- Tham gia
- 2/7/2015
- Bài viết
- 114
Tại sao bạn chưa tìm được niềm đam mê của riêng mình
Bạn làm trái ngành? Bạn có thấy bản thân là người mau ham chóng chán? Bạn có thấy bản thân muốn làm quá nhiều thứ, biết làm quá nhiều thứ, nhưng không đi quá sâu vào con đường đó để phát triển nó thành một sự nghiệp cả đời?
Emilie Wapnick là một người như thế!
Và không chỉ riêng cô, rất nhiều người cũng giống như cô. Họ là những người tham gia vào một lĩnh vực nào đó một thời gian rồi đổi chuyên ngành khác. Họ là người học ngành này, làm ngành khác. Họ tập trung theo đuổi một việc trong một thời gian, rồi chuyển sang việc khác. Họ là những người đa năng đa tài!
NHƯNG,
Với người ngoài, họ bị xem là "giỏi đủ thứ thì chẳng giỏi gì cả". Họ bị nhà tuyển dụng xem là những người lông bông, và không chuyên môn một việc gì hết, và vì thế sẽ không thuê họ. Cái gì cũng làm được, tức là chẳng làm được gì cả. Liệu nhận định đó có đúng không?
Với bản thân, đôi khi họ cảm thấy bị áp lực vì họ không tìm được đam mê thực sự. Họ thấy buồn vì không tìm được tiếng gọi thực sự, một cái gì đó để theo đuổi suốt đời. Họ cảm thấy băn khoăn và trăn trở, một phần rất lớn là do nhận định của người ngoài.
Tuy nhiên, theo Emilie, thế giới rất cần những người đa năng, vì họ có 3 siêu năng lực sau:
1. Ý tưởng dồi dào
2. Học rất nhanh
3. Khả năng thích nghi
1. Họ có ý tưởng dồi dào vì họ biết cách áp dụng tri thức của một ngành này sang ngành khác, trường hợp này sang trường hợp khác. Họ có thể liên kết rất nhiều lĩnh vực với nhau. Và từ đó tạo ra những ý tưởng bức phá, tạo ra những giải pháp không ngờ mà chỉ có những người đa tài ở nhiều lĩnh vực mới có thể làm được.
2. Họ có khả năng học hỏi và tiếp thu rất nhanh. Họ nhanh chóng vượt lên mức trung bình để đến mức khá giỏi. Họ thấy chán vì họ không muốn mất quá nhiều thời gian để trở thành xuất chúng trong lĩnh vực đó, khi mà đã có quá nhiều chuyên gia làm được điều đó rồi. Họ học mọi thứ rất nhanh, nhưng cách nghĩ thông thường lại tưởng rằng đó là cách học hời hợt. Thực ra ngược lại, kỹ năng học tập đó được rèn luyện nhờ họ đã trải qua rất nhiều việc khác nhau, họ biết nên học cái gì cốt yếu và loại bỏ những điều không cần thiết. Có thể nói: họ là những người có khả năng tiến bộ nhanh nhất đến mức khá giỏi trong bất kỳ lĩnh vực nào học thích.
3. Khả năng thích nghi của họ rất cao, một phần lớn nhờ khả năng học nhanh, và một phần nữa nhờ rất nhiều tài năng khác mà họ có được. Họ thích ứng với hoàn cảnh mới, đối mặt với vấn đề và thách thức bằng một loạt các giải pháp đa dạng và rất nhiều góc nhìn từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Chính vì thế, họ thường có góc nhìn tổng thể hơn, liên đới hơn, và đưa ra những giải pháp sáng tạo hơn.
Tóm lại, thế giới rất cần những người như vậy. Sẽ tốt nhất nếu họ được làm việc với một loạt các chuyên gia, họ sẽ trở thành "vùng đệm" hoặc "cầu nối" để đưa hoạt động của doanh nghiệp và tổ chức trở nên trơ tru hoàn hảo hơn trước thách thức mới.
Đặc biệt, nếu là một công ty khởi nghiệp, hoặc bắt đầu là một cái gì đó mới: Người đa năng là một tài sản vô giá.
Xem thêm: https://geniusprint.vn
Bạn làm trái ngành? Bạn có thấy bản thân là người mau ham chóng chán? Bạn có thấy bản thân muốn làm quá nhiều thứ, biết làm quá nhiều thứ, nhưng không đi quá sâu vào con đường đó để phát triển nó thành một sự nghiệp cả đời?
Emilie Wapnick là một người như thế!
Và không chỉ riêng cô, rất nhiều người cũng giống như cô. Họ là những người tham gia vào một lĩnh vực nào đó một thời gian rồi đổi chuyên ngành khác. Họ là người học ngành này, làm ngành khác. Họ tập trung theo đuổi một việc trong một thời gian, rồi chuyển sang việc khác. Họ là những người đa năng đa tài!
NHƯNG,
Với người ngoài, họ bị xem là "giỏi đủ thứ thì chẳng giỏi gì cả". Họ bị nhà tuyển dụng xem là những người lông bông, và không chuyên môn một việc gì hết, và vì thế sẽ không thuê họ. Cái gì cũng làm được, tức là chẳng làm được gì cả. Liệu nhận định đó có đúng không?
Với bản thân, đôi khi họ cảm thấy bị áp lực vì họ không tìm được đam mê thực sự. Họ thấy buồn vì không tìm được tiếng gọi thực sự, một cái gì đó để theo đuổi suốt đời. Họ cảm thấy băn khoăn và trăn trở, một phần rất lớn là do nhận định của người ngoài.
Tuy nhiên, theo Emilie, thế giới rất cần những người đa năng, vì họ có 3 siêu năng lực sau:
1. Ý tưởng dồi dào
2. Học rất nhanh
3. Khả năng thích nghi
1. Họ có ý tưởng dồi dào vì họ biết cách áp dụng tri thức của một ngành này sang ngành khác, trường hợp này sang trường hợp khác. Họ có thể liên kết rất nhiều lĩnh vực với nhau. Và từ đó tạo ra những ý tưởng bức phá, tạo ra những giải pháp không ngờ mà chỉ có những người đa tài ở nhiều lĩnh vực mới có thể làm được.
2. Họ có khả năng học hỏi và tiếp thu rất nhanh. Họ nhanh chóng vượt lên mức trung bình để đến mức khá giỏi. Họ thấy chán vì họ không muốn mất quá nhiều thời gian để trở thành xuất chúng trong lĩnh vực đó, khi mà đã có quá nhiều chuyên gia làm được điều đó rồi. Họ học mọi thứ rất nhanh, nhưng cách nghĩ thông thường lại tưởng rằng đó là cách học hời hợt. Thực ra ngược lại, kỹ năng học tập đó được rèn luyện nhờ họ đã trải qua rất nhiều việc khác nhau, họ biết nên học cái gì cốt yếu và loại bỏ những điều không cần thiết. Có thể nói: họ là những người có khả năng tiến bộ nhanh nhất đến mức khá giỏi trong bất kỳ lĩnh vực nào học thích.
3. Khả năng thích nghi của họ rất cao, một phần lớn nhờ khả năng học nhanh, và một phần nữa nhờ rất nhiều tài năng khác mà họ có được. Họ thích ứng với hoàn cảnh mới, đối mặt với vấn đề và thách thức bằng một loạt các giải pháp đa dạng và rất nhiều góc nhìn từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Chính vì thế, họ thường có góc nhìn tổng thể hơn, liên đới hơn, và đưa ra những giải pháp sáng tạo hơn.
Tóm lại, thế giới rất cần những người như vậy. Sẽ tốt nhất nếu họ được làm việc với một loạt các chuyên gia, họ sẽ trở thành "vùng đệm" hoặc "cầu nối" để đưa hoạt động của doanh nghiệp và tổ chức trở nên trơ tru hoàn hảo hơn trước thách thức mới.
Đặc biệt, nếu là một công ty khởi nghiệp, hoặc bắt đầu là một cái gì đó mới: Người đa năng là một tài sản vô giá.
Xem thêm: https://geniusprint.vn