- Tham gia
- 11/12/2023
- Bài viết
- 329
LTS: Sau nửa thế kỷ miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, TP.HCM đã có những bước phát triển vượt bậc trong lĩnh vực nhà ở, từ cải tạo chung cư cũ, mở rộng nguồn cung đến phát triển nhà ở xã hội và điều chỉnh chính sách để đảm bảo quyền an cư cho mọi tầng lớp nhân dân.
Tuy nhiên, TP vẫn đối mặt với nhiều thách thức như quỹ đất hạn chế, vướng mắc pháp lý, nguồn cung chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế. Loạt bài này sẽ điểm lại những thành tựu nổi bật, phân tích các tồn tại và đề xuất giải pháp để TP.HCM tiếp tục phát triển bền vững, trở thành đô thị đáng sống, nơi mọi người dân đều có cơ hội sở hữu nơi ở phù hợp.
Thay áo mới cho chung cư cũ: Hành trình gần 3 thập niên
Sau 50 năm kể từ ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, TP.HCM đã vươn mình mạnh mẽ, trở thành đầu tàu kinh tế, văn hóa của cả nước. Song hành với sự phát triển rực rỡ của đô thị vẫn còn đó nỗi trăn trở mang tên chung cư cũ. Những khối nhà xây dựng từ trước năm 1975 đang ngày càng xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ và làm ảnh hưởng đến diện mạo đô thị. Suốt 50 năm qua, TP đã không ngừng nỗ lực cải tạo, xây mới, viết tiếp câu chuyện an cư cho người dân, kiến tạo một đô thị hiện đại, an toàn và bền vững.
Hành trình gần ba thập niên tìm lời giải
Bước chân vào nhiều lô chung cư xây dựng trước năm 1975 tại các quận 5, 1, 3, Tân Bình… người ta không khỏi cảm thấy lo lắng. Không gian ẩm thấp, tường vôi bong tróc, hệ thống điện, nước chằng chịt, tạm bợ và nỗi lo thường trực về sự an toàn của kết cấu tòa nhà đã tồn tại hàng mấy chục năm qua. Đó là thực tế tại hàng trăm chung cư cũ trên địa bàn TP, nơi sinh sống của hàng chục ngàn hộ dân.
Tình trạng xuống cấp của các chung cư cũ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống, sức khỏe và sự an toàn của người dân mà còn là một thách thức lớn cho bức tranh đô thị hiện đại mà TP.HCM đang hướng tới. Đó là những “mảng màu tối” cần được thay thế bằng những công trình khang trang, an toàn, đáp ứng tiêu chuẩn sống ngày càng cao.
Nhận thức rõ tính cấp bách của vấn đề, TP.HCM đã bắt đầu hành trình cải tạo, xây mới chung cư cũ từ rất sớm. Những chủ trương đầu tiên manh nha từ cuối thập niên 1990, UBND TP đã có chủ trương xây dựng và sửa chữa chung cư, nhà tập thể hư hỏng nặng trên địa bàn. Một cột mốc pháp lý quan trọng là Quyết định 34 của Chính phủ ban hành năm 2008, tạo hành lang pháp lý rõ ràng hơn khi đưa ra các giải pháp cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp.
Từ đó đến nay, TP.HCM đã chỉ đạo các sở, ngành và địa phương liên quan bằng nhiều giải pháp khác nhau, nỗ lực thúc đẩy tiến độ thực hiện việc cải tạo, xây dựng mới chung cư cũ.
Đại diện Sở Xây dựng TP.HCM cho biết TP đã vận dụng triệt để các cơ chế, chính sách ưu đãi, đặc thù mà các nghị quyết, nghị định của Chính phủ đã ban hành. Đồng thời, mạnh dạn thực hiện phân cấp thông qua cơ chế ủy quyền, phân công cho chính quyền địa phương chủ động tổ chức thực hiện công tác cải tạo, xây dựng lại các chung cư được xây dựng trước năm 1975 với sự hướng dẫn, giám sát của các sở, ngành chuyên môn.
ĐỌC TIẾP
Nguồn tin: Báo Pháp Luật TP.HCM
Tuy nhiên, TP vẫn đối mặt với nhiều thách thức như quỹ đất hạn chế, vướng mắc pháp lý, nguồn cung chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế. Loạt bài này sẽ điểm lại những thành tựu nổi bật, phân tích các tồn tại và đề xuất giải pháp để TP.HCM tiếp tục phát triển bền vững, trở thành đô thị đáng sống, nơi mọi người dân đều có cơ hội sở hữu nơi ở phù hợp.
Thay áo mới cho chung cư cũ: Hành trình gần 3 thập niên
Sau 50 năm kể từ ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, TP.HCM đã vươn mình mạnh mẽ, trở thành đầu tàu kinh tế, văn hóa của cả nước. Song hành với sự phát triển rực rỡ của đô thị vẫn còn đó nỗi trăn trở mang tên chung cư cũ. Những khối nhà xây dựng từ trước năm 1975 đang ngày càng xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ và làm ảnh hưởng đến diện mạo đô thị. Suốt 50 năm qua, TP đã không ngừng nỗ lực cải tạo, xây mới, viết tiếp câu chuyện an cư cho người dân, kiến tạo một đô thị hiện đại, an toàn và bền vững.
Hành trình gần ba thập niên tìm lời giải
Bước chân vào nhiều lô chung cư xây dựng trước năm 1975 tại các quận 5, 1, 3, Tân Bình… người ta không khỏi cảm thấy lo lắng. Không gian ẩm thấp, tường vôi bong tróc, hệ thống điện, nước chằng chịt, tạm bợ và nỗi lo thường trực về sự an toàn của kết cấu tòa nhà đã tồn tại hàng mấy chục năm qua. Đó là thực tế tại hàng trăm chung cư cũ trên địa bàn TP, nơi sinh sống của hàng chục ngàn hộ dân.
Tình trạng xuống cấp của các chung cư cũ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống, sức khỏe và sự an toàn của người dân mà còn là một thách thức lớn cho bức tranh đô thị hiện đại mà TP.HCM đang hướng tới. Đó là những “mảng màu tối” cần được thay thế bằng những công trình khang trang, an toàn, đáp ứng tiêu chuẩn sống ngày càng cao.
Nhận thức rõ tính cấp bách của vấn đề, TP.HCM đã bắt đầu hành trình cải tạo, xây mới chung cư cũ từ rất sớm. Những chủ trương đầu tiên manh nha từ cuối thập niên 1990, UBND TP đã có chủ trương xây dựng và sửa chữa chung cư, nhà tập thể hư hỏng nặng trên địa bàn. Một cột mốc pháp lý quan trọng là Quyết định 34 của Chính phủ ban hành năm 2008, tạo hành lang pháp lý rõ ràng hơn khi đưa ra các giải pháp cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp.
Từ đó đến nay, TP.HCM đã chỉ đạo các sở, ngành và địa phương liên quan bằng nhiều giải pháp khác nhau, nỗ lực thúc đẩy tiến độ thực hiện việc cải tạo, xây dựng mới chung cư cũ.
Đại diện Sở Xây dựng TP.HCM cho biết TP đã vận dụng triệt để các cơ chế, chính sách ưu đãi, đặc thù mà các nghị quyết, nghị định của Chính phủ đã ban hành. Đồng thời, mạnh dạn thực hiện phân cấp thông qua cơ chế ủy quyền, phân công cho chính quyền địa phương chủ động tổ chức thực hiện công tác cải tạo, xây dựng lại các chung cư được xây dựng trước năm 1975 với sự hướng dẫn, giám sát của các sở, ngành chuyên môn.
ĐỌC TIẾP
Nguồn tin: Báo Pháp Luật TP.HCM