hội nên nhanh chóng kêu gọi và tổ chức những đội tình nguyện sang Nhật cùng các đội tình nguyện khác trên khắp thế giới giúp đỡ nhân dân Nhật Bản. Nhà nước sẽ ủng hộ và hỗ trợ. Chúng ta có thể tin rằng, một khi lời kêu gọi được phát ra và những đội tình nguyện được tổ chức bài bản và khoa học, thì sẽ không thiếu những tình nguyện viên Việt Nam hưởng ứng nhiệt tình và vô tư. Chúng ta đã từng tham gia những đoàn tình nguyện cứu trợ nạn nhân trong trận sóng thần lịch sử ngày 26.12.2004 tại một số nước châu Á và Đông Nam Á và cũng đã có những kinh nghiệm nhất định. Nhưng hơn cả kinh nghiệm, là nhiệt tình và tấm lòng yêu thương con người trong hoạn nạn, cái này thì người Việt Nam không thua gì ai! “Người trong thế giới phải thương nhau cùng”, và thương nhau một cách hiệu quả nhất là giúp nhau khi hoạn nạn. Không ai muốn tai họa xảy ra, nhưng tai họa cũng có thể xảy đến với bất cứ ai.
Mọi sự đóng góp xin bạn đọc liên hệ:
- Tòa soạn Báo Thanh Niên tại TP.HCM: 248 Cống Quỳnh, Q.1, TP.HCM, ĐT: (84.8) 38394046 - 39322026 - 38332955
- Tòa soạn tại Hà Nội: Tầng 2, số nhà 17, ngõ 167 Tây Sơn, Q.Đống Đa, Hà Nội, ĐT: (84.4) 38570981 - 62755310
- Văn phòng đại diện Đông Bắc Bộ: 41B Cát Cụt, Q.Lê Chân, TP Hải Phòng, ĐT: (031) 6256625
- Văn phòng đại diện khu vực Bắc Trung Bộ: 1 Nhà Thờ, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, ĐT: (037) 3855748
- Văn phòng đại diện miền Trung: 144 Bạch Đằng, TP Đà Nẵng, ĐT: (0511) 3824231
- Văn phòng thường trú tại Đà Lạt: A22A, Trần Lê, P.4, TP Đà Lạt, ĐT: (063) 3827807
- Ban đại diện khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ: 22 Hùng Vương, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, ĐT: (063) 3827807
- Văn phòng đại diện khu vực Trung Trung Bộ và Bắc Tây Nguyên: 133 Lê Lợi, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, ĐT: (056) 3824142
- Văn phòng đại diện tại Nha Trang: Nhà A3, chung cư 26 Hai Bà Trưng, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, ĐT: (058) 3819306
- Văn phòng đại diện khu vực Đông Nam Bộ: 98/18/14, Võ Thị Sáu, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, ĐT: (061) 3940818 - 3940819
- Ban đại diện đồng bằng sông Cửu Long: 99 Trần Văn Hoài, TP Cần Thơ, ĐT: (0710) 3825244
Bạn đọc ở xa có thể chuyển khoản theo số tài khoản của Báo Thanh Niên: 102010000116341 Ngân hàng Công Thương chi nhánh 3, TP.HCM.
Thảm họa động đất và sóng thần tại Nhật Bản ngày 11.3.2011 có lẽ là thảm họa kinh hoàng nhất tại đất nước này từ sau Thế chiến thứ 2 tới nay, và số người chết hay mất tích (cũng là chết mà chưa tìm thấy thi thể) đang tăng vọt lên từng ngày. Chưa có con số thống kê cuối cùng về những thiệt hại nhân mạng và của cải vật chất, nhưng con số có thể khiến cả nhân loại phải đau lòng.
Người dân Nhật cùng chính quyền của họ đã bình tĩnh đối phó với thảm họa, nêu một tấm gương cho cả thế giới về khắc phục nỗi sợ hãi, vượt qua những bản năng thường tình của con người vì mình vì người trong những hoàn cảnh bất khả kháng như vậy.
Cả thế giới đã bày tỏ sự chia sẻ, đã trực tiếp vào cuộc để cứu giúp những nạn nhân động đất và sóng thần ở Nhật. Việt Nam chúng ta cũng không hề đứng ngoài nghĩa cử mang tầm nhân loại đó. Nhưng chúng ta có thể làm gì trong hoàn cảnh này để sẻ chia và giúp đỡ nhân dân Nhật Bản?
Nếu trong thảm họa người dân Nhật không chỉ đối phó một mình mà luôn có sự sát cánh của chính quyền, chính phủ nước họ, thì nhân dân cả thế giới khi muốn giúp đỡ nhân dân Nhật cũng phải sát cánh với chính phủ nước mình để công cuộc cứu giúp đạt hiệu quả cao nhất. Việt Nam cũng vậy. Nếu chúng ta thành lập được những đoàn tình nguyện về y tế, về cứu cấp hay thu dọn hiện trường mà không có sự tham gia điều hành của nhà nước mình thì rất khó thành hiện thực. Nhưng nếu cứ ngồi đợi nhà nước ta kêu gọi mới thành lập những đoàn tình nguyện thì tính chất tình nguyện và nhân đạo sẽ thiếu hụt rất nhiều.
Vì thế, tốt nhất là các đoàn thể và tổ chức xã hội nên nhanh chóng kêu gọi và tổ chức những đội tình nguyện sang Nhật cùng các đội tình nguyện khác trên khắp thế giới giúp đỡ nhân dân Nhật Bản. Nhà nước sẽ ủng hộ và hỗ trợ. Chúng ta có thể tin rằng, một khi lời kêu gọi được phát ra và những đội tình nguyện được tổ chức bài bản và khoa học, thì sẽ không thiếu những tình nguyện viên Việt Nam hưởng ứng nhiệt tình và vô tư. Chúng ta đã từng tham gia những đoàn tình nguyện cứu trợ nạn nhân trong trận sóng thần lịch sử ngày 26.12.2004 tại một số nước châu Á và Đông Nam Á và cũng đã có những kinh nghiệm nhất định. Nhưng hơn cả kinh nghiệm, là nhiệt tình và tấm lòng yêu thương con người trong hoạn nạn, cái này thì người Việt Nam không thua gì ai! “Người trong thế giới phải thương nhau cùng”, và thương nhau một cách hiệu quả nhất là giúp nhau khi hoạn nạn. Không ai muốn tai họa xảy ra, nhưng tai họa cũng có thể xảy đến với bất cứ ai.
Mọi sự đóng góp xin bạn đọc liên hệ:
- Tòa soạn Báo Thanh Niên tại TP.HCM: 248 Cống Quỳnh, Q.1, TP.HCM, ĐT: (84.8) 38394046 - 39322026 - 38332955
- Tòa soạn tại Hà Nội: Tầng 2, số nhà 17, ngõ 167 Tây Sơn, Q.Đống Đa, Hà Nội, ĐT: (84.4) 38570981 - 62755310
- Văn phòng đại diện Đông Bắc Bộ: 41B Cát Cụt, Q.Lê Chân, TP Hải Phòng, ĐT: (031) 6256625
- Văn phòng đại diện khu vực Bắc Trung Bộ: 1 Nhà Thờ, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, ĐT: (037) 3855748
- Văn phòng đại diện miền Trung: 144 Bạch Đằng, TP Đà Nẵng, ĐT: (0511) 3824231
- Văn phòng thường trú tại Đà Lạt: A22A, Trần Lê, P.4, TP Đà Lạt, ĐT: (063) 3827807
- Ban đại diện khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ: 22 Hùng Vương, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, ĐT: (063) 3827807
- Văn phòng đại diện khu vực Trung Trung Bộ và Bắc Tây Nguyên: 133 Lê Lợi, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, ĐT: (056) 3824142
- Văn phòng đại diện tại Nha Trang: Nhà A3, chung cư 26 Hai Bà Trưng, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, ĐT: (058) 3819306
- Văn phòng đại diện khu vực Đông Nam Bộ: 98/18/14, Võ Thị Sáu, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, ĐT: (061) 3940818 - 3940819
- Ban đại diện đồng bằng sông Cửu Long: 99 Trần Văn Hoài, TP Cần Thơ, ĐT: (0710) 3825244
Bạn đọc ở xa có thể chuyển khoản theo số tài khoản của Báo Thanh Niên: 102010000116341 Ngân hàng Công Thương chi nhánh 3, TP.HCM.
Báo Thanhniên