Thế giới ăn gì ngày Tết may mắn?

_yul_

X = XI + I
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/5/2012
Bài viết
2.973
Khi năm mới đến trên toàn cầu cũng là lúc các món ăn truyền thống xuất hiện ở khắp mọi nơi bánh ngọt, bánh mì, mì dài tượng trưng cho cuộc sống lâu dài, đậu Hà Lan đại diện cho tiền xu, lợn được tin là sẽ mang đến may mắn.
Mỗi nơi trên thế giới có những món ăn khác nhau nhưng tất cả đều có một điểm chung là đều ngồi quây quần và chia sẻ bữa ăn với gia đình, bạn bè, người thân để khép lại năm cũ và chờ đón một năm mới thịnh vượng.

Dưới đây là những món ăn truyền thống vào năm mới của các nước trên thế giới

Mười hai quả nho ở Tây Ban Nha

Đêm giao thừa, người Tây Ban Nha tập trung vui chơi phía trước quảng trường Puerta del Sol nơi có tháp đồng hồ sẽ rung một hồi chuông báo hiệu năm mới. Những người Tây Ban Nha dù đón năm mới ở quảng trường hay ở nhà đều có một thói quen truyền thống và rất đặc biệt là ăn 12 quả nho, mỗi quả tượng trưng cho một số trên mặt đồng hồ.

20130102180347_tay%20ban%20nha.jpg
Tục lệ này có từ những năm đầu của thế kỉ 20 và tương truyền đây là ý tưởng của những người trồng nho ở phía nam để có một vụ mùa bội thu. Kể từ đó truyền thống này đã lan rộng ra cộng đồng các nước nói tiếng Tây Ban Nha.

Món Tamales ở Mexico

20130102180415_mexico.jpg
Tamales có bột ngô nhồi với pho mát và thịt gói trong lá chuối hoặc là ngô. Món ăn này xuất hiện nhiều trong các dịp đặc biệt ở Mexico. Trong nhiều gia đình, chị em phụ nữ thường tụ tập với nhau để làm hàng trăm chiếc bánh Tamales, mỗi người phụ trách một khâu sau khi hoàn thành họ mang bánh cho bạn bè, gia đình và hàng xóm.

Những người Mexico sống ở các thành phố lớn có thể dễ dàng mua được loại bành này trong các cửa hàng để ăn trong dịp giao thừa và năm mới.

Món quả bóng bột chiên Oliebollen ở Hà Lan

Tại Hà Lan, quả bóng bột chiên được gọi là Oliebollen là một phần của năm mới. Bánh bột chiên giống như bánh rán được làm bằng cách thả bột được trộn với quả phúc bồn hoặc nho khô vào chảo ngập dầu sau đó rắc đường.

20130102175946_ha%20lan.jpg
Ở Amsterdam, bánh Oliebollen được bán ở các quán cóc hoặc xe kéo trên đường phố. Đặc biệt bánh bột chiên rất được ưa chuộng vào đêm giao thừa và các hội chợ năm mới.

Món Hoppin John ở Nam Mỹ

20130102175946_nam%20m%E1%BB%B9.jpg
Món ăn truyền thống ở Nam Mỹ là món đậu Hà Lan với thịt lợn có vị đậu đen và gạo ăn kèm với rau cải hoặc các loại rau khác có màu xanh (vì màu xanh là màu của tiền) và bánh ngô (màu của vàng). Món ăn này có nguồn gốc từ châu Phi và miền tây Ấn Độ và được những người nô lệ mang sang châu Mỹ. Công thức của món Hoppin John xuất hiện sớm nhất vào năm 1847 và đã được các gia đình và các đầu bếp chuyên nghiệp truyền lại qua nhiều thế kỉ.

Mì soba, Nhật Bản

Các gia đình Nhật Bản thường ăn mì soba vào đêm giao thừa để chào tạm biệt năm cũ và đón chào năm mới. Truyền thống này có từ thế kỉ 17, người dân Nhật bản tin rằng sợi mì dài tượng trưng cho sự trường thọ và thịnh vượng.

20130102180347_nhat.jpg
Ngoài ra, còn một tục lệ nữa được gọi là mochitsuki – tục giã bánh giày, các gia đình và bạn bè thường dành một ngày trước năm mới để làm bánh bột mì. Họ đem gạo nếp rửa sạch, ngâm, nghiền giã nhỏ thành khối mịn rồi hấp. Khách đến nhà có thể véo bánh ra viên lại thành bánh nhỏ để ăn tráng miệng.

Mochitsuki là một từ ghép giữa mochi (bánh làm từ gạo nếp) và từ tsuki (giã); tức là Mochitsuki là loại bánh nếp được làm bằng cách giã. Ở Nhật Mochitsuki đã trở thành một nghi lễ, một nét văn hóa truyền thống được lưu giữ cho đến tận ngày nay và hàng năm đều có Mochitsuki trong các dịp lễ tết hoặc lễ mừng mùa màng bội thu.

Các dịp hay có trình diễn hoặc thi giã bánh dày là các lễ hội, đặc biệt là dịp cuối năm, trước khi sang năm mới. Vì quan niệm của người Nhật cho rằng ăn bánh dày trong năm mới là để cầu mong sự may mắn, sức khỏe trong năm tới. Mặt khác, một kiểu bánh dày đại bự sẽ được bày lên một cái kệ, để trong nhà thờ cúng thần linh. Loại bánh cho năm mới này người ta gọi là Kagami Mochi.

Súp nấm Zaprashka, Nga

20130102180347_nga.jpg
Ở Nga, bữa tiệc đêm Giáng sinh truyền thống thường có 12 món, tượng trưng cho 12 tông đồ của Chúa. Súp Zaprashka là một trong những món ăn truyền thống ấy. Nguyên liệu chính gồm có nấm, bột mì, hành tây và tỏi băm nhỏ. Các bà nội trợ Nga thường dùng sữa đặc để tăng độ sệt cho món súp nấm thơm ngon này.

Bánh bột nướng Tourtière, Canada

20130102175946_canada.jpg
Người dân Canada thường ăn món bánh này vào dịp năm mới. Nhân bánh Tourtiere làm từ thịt bò, thịt heo (hoặc cá hồi) và khoai tây băm nhỏ, bên ngoài là lớp bột thơm ngon. Sau 10 tiếng nướng bánh, bạn sẽ được thưởng thức món ăn với hương vị đặc biệt của hỗn hợp thịt ninh nhừ.
Nhị Anh
 
người Việt Nam ăn thịt kho hột zịt vs mứt =))
 
Người bắc thì không thể thiếu bánh chưng và thịt nấu đông...
Chỉ người nam hay ăn cái đó thôi....

nhà ta ít làm món đó:KSV@05:
giờ mà đã nấu bánh roài a:KSV@13:
giống mấy đứa trong phòng ghê tuần nào về nhà cũng vác bánh tét lên:KSV@08:
nhà ta năm nào cũng nấu mấy món đó vs làm củ kiệu
134.gif
bánh chưng cũng có nhưng chủ yếu là mua thôi
119.gif
 
Người bắc thì không thể thiếu bánh chưng và thịt nấu đông...


Chỉ người nam hay ăn cái đó thôi....
hiểu biết ghê


nhà ta ít làm món đó:KSV@05:


giờ mà đã nấu bánh roài a:KSV@13:
giống mấy đứa trong phòng ghê tuần nào về nhà cũng vác bánh tét lên:KSV@08:

bảo là ăn chứ đâu bảo làm :KSV@05:
 


nhà ta năm nào cũng nấu mấy món đó vs làm củ kiệu
134.gif
bánh chưng cũng có nhưng chủ yếu là mua thôi
119.gif
mama ta gói bánh:-j, năm nay kiếm zài món zề trổ tài:KSV@05:
 
×
Quay lại
Top Bottom