Cholesterol là một chất béo steroid, được vận chuyển trong máu. Cholesterol có 2 loại là cholesterol tốt và cholesterol xấu. Khi nồng độ cholesterol máu lên cao có thể gây viêm niêm mạc mạch máu, gây xơ vữa động mạch, tác nhân chính gây xơ cứng động mạch, các bệnh tim mạch và đột quỵ. Nếu bạn bắt đầu lo lắng về mức Cholesterol của mình thì hãy thử bổ sung một số thảo dược dưới đây nhé.
1. Sơn tra
Sơn tra là một loại cây bụi mọc hoang ở rừng, cao sơn tra được dùng nhiều trong các bài thuốc giảm cholesterol, hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Một số nghiên cứu đã chứng minh sơn tra có thể có tác dụng lâm sàng với những bệnh nhân bị suy tim ở thể nhẹ. Tuy nhiên, các nghiên cứu này vẫn chưa chắc chắn rằng thảo dược này có thể tác động tới các vấn đề tim mạch khác và đột quỵ hay không. Hiện đề tài này vẫn cần được nghiên cứu sâu hơn nữa.
2. Hoàng kỳ
Hoàng kỳ là một loại thảo dược được sử dụng để hỗ trợ hệ thống miễn dịch trong y học cổ truyền Trung Quốc. Nó có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm và được cho là dược liệu giúp bảo vệ cơ thể chống lại các căng thẳng khác nhau. Các nghiên cứu cho thấy hoàng kỳ có thể giúp giảm cholesterol, đồng thời bảo vệ sức khỏe tim mạch.
3. Hạt lanh
Hạt lanh hoặc dầu hạt lanh chứa hàm lượng axit alpha-linolenic cao, đây là một axit béo omega – 3 có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các nghiên cứu về lợi ích của hạt lanh đối với ức khỏe tim mạch đã được báo cáo cho thấy rằng khả năng giúp giảm cholesterol, đặc biệt là ở những người có mức cholesterol cao và phụ nữ mãn kinh.
4. Dầu cá
Axit béo omega-3 cũng được tìm thấy trong cá và dầu cá. Cá hồi, cá ngừ, cá hồi hồ, cá trích, cá mòi và các loại cá béo khác là những nguồn đặc biệt phong phú. Các chuyên gia tin rằng axit béo omega-3 trong cá giúp giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy các chất dinh dưỡng khác trong cá, hoặc sự kết hợp của các chất dinh dưỡng và axit béo omega-3, có thể giúp bảo vệ trái tim của bạn. Mỗi tuần bạn ăn 1 -2 lần cá có thể làm giảm nguy cơ tử vong do đau tim.Nếu bạn bị bệnh tim, bạn cũng có thể được hưởng lợi từ việc bổ sung axit béo omega-3 hoặc ăn các thực phẩm khác giàu axit béo omega-3 như: quả óc chó, dầu canola và đậu nành.
5. Tỏi
Tỏi là một loại gia vị dùng trong nấu ăn và làm thuốc trong hàng ngàn năm nay. Nó có thể được ăn sống hoặc nấu chín. Một số nghiên cứu cho thấy tỏi có thể giúp giảm huyết áp, giảm mức cholesterol trong máu và làm chậm tiến trình xơ vữa động mạch. Tuy nhiên trong một nghiên cứu khác lại báo cáo rằng tỏi và các chế phẩm từ tỏi không có tác dụng lâu dài với nồng độ cholesterol trong máu. Hiện vấn đề này vẫn đang gây tranh cãi cho các nhà khoa học.
6. Thực vật bổ sung sterol và stanol
Sterol thực vật và stanol là những chất được tìm thấy trong nhiều loại trái cây, rau, quả hạch, hạt, ngũ cốc và các loại thực vật khác. Một số thực phẩm chế biến cũng được tăng cường bằng sterol thực vật hoặc stanol. Bạn có thể tìm thấy chúng ở bơ thực vật, nước cam hoặc các sản phẩm sữa chua.
Nghiên cứu cho thấy rằng sterol và stanol thực vật có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, chúng giúp ngăn chặn ruột non của bạn hấp thụ cholesterol. Điều này có thể làm giảm mức cholesterol LDL trong máu của bạn.
Tìm hiểu thêm về nguồn dược liệu thiên nhiên >>> https://www.novaco.vn/cao-duoc-lieu/
1. Sơn tra
Sơn tra là một loại cây bụi mọc hoang ở rừng, cao sơn tra được dùng nhiều trong các bài thuốc giảm cholesterol, hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Một số nghiên cứu đã chứng minh sơn tra có thể có tác dụng lâm sàng với những bệnh nhân bị suy tim ở thể nhẹ. Tuy nhiên, các nghiên cứu này vẫn chưa chắc chắn rằng thảo dược này có thể tác động tới các vấn đề tim mạch khác và đột quỵ hay không. Hiện đề tài này vẫn cần được nghiên cứu sâu hơn nữa.
2. Hoàng kỳ
Hoàng kỳ là một loại thảo dược được sử dụng để hỗ trợ hệ thống miễn dịch trong y học cổ truyền Trung Quốc. Nó có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm và được cho là dược liệu giúp bảo vệ cơ thể chống lại các căng thẳng khác nhau. Các nghiên cứu cho thấy hoàng kỳ có thể giúp giảm cholesterol, đồng thời bảo vệ sức khỏe tim mạch.
3. Hạt lanh
Hạt lanh hoặc dầu hạt lanh chứa hàm lượng axit alpha-linolenic cao, đây là một axit béo omega – 3 có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các nghiên cứu về lợi ích của hạt lanh đối với ức khỏe tim mạch đã được báo cáo cho thấy rằng khả năng giúp giảm cholesterol, đặc biệt là ở những người có mức cholesterol cao và phụ nữ mãn kinh.
4. Dầu cá
Axit béo omega-3 cũng được tìm thấy trong cá và dầu cá. Cá hồi, cá ngừ, cá hồi hồ, cá trích, cá mòi và các loại cá béo khác là những nguồn đặc biệt phong phú. Các chuyên gia tin rằng axit béo omega-3 trong cá giúp giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy các chất dinh dưỡng khác trong cá, hoặc sự kết hợp của các chất dinh dưỡng và axit béo omega-3, có thể giúp bảo vệ trái tim của bạn. Mỗi tuần bạn ăn 1 -2 lần cá có thể làm giảm nguy cơ tử vong do đau tim.Nếu bạn bị bệnh tim, bạn cũng có thể được hưởng lợi từ việc bổ sung axit béo omega-3 hoặc ăn các thực phẩm khác giàu axit béo omega-3 như: quả óc chó, dầu canola và đậu nành.
5. Tỏi
Tỏi là một loại gia vị dùng trong nấu ăn và làm thuốc trong hàng ngàn năm nay. Nó có thể được ăn sống hoặc nấu chín. Một số nghiên cứu cho thấy tỏi có thể giúp giảm huyết áp, giảm mức cholesterol trong máu và làm chậm tiến trình xơ vữa động mạch. Tuy nhiên trong một nghiên cứu khác lại báo cáo rằng tỏi và các chế phẩm từ tỏi không có tác dụng lâu dài với nồng độ cholesterol trong máu. Hiện vấn đề này vẫn đang gây tranh cãi cho các nhà khoa học.
6. Thực vật bổ sung sterol và stanol
Sterol thực vật và stanol là những chất được tìm thấy trong nhiều loại trái cây, rau, quả hạch, hạt, ngũ cốc và các loại thực vật khác. Một số thực phẩm chế biến cũng được tăng cường bằng sterol thực vật hoặc stanol. Bạn có thể tìm thấy chúng ở bơ thực vật, nước cam hoặc các sản phẩm sữa chua.
Nghiên cứu cho thấy rằng sterol và stanol thực vật có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, chúng giúp ngăn chặn ruột non của bạn hấp thụ cholesterol. Điều này có thể làm giảm mức cholesterol LDL trong máu của bạn.
Tìm hiểu thêm về nguồn dược liệu thiên nhiên >>> https://www.novaco.vn/cao-duoc-lieu/