- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.441
Để thành tựu trong học tập, ngoài yếu tố chọn trường, do người dạy, thì điều quan trọng nhất chính là tính chủ động của bản thân người học. Sau đây là những lời khuyên tổng hợp từ kinh nghiệm của các thầy cô.
1. Nên sớm chọn cho mình một ngành học
Chọn được nghề phù hợp là điều quan trọng nhất trong cuộc đời, vì vậy hãy sớm chọn cho mình hướng đi, ngành học cho thích hợp. Có hướng đi rồi mới đặt ra chỉ tiêu về thành quả là gì để phấn đấu. Từ định hướng chung đó sẽ vạch ra kế hoạch cụ thể để hoàn thành.
Ví dụ, bạn thích học kinh tế hoặc có năng khiếu về kỹ thuật thì học kinh tế hoặc theo ngành kỹ thuật. Chưa đủ điều kiện học ở bậc Đại học, chỉ học Trung cấp, Cao đẳng nhưng nếu ý thích và sở trường của bạn phù hợp với ngành học thì sự phấn đấu đi lên từ các bậc học thấp để lên cao không phải là quá khó.
Tương tự, nếu bạn yêu thích ngành xã hội - nhân văn nhưng vì hoàn cảnh kinh tế cần phải sớm có việc làm, thì cũng có thể học những nghề ngắn hạn hoặc tương cận như giáo viên, bảo mẫu, hành chính văn phòng, thư ký, y tá, điều dưỡng… Sau khi đã ổn định, bạn sẽ tiếp tục học thêm lên. Ngoài ra, nếu để ý, bạn sẽ thấy rất nhiều người làm công việc xã hội, các nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu… lại có nghề nghiệp thuộc ngành kỹ thuật. Vì thế, nếu muốn có bằng “Tiến sĩ Văn chương” thì bạn còn có cả đời để học.
Tóm lại, điều quan trọng trước tiên không phải là bằng cấp mà chính là chọn đúng ngành học yêu thích và phù hợp khả năng để có tương lai tốt đẹp. Chọn đúng ngành học phù hợp với ý thích và khả năng của mình là điều rất cần thiết và quan trọng trong việc sẽ giúp mình học tốt và chuyên sâu hơn sau này, cho dù là học bất cứ ngành nào.
2. Phải kiên trì định hướng của mình.
Muốn thành tựu thì không thể bỏ cuộc. Trong quá trình học, có thể kết quả chưa như ý muốn của mình, không như mình mong đợi nhưng quan trọng là không nên đầu hàng với khó khăn, mà phải suy nghĩ tìm cách khắc phục. “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông” (Nguyễn Bá Học). Do đó, không dễ dàng chấp nhận thất bại, mà phải kiên trì theo đuổi mục tiêu cho bằng được. Có thể chưa hoàn thành bây giờ, nhưng vẫn đặt mục tiêu dài hạn cho tương lai.
3. Học có phương pháp
Muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả trong học tập, phải học có phương pháp trong tất cả các khâu: từ nghe giảng, ghi chép, làm bài và chú tâm tự học. Không có phương pháp khoa học trong học tập, thì năng suất học tập thấp, kiến thức tiếp thu không vững chắc và khó ứng dụng kiến thức trong thực tế. Nắm được phương pháp, để có sự cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác và khả năng tập trung chú ý phải được rèn luyện mới có chứ không do bẩm sinh tự nhiên mà được. Ngoài ra, phương pháp và kỹ thuật dễ giúp cho mình trở thành một người độc lập, không phụ thuộc vào người khác, và là khả năng quý giá giúp con người thành công không chỉ trong học tập mà còn trong tất cả mọi việc.
4. Tập thói quen nghi vấn và đặt vấn đề, phát hiện vấn đề.
Nhiều phát hiện, sáng tạo bắt đầu từ những quan sát bất bình thường. Do đó, phải tập cho mình thói quen đặt vấn đề, không phải là cứ khăng khăng bác bỏ ý kiến người khác, mà là biết đặt câu hỏi tại sao. Từ đó, suy nghĩ, tìm cách giải thích và tìm hiểu (học hỏi).
Tìm tòi là khi tiếp nhận thông tin, luôn nêu ra những câu hỏi mới để khám phá. Nhờ đó mà kiến thức có thể đi vào sâu trí nhớ hơn. Muốn vậy, người học có khi không rập khuôn theo sách vở một cách máy móc mà tìm ý tưởng mới từ sự tự do tìm tòi, thử nghiệm, hay chất vấn. Học hỏi không nên dính dáng vào những tranh luận vô bổ, có thể làm giảm sự tập trung và làm lạc định hướng của mình. Tuy nhiên, khi đã tranh luận thì nên tỏ ra quả quyết và kiên trì trong thảo luận để làm sáng tỏ vấn đề. (Hẳn nhiên là kiên định và quả quyết chứ không phải gây hấn). Và đây cũng chính là một trong những kỹ năng đưa đến thành công.
5. Rèn luyện kỹ năng thông tin, giao tiếp và làm việc nhóm
Hầu hết các sinh viên đều thiếu kỹ năng mềm. Mặc dù học giỏi, nhưng đến khi cần trình bày, truyền đạt, phát biểu ý kiến thì trở nên lúng túng, có khi ngờ nghệch vì không có khả năng thuyết trình. Các kỹ năng mềm khác như giao tiếp cho thuyết phục, làm việc nhóm, am hiểu về tình hình kinh tế - xã hội… cũng rất cần thiết. Do đó, để đi đến thành tựu không thể nào xem nhẹ các kỹ năng này. Ngoài ra, trong thời đại ngày nay, ngoại ngữ và Internet đóng vai trò quan trọng trong việc học hành và làm việc. Vì thế, các bạn cũng phải biết về công nghệ thông tin và có quyết tâm học tiếng Anh cho thật tốt.
Trên đây là những lời khuyên cụ thể từ kinh nghiệm của các thầy cô (nói riêng về học tập). Chắc chắn những lời khuyên này là chưa đầy đủ, nhưng hy vọng có thể giúp được các bạn ít nhiều trong việc học.
Chọn đúng ngành học phù hợp với ý thích và khả năng của mình là điều rất cần thiết và quan trọng trong việc sẽ giúp mình học tốt và chuyên sâu hơn sau này, cho dù là học bất cứ ngành nào.
1. Nên sớm chọn cho mình một ngành học
Chọn được nghề phù hợp là điều quan trọng nhất trong cuộc đời, vì vậy hãy sớm chọn cho mình hướng đi, ngành học cho thích hợp. Có hướng đi rồi mới đặt ra chỉ tiêu về thành quả là gì để phấn đấu. Từ định hướng chung đó sẽ vạch ra kế hoạch cụ thể để hoàn thành.
Ví dụ, bạn thích học kinh tế hoặc có năng khiếu về kỹ thuật thì học kinh tế hoặc theo ngành kỹ thuật. Chưa đủ điều kiện học ở bậc Đại học, chỉ học Trung cấp, Cao đẳng nhưng nếu ý thích và sở trường của bạn phù hợp với ngành học thì sự phấn đấu đi lên từ các bậc học thấp để lên cao không phải là quá khó.
Tương tự, nếu bạn yêu thích ngành xã hội - nhân văn nhưng vì hoàn cảnh kinh tế cần phải sớm có việc làm, thì cũng có thể học những nghề ngắn hạn hoặc tương cận như giáo viên, bảo mẫu, hành chính văn phòng, thư ký, y tá, điều dưỡng… Sau khi đã ổn định, bạn sẽ tiếp tục học thêm lên. Ngoài ra, nếu để ý, bạn sẽ thấy rất nhiều người làm công việc xã hội, các nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu… lại có nghề nghiệp thuộc ngành kỹ thuật. Vì thế, nếu muốn có bằng “Tiến sĩ Văn chương” thì bạn còn có cả đời để học.
Tóm lại, điều quan trọng trước tiên không phải là bằng cấp mà chính là chọn đúng ngành học yêu thích và phù hợp khả năng để có tương lai tốt đẹp. Chọn đúng ngành học phù hợp với ý thích và khả năng của mình là điều rất cần thiết và quan trọng trong việc sẽ giúp mình học tốt và chuyên sâu hơn sau này, cho dù là học bất cứ ngành nào.
2. Phải kiên trì định hướng của mình.
Muốn thành tựu thì không thể bỏ cuộc. Trong quá trình học, có thể kết quả chưa như ý muốn của mình, không như mình mong đợi nhưng quan trọng là không nên đầu hàng với khó khăn, mà phải suy nghĩ tìm cách khắc phục. “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông” (Nguyễn Bá Học). Do đó, không dễ dàng chấp nhận thất bại, mà phải kiên trì theo đuổi mục tiêu cho bằng được. Có thể chưa hoàn thành bây giờ, nhưng vẫn đặt mục tiêu dài hạn cho tương lai.
3. Học có phương pháp
Muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả trong học tập, phải học có phương pháp trong tất cả các khâu: từ nghe giảng, ghi chép, làm bài và chú tâm tự học. Không có phương pháp khoa học trong học tập, thì năng suất học tập thấp, kiến thức tiếp thu không vững chắc và khó ứng dụng kiến thức trong thực tế. Nắm được phương pháp, để có sự cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác và khả năng tập trung chú ý phải được rèn luyện mới có chứ không do bẩm sinh tự nhiên mà được. Ngoài ra, phương pháp và kỹ thuật dễ giúp cho mình trở thành một người độc lập, không phụ thuộc vào người khác, và là khả năng quý giá giúp con người thành công không chỉ trong học tập mà còn trong tất cả mọi việc.
4. Tập thói quen nghi vấn và đặt vấn đề, phát hiện vấn đề.
Nhiều phát hiện, sáng tạo bắt đầu từ những quan sát bất bình thường. Do đó, phải tập cho mình thói quen đặt vấn đề, không phải là cứ khăng khăng bác bỏ ý kiến người khác, mà là biết đặt câu hỏi tại sao. Từ đó, suy nghĩ, tìm cách giải thích và tìm hiểu (học hỏi).
Tìm tòi là khi tiếp nhận thông tin, luôn nêu ra những câu hỏi mới để khám phá. Nhờ đó mà kiến thức có thể đi vào sâu trí nhớ hơn. Muốn vậy, người học có khi không rập khuôn theo sách vở một cách máy móc mà tìm ý tưởng mới từ sự tự do tìm tòi, thử nghiệm, hay chất vấn. Học hỏi không nên dính dáng vào những tranh luận vô bổ, có thể làm giảm sự tập trung và làm lạc định hướng của mình. Tuy nhiên, khi đã tranh luận thì nên tỏ ra quả quyết và kiên trì trong thảo luận để làm sáng tỏ vấn đề. (Hẳn nhiên là kiên định và quả quyết chứ không phải gây hấn). Và đây cũng chính là một trong những kỹ năng đưa đến thành công.
5. Rèn luyện kỹ năng thông tin, giao tiếp và làm việc nhóm
Hầu hết các sinh viên đều thiếu kỹ năng mềm. Mặc dù học giỏi, nhưng đến khi cần trình bày, truyền đạt, phát biểu ý kiến thì trở nên lúng túng, có khi ngờ nghệch vì không có khả năng thuyết trình. Các kỹ năng mềm khác như giao tiếp cho thuyết phục, làm việc nhóm, am hiểu về tình hình kinh tế - xã hội… cũng rất cần thiết. Do đó, để đi đến thành tựu không thể nào xem nhẹ các kỹ năng này. Ngoài ra, trong thời đại ngày nay, ngoại ngữ và Internet đóng vai trò quan trọng trong việc học hành và làm việc. Vì thế, các bạn cũng phải biết về công nghệ thông tin và có quyết tâm học tiếng Anh cho thật tốt.
Các kỹ năng mềm như giao tiếp cho thuyết phục, làm việc nhóm, am hiểu về tình hình kinh tế - xã hội… cũng rất cần thiết
Trên đây là những lời khuyên cụ thể từ kinh nghiệm của các thầy cô (nói riêng về học tập). Chắc chắn những lời khuyên này là chưa đầy đủ, nhưng hy vọng có thể giúp được các bạn ít nhiều trong việc học.
Theo Hieuhoc