- Tham gia
- 16/11/2011
- Bài viết
- 14.545
Dù năm này qua năm khác Bộ GD-ĐT miệt mài kêu gọi phát huy tính sáng tạo của học sinh nhưng trong thực tế bài văn mẫu vẫn mặc nhiên hoành hành. Theo nhiều nhà giáo, thực trạng này là hệ quả của việc đánh giá, thi cử bất hợp lý. Học thuộc văn mẫu thay vì đọc hiểu tác phẩm văn học
Như đã phản ánh, tại hội thảo khoa học quốc gia về dạy học môn Ngữ Văn được tổ chức ở Huế trong hai ngày 5 và 6/1, các chuyên gia đã nhận định chương trình môn văn hiện hành đã tiếp cận được tư tưởng mới là đọc - hiểu nhưng trên thực tế điều này không xuống được các trường phổ thông.
“Nếu học sinh không trực tiếp đọc các văn bản ấy, không hiểu được văn bản thì coi như mọi yêu cầu, mục tiêu cao đẹp của môn văn chỉ là nói suông, khó với tới, đừng nói gì tới tình yêu văn học”, GS Trần Đình Sử nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo nhiều học giả, trên thực tế hoạt động dạy học môn văn trong trường phổ thông, học sinh không được trực tiếp đọc văn bản văn học mà là “đọc” qua người khác. Hiện tượng này các nhà chuyên môn gọi là đọc “thế bản” thay vì đọc văn bản của nhà văn.
“Văn bản quan trọng nhất mà học sinh phải/bị học không phải là văn bản tác phẩm mà là bài giảng của thầy, là văn bản các bài phân tích, bình giảng về tác phẩm đó”, PGS TS Lưu Khánh Thơ, Viện Văn học nhận xét.
Cũng theo bà Thơ, điều này khiến cho học sinh chỉ biết tiếp thu một cách thụ động, mất dần kỹ năng đọc hiểu văn bản, thiếu năng lực đọc một cách sáng tạo trong khi môn văn là môn học của sự sáng tạo.
Thực tế này được cô Dương Phương Hồng, giáo viên Trường THPT Lê Trực, Kiên Giang xác nhận. Cô Hồng cho biết, các giáo viên được hướng dẫn là phải đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực của học sinh.
Các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài của SGK là những công cụ giúp giáo viên phát huy tính tích cực này. “Nhưng trên thị trường sách có quá nhiều sách học tốt môn Ngữ văn trả lời sẵn các câu hỏi đó. Vì thế khi được hỏi các em đã trả lời đúng y sì trong các sách hướng dẫn đó. Lớp có 40 em thì có 40 câu trả lời giống nhau”, cô Hồng chia sẻ.
Cũng theo cô Hồng, dù trong suốt năm học nhiều giáo viên cũng có ý thức đổi mới phương pháp dạy học nhưng cứ đến kỳ ôn thi lại phải trở về cách nhồi nhét truyền thống để đạt mục tiêu làm sao giúp học sinh đạt ít nhất được 5 điểm trong kỳ thi.
Cần điều chỉnh cách thi ngay
Thầy Nguyễn Hữu Quyền, chuyên viên phụ trách môn văn Sở GD&ĐT Nghệ An cho rằng, một khi chưa bàn bạc thấu đáo chuyện vì sao học sinh không chịu học văn thì mọi bàn bạc về việc thay đổi nội dung chương trình – SGK là vô nghĩa.
“Với cách thi cử như hiện nay chúng tôi như ở trong cái bị có buộc nút bên trên, dù múa may quay cuồng kiểu gì thì vẫn chỉ trong cái bị đó”, thầy Quyền nói.
Còn thầy Nguyễn Công Lư, chuyên viên môn văn, Sở GD Nam Định thì cho rằng giáo dục nói chung và dạy học môn văn nói riêng đang bị vòng kim cô thi cử siết chặt. Cô Bùi Thị Kim Duyên, giáo viên văn Trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diệu, Đồng Tháp bày tỏ: “Chúng tôi tha thiết mong Bộ GD&ĐT thay đổi cách thi cử để tác động ngược trở lại cách dạy của giáo viên vì một thực tế không thể phủ nhận là thi thế nào thì giáo viên bị ràng buộc như thế”.
PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Nam, Khoa Sư phạm, ĐH Cần Thơ cho rằng với cách thi cử, đánh giá như hiện nay thì học sinh chỉ có một cách hiểu duy nhất với những tác phẩm được giảng dạy trong trường phổ thông, vì vậy các em chán học văn là tất yếu.
Từ đó hình thành nên những lớp học sinh chỉ biết “ăn theo nói leo”, không bao giờ được nói lên suy nghĩ thật của mình mà chỉ nói theo thầy cô, theo các bài văn mẫu.
“Cách đánh giá căn cứ vào đáp án cho từng đề thi như hiện nay không khác gì lấy “ni chân” của người ra đề để đo cho tất cả các học sinh, vì thế không có cơ hội cho các em sáng tạo, tự do thể hiện ý tưởng của mình”, PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Nam nói.
Đại diện cho tiểu ban thảo luận về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá trong hội thảo, GS Phan Trọng Luận cũng nhận xét khâu kiểm tra đánh giá hiện nay còn nhiều hạn chế, chưa đảm bảo yêu cầu khách quan, chính xác, công bằng.
Đánh giá chủ yếu vẫn là tái hiện kiến thức, chưa quan tâm lắm đến sự vận dụng kiến thức, chưa nói là sáng tạo kiến thức. Quy trình kiểm tra đánh giá chưa tuân thủ được đầy đủ, hình thức kiểm tra đánh giá còn đơn điệu, công cụ kiểm tra đánh giá còn lạc hậu.
“Dứt khoát hạn chế lối kiểm tra học tác phẩm nào ra đề đúng vào tác phẩm ấy. Đề mở có thể là mở về phạm vi tư liệu, về phương thức trình bày, về chính kiến quan điểm. Việc đánh giá bài làm của học sinh theo đề mở cần chú ý khả năng vận dụng kiến thức, khả năng tự biện luận để thể hiện quan điểm cá nhân, khả năng diễn đạt để thể hiện ý kiến của từng người. Đổi mới kiểm tra đánh giá trong môn Ngữ Văn cần được áp dụng ngay, áp dụng trực tiếp vào chương trình - SGK hiện hành”, GS Phan Trọng Luận đề xuất.
Như đã phản ánh, tại hội thảo khoa học quốc gia về dạy học môn Ngữ Văn được tổ chức ở Huế trong hai ngày 5 và 6/1, các chuyên gia đã nhận định chương trình môn văn hiện hành đã tiếp cận được tư tưởng mới là đọc - hiểu nhưng trên thực tế điều này không xuống được các trường phổ thông.
Học sinh đang phải đọc văn bản văn học qua người khác. (Ảnh: Hồng Vĩnh)
Trao đổi trên các diễn đàn chính thức và phi chính thức, GS Trần Đình Sử, người phụ trách nhóm biên soạn chương trình môn Ngữ văn cấp THPT nhiều lần nhắc đi nhắc lại rằng khởi điểm của môn văn là dạy học sinh đọc hiểu trực tiếp văn bản văn học của nhà văn.“Nếu học sinh không trực tiếp đọc các văn bản ấy, không hiểu được văn bản thì coi như mọi yêu cầu, mục tiêu cao đẹp của môn văn chỉ là nói suông, khó với tới, đừng nói gì tới tình yêu văn học”, GS Trần Đình Sử nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo nhiều học giả, trên thực tế hoạt động dạy học môn văn trong trường phổ thông, học sinh không được trực tiếp đọc văn bản văn học mà là “đọc” qua người khác. Hiện tượng này các nhà chuyên môn gọi là đọc “thế bản” thay vì đọc văn bản của nhà văn.
“Văn bản quan trọng nhất mà học sinh phải/bị học không phải là văn bản tác phẩm mà là bài giảng của thầy, là văn bản các bài phân tích, bình giảng về tác phẩm đó”, PGS TS Lưu Khánh Thơ, Viện Văn học nhận xét.
Cũng theo bà Thơ, điều này khiến cho học sinh chỉ biết tiếp thu một cách thụ động, mất dần kỹ năng đọc hiểu văn bản, thiếu năng lực đọc một cách sáng tạo trong khi môn văn là môn học của sự sáng tạo.
Thực tế này được cô Dương Phương Hồng, giáo viên Trường THPT Lê Trực, Kiên Giang xác nhận. Cô Hồng cho biết, các giáo viên được hướng dẫn là phải đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực của học sinh.
Các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài của SGK là những công cụ giúp giáo viên phát huy tính tích cực này. “Nhưng trên thị trường sách có quá nhiều sách học tốt môn Ngữ văn trả lời sẵn các câu hỏi đó. Vì thế khi được hỏi các em đã trả lời đúng y sì trong các sách hướng dẫn đó. Lớp có 40 em thì có 40 câu trả lời giống nhau”, cô Hồng chia sẻ.
Cũng theo cô Hồng, dù trong suốt năm học nhiều giáo viên cũng có ý thức đổi mới phương pháp dạy học nhưng cứ đến kỳ ôn thi lại phải trở về cách nhồi nhét truyền thống để đạt mục tiêu làm sao giúp học sinh đạt ít nhất được 5 điểm trong kỳ thi.
Cần điều chỉnh cách thi ngay
Thầy Nguyễn Hữu Quyền, chuyên viên phụ trách môn văn Sở GD&ĐT Nghệ An cho rằng, một khi chưa bàn bạc thấu đáo chuyện vì sao học sinh không chịu học văn thì mọi bàn bạc về việc thay đổi nội dung chương trình – SGK là vô nghĩa.
“Với cách thi cử như hiện nay chúng tôi như ở trong cái bị có buộc nút bên trên, dù múa may quay cuồng kiểu gì thì vẫn chỉ trong cái bị đó”, thầy Quyền nói.
“Theo quan sát của chúng tôi thì giới trẻ bây giờ sống hời hợt, ít lãng mạn hơn ngày xưa rất nhiều. Lối sống thực dụng, bệnh dối trá của xã hội ảnh hưởng một phần, phần còn lại là do cách dạy và học văn trong nhà trường”. - TS Đặng Văn Vũ, ĐH Sài Gòn |
PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Nam, Khoa Sư phạm, ĐH Cần Thơ cho rằng với cách thi cử, đánh giá như hiện nay thì học sinh chỉ có một cách hiểu duy nhất với những tác phẩm được giảng dạy trong trường phổ thông, vì vậy các em chán học văn là tất yếu.
Từ đó hình thành nên những lớp học sinh chỉ biết “ăn theo nói leo”, không bao giờ được nói lên suy nghĩ thật của mình mà chỉ nói theo thầy cô, theo các bài văn mẫu.
“Cách đánh giá căn cứ vào đáp án cho từng đề thi như hiện nay không khác gì lấy “ni chân” của người ra đề để đo cho tất cả các học sinh, vì thế không có cơ hội cho các em sáng tạo, tự do thể hiện ý tưởng của mình”, PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Nam nói.
Đại diện cho tiểu ban thảo luận về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá trong hội thảo, GS Phan Trọng Luận cũng nhận xét khâu kiểm tra đánh giá hiện nay còn nhiều hạn chế, chưa đảm bảo yêu cầu khách quan, chính xác, công bằng.
Đánh giá chủ yếu vẫn là tái hiện kiến thức, chưa quan tâm lắm đến sự vận dụng kiến thức, chưa nói là sáng tạo kiến thức. Quy trình kiểm tra đánh giá chưa tuân thủ được đầy đủ, hình thức kiểm tra đánh giá còn đơn điệu, công cụ kiểm tra đánh giá còn lạc hậu.
“Dứt khoát hạn chế lối kiểm tra học tác phẩm nào ra đề đúng vào tác phẩm ấy. Đề mở có thể là mở về phạm vi tư liệu, về phương thức trình bày, về chính kiến quan điểm. Việc đánh giá bài làm của học sinh theo đề mở cần chú ý khả năng vận dụng kiến thức, khả năng tự biện luận để thể hiện quan điểm cá nhân, khả năng diễn đạt để thể hiện ý kiến của từng người. Đổi mới kiểm tra đánh giá trong môn Ngữ Văn cần được áp dụng ngay, áp dụng trực tiếp vào chương trình - SGK hiện hành”, GS Phan Trọng Luận đề xuất.
Theo Quý Hiên
Tiền Phong
Hiệu chỉnh bởi quản lý: