- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Hơn 3 năm qua, ở ấp Tân Hưng, xã Thạnh Lộc, huyện Vĩnh Thạnh (Cần Thơ), người thầy Cao Văn Vụ chưa tốt nghiệp lớp 12 mang trong người căn bệnh hở van tim vẫn miệt mài dạy học môn hoá học miễn phí cho các em học sinh nghèo, nhiều học sinh thi đỗ cao vào các trường đại học, cao đẳng.
Thầy giáo “bất đắc dĩ”
Cao Văn Vụ sinh năm 1987, trong gia đình có 4 anh chị em. Vụ là con trai út trong nhà. Vụ cho biết, hồi còn đi học anh ấp ủ cho mình nhiều hoài bão tương lai và ước mơ trở thành một kỹ sư ngành công nghệ thông tin. Từng là học sinh giỏi nhiều năm liền của trường THCS Trung Hưng và Trường THPT Thốt Nốt, Cao Văn Vụ được thầy cô và bạn bè quý mến về sự thông minh và chăm chỉ học hành. Bất hạnh đến khi vừa thi học kỳ 1 năm lớp 12 xong, sức khỏe của anh yếu dần vì căn bệnh hở van tim làm anh khó thở, cộng với cú sốc khi cha qua đời khiến tinh thần anh càng sa sút. Anh thường bị ngất xỉu khi đang học trên lớp và tình trạng ấy cứ lặp đi lặp lại nhiều lần, Vụ đành ngậm ngùi chia tay bạn bè, thầy cô và khép lại ước mơ trở thành sinh viên của Trường Đại học Cần Thơ.
Bà Lê Thị E - mẹ Vụ - bùi ngùi kể: “Sau khi cha mất thằng Vụ như bị sốc, bệnh trở nặng hơn nên phải nghỉ học, nhìn con buồn tôi đau lòng lắm. Ngày ngày thấy bạn bè đi học ngang, nó lại lấy sách vở ra tự học một mình ở nhà, cứ nói là sẽ đi học lại khi sức khỏe bình phục”. Các anh chị lớn của Vụ đều đã có gia đình riêng, hiện trong căn nhà lá nhỏ chỉ còn có Vụ và chị gái sống cùng bà mẹ già đã ngoài tuổi thất tuần. Mang bệnh tật nhưng Vụ rất ham học, không thể đến trường, hàng ngày anh tự mày mò học tập bên những trang sách giáo khoa cũ, tham khảo giáo trình, tài liệu từ những bạn bè đang theo học đại học. Tìm và tự giải quyết các đề thi môn Toán, Hoá học của các kỳ thi đại học, cao đẳng hằng năm...
Thường xuyên vào bệnh viện nhưng Vụ vẫn bền bỉ, không chịu khuất phục trước số phận, anh tự học ở nhà và nuôi hi vọng một ngày sẽ được đi học lại. Vụ tâm sự: “Tự học một mình là rất khó nhưng tôi không bỏ cuộc, mấy đứa nhỏ ở xóm thường tới chơi, thấy tôi ngồi học một mình rồi các em đến hỏi bài, thấy tôi chỉ dễ hiểu các em thích nên tới lui hoài hà. Ở nhà cũng không có làm gì, thấy mấy em thích học tôi dạy chúng làm bài tập, nhìn bọn trẻ hiểu bài tôi rất vui, lúc đầu chỉ có 2 đứa, dần dần mấy đứa nhỏ kéo tới ngày một đông hơn”. Và cũng từ ngày đó Vụ trở thành người thầy “bất đắc dĩ” của những đứa trẻ trong xóm và cái tên “thầy giáo không bằng” của Vụ được bà con trong vùng gọi ngay từ đó.
Dạy học vì cái tâm
Kinh tế gia đình khó khăn nhưng điều lạ và đáng quý ở Vụ là anh không nhận tiền thù lao của bất cứ học sinh nào. Anh tâm sự: “Kiến thức của mình chỉ dừng ở mức độ nào đó, chưa phải là một thầy giáo thực thụ nên dạy các em được gì thì mình dạy. Dạy học chủ yếu ở cái tâm và làm những gì mình thích. Mình không được bước lên giảng đường đại học thì phải tạo điều kiện để các em phấn đấu. Tôi không được làm thầy giáo đứng lớp nhưng được làm thầy giáo tại nhà tôi rất vui và hãnh diện khi được học sinh gọi là thầy”. Em Nguyễn Kim Tuyền - lớp 11C2, Trường THPT Trung An nói: “Biết hoàn cảnh khó khăn của thầy mà thầy vẫn không lấy tiền phụ đạo của tụi em nên tụi em quý thầy lắm. Ban đầu không có bảng để học, tụi em rủ nhau mua bảng đem đến cho thầy viết và giảng bài. Thầy nói, khi đi học tụi em chỉ cần mang theo viên phấn để thầy dạy là được, ở xóm mình ai cũng nghèo, thầy không lấy tiền. Lúc đầu học bằng bảng đen viết phấn, nhưng bụi phấn đã làm căn bệnh tim của thầy trở nặng lại. Chúng em quyết định hùng tiền mua bảng bằng pêca, viết bằng bút lông cho thầy đỡ mệt”.
Hiện hằng ngày trong căn nhà nhỏ của “thầy giáo không bằng” có tất cả 60 học sinh, chia làm 3 nhóm học: Sáng, chiều, tối. Riêng ngày thứ 7 và chủ nhật, lúc nào nhà người thầy “bất đắc dĩ” này cũng có học sinh đến học, mỗi nhóm từ 8- 10 em. Phần lớn học sinh tìm đến nhà thầy giáo này học đều có học lực yếu, sau một thời gian được thầy Vụ hướng dẫn, kiến thức các em nâng lên thấy rõ.
Em Lê Thị Kiều Oanh - học sinh lớp 12T3, Trường THPT Trung An - phấn khởi: “Chị em từng học thêm ở đây và đã thi đậu vào Đại học Cần Thơ, chị kêu em đến nhà thầy Vụ học. Em cũng muốn đậu đại học như chị mình nên tìm đến thầy. Kiến thức về môn hoá của em phải nói là rất tệ, từ khi được thầy chỉ dạy kiến thức em nắm vững hơn, bây giờ mỗi lần lên lớp, em rất tự tin đưa tay phát biểu”.
Nhà nghèo, học sinh đến học phải ngồi dưới đất. Thấy vậy, chú Tám Lợi - một người hàng xóm tốt bụng - thấy thầy và trò đều chịu khó học tập, chú đi xin Hội Chữ thập Đỏ xã Thạnh Lợi mấy cái ghế, cái bàn để thầy trò Vụ có bàn dạy và học. Chú Tám cho biết: “Tui thấy thằng Vụ bản thân nghèo lại bệnh tật mà còn làm việc tốt, bản thân tui không làm được gì cho các cháu, chỉ biết xin bàn ghế cũ về cho các cháu ngồi học thôi hà”.
Dù sức khỏe có phần hồi phục, mỗi lần Vụ dạy nhiều đều bị khó thở. Từ đó, Vụ suy nghĩ làm cách nào để tăng hiệu quả giờ học mà không ảnh hưởng sức khỏe? Biết được chuyện, anh hai của Vụ cho anh cái CPU cũ, không có màn hình. Anh năn nỉ mẹ vay 4 triệu đồng mua cái màn hình máy vi tính. Có máy vi tính rồi, anh bắt tay vào mày mò, tìm tòi, nghiên cứu... cách dạy học bằng máy vi tính. Anh cho biết: “Tôi chưa từng học qua tin học nên thời gian đầu còn gặp nhiều khó khăn, nhờ bạn bè chỉ và tìm thông tin trên Internet, sau nửa tháng, tôi đã có bài giảng điện tử để dạy các em. Tôi chỉ hy vọng mình có đủ sức khỏe để dạy các em được tốt hơn”.
Em Nguyễn Thị Kim Thoa - ấp Thành Lộc, xã Trung Thành - thích thú: “Phương pháp dạy trên máy vi tính của thầy em học rất dễ hiểu. Thầy vẽ sơ đồ và chia ra thành nhiều nhánh để chúng em dễ tiếp thu bài hơn. Từ khi dạy bằng phương pháp mới, em thấy sức khỏe của thầy cũng tốt hơn trước”.
Qua 3 năm làm “thầy giáo”, Vụ đã giúp cho 20 em thi đỗ đại học và 30 em đậu vào các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trong và ngoài thành phố. Phần lớn các em thi đỗ nhờ vào môn hoá học đạt điểm cao. Cụ thể là con trai của ông Nguyễn Văn Trung - chợ Thạnh Lộc, xã Thạnh Lộc - nhờ Vụ luyện thi đã thi đỗ vào Đại học Y Dược Cần Thơ năm rồi với điểm 8 môn hoá. Ông Trung nói: “Ở nông thôn mình làm vất vả nuôi con, vì vậy khi con trai đậu vào trường y dược tui rất vui và biết ơn thầy Vụ. Thầy chưa từng qua lớp đào tạo mà kiến thức y hệt giáo viên thiệt. Tui còn một đứa con gái hiện đang học lớp 11, hàng tuần tui cũng đưa con đến nhà thầy Vụ để ôn tập”.
Cuộc sống nơi vùng nông thôn nghèo, điều kiện đi lại học tập của các em còn khó khăn. Đơn giản với Vụ anh chỉ muốn truyền đạt cho các em những kiến thức mà mình học được để giúp học sinh quê mình học tốt hơn, giúp các em thực hiện ước mơ bước vào giảng đường đại học. Và hơn hết, được làm thầy giáo chính là niềm vui và hạnh phúc lớn nhất của anh. “Nếu có điều kiện, tôi sẽ lợp thêm cái mái nhà phía trước để dạy được nhiều học sinh hơn. Hiện nhà chật chội, nên mỗi nhóm chỉ học được khoảng 10 em hà. Sống mà làm được cái mình đam mê, đối với tôi đó là điều tuyệt vời nhất” - Vụ bộc bạch.
Nguồn: hn.24h.com.vn
Thầy giáo “bất đắc dĩ”
Cao Văn Vụ sinh năm 1987, trong gia đình có 4 anh chị em. Vụ là con trai út trong nhà. Vụ cho biết, hồi còn đi học anh ấp ủ cho mình nhiều hoài bão tương lai và ước mơ trở thành một kỹ sư ngành công nghệ thông tin. Từng là học sinh giỏi nhiều năm liền của trường THCS Trung Hưng và Trường THPT Thốt Nốt, Cao Văn Vụ được thầy cô và bạn bè quý mến về sự thông minh và chăm chỉ học hành. Bất hạnh đến khi vừa thi học kỳ 1 năm lớp 12 xong, sức khỏe của anh yếu dần vì căn bệnh hở van tim làm anh khó thở, cộng với cú sốc khi cha qua đời khiến tinh thần anh càng sa sút. Anh thường bị ngất xỉu khi đang học trên lớp và tình trạng ấy cứ lặp đi lặp lại nhiều lần, Vụ đành ngậm ngùi chia tay bạn bè, thầy cô và khép lại ước mơ trở thành sinh viên của Trường Đại học Cần Thơ.
Bà Lê Thị E - mẹ Vụ - bùi ngùi kể: “Sau khi cha mất thằng Vụ như bị sốc, bệnh trở nặng hơn nên phải nghỉ học, nhìn con buồn tôi đau lòng lắm. Ngày ngày thấy bạn bè đi học ngang, nó lại lấy sách vở ra tự học một mình ở nhà, cứ nói là sẽ đi học lại khi sức khỏe bình phục”. Các anh chị lớn của Vụ đều đã có gia đình riêng, hiện trong căn nhà lá nhỏ chỉ còn có Vụ và chị gái sống cùng bà mẹ già đã ngoài tuổi thất tuần. Mang bệnh tật nhưng Vụ rất ham học, không thể đến trường, hàng ngày anh tự mày mò học tập bên những trang sách giáo khoa cũ, tham khảo giáo trình, tài liệu từ những bạn bè đang theo học đại học. Tìm và tự giải quyết các đề thi môn Toán, Hoá học của các kỳ thi đại học, cao đẳng hằng năm...
Thường xuyên vào bệnh viện nhưng Vụ vẫn bền bỉ, không chịu khuất phục trước số phận, anh tự học ở nhà và nuôi hi vọng một ngày sẽ được đi học lại. Vụ tâm sự: “Tự học một mình là rất khó nhưng tôi không bỏ cuộc, mấy đứa nhỏ ở xóm thường tới chơi, thấy tôi ngồi học một mình rồi các em đến hỏi bài, thấy tôi chỉ dễ hiểu các em thích nên tới lui hoài hà. Ở nhà cũng không có làm gì, thấy mấy em thích học tôi dạy chúng làm bài tập, nhìn bọn trẻ hiểu bài tôi rất vui, lúc đầu chỉ có 2 đứa, dần dần mấy đứa nhỏ kéo tới ngày một đông hơn”. Và cũng từ ngày đó Vụ trở thành người thầy “bất đắc dĩ” của những đứa trẻ trong xóm và cái tên “thầy giáo không bằng” của Vụ được bà con trong vùng gọi ngay từ đó.
Thầy Vụ hướng dẫn tận tình khi các em gặp bài tập khó.
Vốn tính thông minh và chăm chỉ, dù chưa qua đào tạo một lớp sư phạm hay nghiệp vụ nào nhưng Vụ đã có thể dạy cho các em học sinh từ lớp 8 đến lớp 12 và cả những em ôn thi đại học môn hoá. Không chỉ các em trong xóm mà kể cả các em đang học tại các trường THPT ở các xã lân cận cũng tìm đến nhà để được thầy giáo dạy kèm môn hoá học.Dạy học vì cái tâm
Kinh tế gia đình khó khăn nhưng điều lạ và đáng quý ở Vụ là anh không nhận tiền thù lao của bất cứ học sinh nào. Anh tâm sự: “Kiến thức của mình chỉ dừng ở mức độ nào đó, chưa phải là một thầy giáo thực thụ nên dạy các em được gì thì mình dạy. Dạy học chủ yếu ở cái tâm và làm những gì mình thích. Mình không được bước lên giảng đường đại học thì phải tạo điều kiện để các em phấn đấu. Tôi không được làm thầy giáo đứng lớp nhưng được làm thầy giáo tại nhà tôi rất vui và hãnh diện khi được học sinh gọi là thầy”. Em Nguyễn Kim Tuyền - lớp 11C2, Trường THPT Trung An nói: “Biết hoàn cảnh khó khăn của thầy mà thầy vẫn không lấy tiền phụ đạo của tụi em nên tụi em quý thầy lắm. Ban đầu không có bảng để học, tụi em rủ nhau mua bảng đem đến cho thầy viết và giảng bài. Thầy nói, khi đi học tụi em chỉ cần mang theo viên phấn để thầy dạy là được, ở xóm mình ai cũng nghèo, thầy không lấy tiền. Lúc đầu học bằng bảng đen viết phấn, nhưng bụi phấn đã làm căn bệnh tim của thầy trở nặng lại. Chúng em quyết định hùng tiền mua bảng bằng pêca, viết bằng bút lông cho thầy đỡ mệt”.
Hiện hằng ngày trong căn nhà nhỏ của “thầy giáo không bằng” có tất cả 60 học sinh, chia làm 3 nhóm học: Sáng, chiều, tối. Riêng ngày thứ 7 và chủ nhật, lúc nào nhà người thầy “bất đắc dĩ” này cũng có học sinh đến học, mỗi nhóm từ 8- 10 em. Phần lớn học sinh tìm đến nhà thầy giáo này học đều có học lực yếu, sau một thời gian được thầy Vụ hướng dẫn, kiến thức các em nâng lên thấy rõ.
Em Lê Thị Kiều Oanh - học sinh lớp 12T3, Trường THPT Trung An - phấn khởi: “Chị em từng học thêm ở đây và đã thi đậu vào Đại học Cần Thơ, chị kêu em đến nhà thầy Vụ học. Em cũng muốn đậu đại học như chị mình nên tìm đến thầy. Kiến thức về môn hoá của em phải nói là rất tệ, từ khi được thầy chỉ dạy kiến thức em nắm vững hơn, bây giờ mỗi lần lên lớp, em rất tự tin đưa tay phát biểu”.
Nhà nghèo, học sinh đến học phải ngồi dưới đất. Thấy vậy, chú Tám Lợi - một người hàng xóm tốt bụng - thấy thầy và trò đều chịu khó học tập, chú đi xin Hội Chữ thập Đỏ xã Thạnh Lợi mấy cái ghế, cái bàn để thầy trò Vụ có bàn dạy và học. Chú Tám cho biết: “Tui thấy thằng Vụ bản thân nghèo lại bệnh tật mà còn làm việc tốt, bản thân tui không làm được gì cho các cháu, chỉ biết xin bàn ghế cũ về cho các cháu ngồi học thôi hà”.
Dù sức khỏe có phần hồi phục, mỗi lần Vụ dạy nhiều đều bị khó thở. Từ đó, Vụ suy nghĩ làm cách nào để tăng hiệu quả giờ học mà không ảnh hưởng sức khỏe? Biết được chuyện, anh hai của Vụ cho anh cái CPU cũ, không có màn hình. Anh năn nỉ mẹ vay 4 triệu đồng mua cái màn hình máy vi tính. Có máy vi tính rồi, anh bắt tay vào mày mò, tìm tòi, nghiên cứu... cách dạy học bằng máy vi tính. Anh cho biết: “Tôi chưa từng học qua tin học nên thời gian đầu còn gặp nhiều khó khăn, nhờ bạn bè chỉ và tìm thông tin trên Internet, sau nửa tháng, tôi đã có bài giảng điện tử để dạy các em. Tôi chỉ hy vọng mình có đủ sức khỏe để dạy các em được tốt hơn”.
Em Nguyễn Thị Kim Thoa - ấp Thành Lộc, xã Trung Thành - thích thú: “Phương pháp dạy trên máy vi tính của thầy em học rất dễ hiểu. Thầy vẽ sơ đồ và chia ra thành nhiều nhánh để chúng em dễ tiếp thu bài hơn. Từ khi dạy bằng phương pháp mới, em thấy sức khỏe của thầy cũng tốt hơn trước”.
Qua 3 năm làm “thầy giáo”, Vụ đã giúp cho 20 em thi đỗ đại học và 30 em đậu vào các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trong và ngoài thành phố. Phần lớn các em thi đỗ nhờ vào môn hoá học đạt điểm cao. Cụ thể là con trai của ông Nguyễn Văn Trung - chợ Thạnh Lộc, xã Thạnh Lộc - nhờ Vụ luyện thi đã thi đỗ vào Đại học Y Dược Cần Thơ năm rồi với điểm 8 môn hoá. Ông Trung nói: “Ở nông thôn mình làm vất vả nuôi con, vì vậy khi con trai đậu vào trường y dược tui rất vui và biết ơn thầy Vụ. Thầy chưa từng qua lớp đào tạo mà kiến thức y hệt giáo viên thiệt. Tui còn một đứa con gái hiện đang học lớp 11, hàng tuần tui cũng đưa con đến nhà thầy Vụ để ôn tập”.
Cuộc sống nơi vùng nông thôn nghèo, điều kiện đi lại học tập của các em còn khó khăn. Đơn giản với Vụ anh chỉ muốn truyền đạt cho các em những kiến thức mà mình học được để giúp học sinh quê mình học tốt hơn, giúp các em thực hiện ước mơ bước vào giảng đường đại học. Và hơn hết, được làm thầy giáo chính là niềm vui và hạnh phúc lớn nhất của anh. “Nếu có điều kiện, tôi sẽ lợp thêm cái mái nhà phía trước để dạy được nhiều học sinh hơn. Hiện nhà chật chội, nên mỗi nhóm chỉ học được khoảng 10 em hà. Sống mà làm được cái mình đam mê, đối với tôi đó là điều tuyệt vời nhất” - Vụ bộc bạch.
Nguồn: hn.24h.com.vn