hotrotinviet
Thành viên
- Tham gia
- 2/3/2019
- Bài viết
- 1
Khi quý khách có nhu cầu đăng ký thành lập công ty, một trong những nội dung bắt buộc phải kê khai đó là vốn điều lệ. Vậy pháp luật có yêu cầu cụ thể vốn thành lập công ty là bao nhiêu hay không? Có mức vốn đăng ký tối thiểu và tối đa không? Kính mời quý khách tham khảo vài viết dưới đây.
Mức vốn tối thiểu để thành lập công ty
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, Pháp luật không quy định mức vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp, ngoại trừ một số ngành đặc thù được quy định về vốn pháp định. Tuy nhiên, vốn điều lệ là sự cam kết về tài sản của công ty với khách hàng và đối tác. Vì vậy, việc đặt mức vốn điều lệ quá thấp có thể làm giảm niềm tin giữa khách hàng và đối tác, trong khi mức vốn điều lệ cao hơn có thể làm tăng niềm tin, đặc biệt trong hoạt động đấu thầu. Do đó, các công ty có thể xem xét trên khả năng kinh tế và mục đích hoạt động của mình để quyết định mức vốn điều lệ. Doanh nghiệp có thể xác định mức vốn điều lệ căn cứ vào những cơ sở sau:
Khả năng tài chính của công ty;
Phạm vi và quy mô hoạt động;
Chi phí thực tế sau khi hoạt động;
Dự án ký kết với đối tác,…
Ví dụ: Đối với hình thức thành lập công ty TNHH, chủ doanh nghiệp có thể đăng ký mức vốn điều lệ là 5.000.000 đồng vẫn sẽ được Phòng đăng ký kinh doanh chấp thuận. Tuy nhiên với mức vốn điều lệ quá thấp sẽ làm cho các đối tác khó tin tưởng vào năng lực của doanh nghiệp và tạo ra nhiều hạn chế khi thực hiện các giao dịch tại ngân hàng, cơ quan thuế hoặc mua bán với khách hàng.
Vốn thành lập công ty bao gồm những loại vốn nào?
Vốn để thành lập doanh nghiệp bao gồm 4 loại: vốn điều lệ, vốn pháp định, vốn ký quỹ và vốn đầu tư nước ngoài.
Vốn điều lệ
Dựa theo khoản 34 của Điều 4 trong Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14, vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản mà các thành viên và chủ sở hữu của công ty đã thực hiện cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp danh. Đối với công ty cổ phần, vốn điều lệ là tổng giá trị của cổ phần đã được bán hoặc đăng ký mua trong quá trình thành lập doanh nghiệp.
Tất cả các tổ chức và cá nhân có thể thực hiện việc góp vốn điều lệ theo các hình thức sau đây:
- Mua và sở hữu Cổ phần hoặc Cổ phiếu của Công ty cổ phần.
- Góp vốn trực tiếp vào Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty hợp danh.
Tuy nhiên, có những trường hợp không áp dụng các hình thức này, bao gồm:
- Các cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được sử dụng ngân sách hoặc tài sản nhà nước để góp vốn vào doanh nghiệp nhằm mục đích lợi ích riêng của cơ quan hay đơn vị mình.
- Cán bộ, công chức, chuyên viên không nắm các chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan, đơn vị nhà nước không được tham gia góp vốn.
- Một số trường hợp cụ thể khác được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020, tài sản tham gia góp vốn điều lệ bao gồm tiền mặt hoặc các tài sản khác có khả năng quy đổi thành tiền mặt, như nội tệ, ngoại tệ, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết hoặc các loại tài sản có giá trị tương đương.
Mức vốn tối thiểu để thành lập công ty
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, Pháp luật không quy định mức vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp, ngoại trừ một số ngành đặc thù được quy định về vốn pháp định. Tuy nhiên, vốn điều lệ là sự cam kết về tài sản của công ty với khách hàng và đối tác. Vì vậy, việc đặt mức vốn điều lệ quá thấp có thể làm giảm niềm tin giữa khách hàng và đối tác, trong khi mức vốn điều lệ cao hơn có thể làm tăng niềm tin, đặc biệt trong hoạt động đấu thầu. Do đó, các công ty có thể xem xét trên khả năng kinh tế và mục đích hoạt động của mình để quyết định mức vốn điều lệ. Doanh nghiệp có thể xác định mức vốn điều lệ căn cứ vào những cơ sở sau:
Khả năng tài chính của công ty;
Phạm vi và quy mô hoạt động;
Chi phí thực tế sau khi hoạt động;
Dự án ký kết với đối tác,…
Ví dụ: Đối với hình thức thành lập công ty TNHH, chủ doanh nghiệp có thể đăng ký mức vốn điều lệ là 5.000.000 đồng vẫn sẽ được Phòng đăng ký kinh doanh chấp thuận. Tuy nhiên với mức vốn điều lệ quá thấp sẽ làm cho các đối tác khó tin tưởng vào năng lực của doanh nghiệp và tạo ra nhiều hạn chế khi thực hiện các giao dịch tại ngân hàng, cơ quan thuế hoặc mua bán với khách hàng.
Vốn thành lập công ty bao gồm những loại vốn nào?
Vốn để thành lập doanh nghiệp bao gồm 4 loại: vốn điều lệ, vốn pháp định, vốn ký quỹ và vốn đầu tư nước ngoài.
Vốn điều lệ
Dựa theo khoản 34 của Điều 4 trong Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14, vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản mà các thành viên và chủ sở hữu của công ty đã thực hiện cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp danh. Đối với công ty cổ phần, vốn điều lệ là tổng giá trị của cổ phần đã được bán hoặc đăng ký mua trong quá trình thành lập doanh nghiệp.
Tất cả các tổ chức và cá nhân có thể thực hiện việc góp vốn điều lệ theo các hình thức sau đây:
- Mua và sở hữu Cổ phần hoặc Cổ phiếu của Công ty cổ phần.
- Góp vốn trực tiếp vào Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty hợp danh.
Tuy nhiên, có những trường hợp không áp dụng các hình thức này, bao gồm:
- Các cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được sử dụng ngân sách hoặc tài sản nhà nước để góp vốn vào doanh nghiệp nhằm mục đích lợi ích riêng của cơ quan hay đơn vị mình.
- Cán bộ, công chức, chuyên viên không nắm các chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan, đơn vị nhà nước không được tham gia góp vốn.
- Một số trường hợp cụ thể khác được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020, tài sản tham gia góp vốn điều lệ bao gồm tiền mặt hoặc các tài sản khác có khả năng quy đổi thành tiền mặt, như nội tệ, ngoại tệ, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết hoặc các loại tài sản có giá trị tương đương.