- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Thành công nhỏ hay lớn, ít hay nhiều và liệu đó có phải là đích cuối cùng của bạn hay chưa?
Nhắc đến khái niệm thành công thì chắc hẳn ai cũng đã từng đạt được một lần. Như là khi trúng tuyển vào trường phổ thông, đỗ đại học với một số điểm khá cao, hay là được nhận làm part-time với một công việc mà bạn yêu thích… tất cả những việc bạn muốn và đã đạt được như thế thì đều được gọi là thành công. Nhưng tất cả chỉ khác nhau ở chỗ, thành công nhỏ hay lớn, ít hay nhiều và liệu đó có phải là đích cuối cùng của bạn hay chưa?
Một thành công không thể được nhắc đến nhiều lần
Lan Anh (20 tuổi, ĐN) chia sẻ: “Lớp 9, mình đỗ vào trường chuyên với số điểm cao nhất nhì. Khi đó, đối với nhiều bạn, đỗ vào trường chuyên của tỉnh thì thật hãnh diện và mình cũng tự cảm thấy việc này thật đáng kể. Mình luôn lấy điều đó để tự hào về bản thân trong suốt những năm học cấp III. Nhưng mình biết, thành công này cũng sẽ chẳng là gì sau 4 năm học đại học của mình. Vì khi đó, ra trường và phỏng vấn xin việc, mình không thể lấy việc đỗ trường chuyên của 7 năm trước nói ra nói để “hút” nhà tuyển dụng được. Vì thành công khi đó là thành công ở tuổi 16, và bây giờ, nó không là gì khi mình đã ở tuổi 22, nhất là khi xung quanh ta có biết bao nhiêu người giỏi hơn thế”.
Bạn thấy không? Khi càng lớn, càng trưởng thành hơn, những việc mà ta làm được ở những năm về trước sẽ ít ai chấp nhận. Như việc vào năm 7 tuổi bạn đã có thể tự đạp xe đạp, nhưng bạn có dám chắc rằng 10 năm sau bạn sẽ nói với bạn bè mình rằng “tôi đã biết đạp xe đạp”. 17 tuổi, không biết đạp xe đạp mới là chuyện đáng nói hơn ấy!
Đừng mãi thỏa mãn vì hai chữ thành công
Khi bạn đạt được thành công, tất nhiên, điều đó sẽ được chấp nhận. Nhưng như thế là không có nghĩa rằng bạn được phép thỏa mãn và thôi đòi hỏi sự cố gắng ở bạn thân. Bạn nên xem đó là một bước đầu, một bệ phóng để có thể tiến xa hơn chứ không chỉ nghĩ rằng thành công này đến đây là được rồi. Như thế sẽ làm bạn mất đi cơ hội tự khám phá bản thân, và biết đâu được, khả năng của bạn còn hơn thế thì sao?
Và thành công thì luôn có “hạn sử dụng” của nó. Vì thế thành công ngày hôm qua và thành công của ngày mai, ở mỗi thời điểm sẽ có giá trị của riêng nó. Đừng bao giờ ngừng theo đuổi để có thể đạt được những thành công lớn hơn.
Sổ “đánh dấu thành công”, bạn có nên có?
Bạn nên có một cuốn sổ để ghi chép. Hãy gạch ra những đầu dòng về những thành tích của bản thân, đồng thời liệt kê nó cùng với thời điểm mà bạn đã đạt được khi ấy. Chắc chắn sẽ có lúc bạn muốn nhìn lại những gì đã qua trong suốt quá trình học tập hay trong cuộc sống, khi đó sổ “đánh dấu thành công” sẽ giúp bạn dễ hình dung hơn về bản thân mình đấy. Thêm nữa, bạn có thể viết những gì bạn cần đạt đến trong thời gian sắp tới, những dự định bạn cần và muốn thực hiện. Vạch ra những kế hoạch cụ thể sẽ dễ dàng đi từng bước và đạt hiệu quả cao.
Nhắc đến khái niệm thành công thì chắc hẳn ai cũng đã từng đạt được một lần. Như là khi trúng tuyển vào trường phổ thông, đỗ đại học với một số điểm khá cao, hay là được nhận làm part-time với một công việc mà bạn yêu thích… tất cả những việc bạn muốn và đã đạt được như thế thì đều được gọi là thành công. Nhưng tất cả chỉ khác nhau ở chỗ, thành công nhỏ hay lớn, ít hay nhiều và liệu đó có phải là đích cuối cùng của bạn hay chưa?
Một thành công không thể được nhắc đến nhiều lần
Lan Anh (20 tuổi, ĐN) chia sẻ: “Lớp 9, mình đỗ vào trường chuyên với số điểm cao nhất nhì. Khi đó, đối với nhiều bạn, đỗ vào trường chuyên của tỉnh thì thật hãnh diện và mình cũng tự cảm thấy việc này thật đáng kể. Mình luôn lấy điều đó để tự hào về bản thân trong suốt những năm học cấp III. Nhưng mình biết, thành công này cũng sẽ chẳng là gì sau 4 năm học đại học của mình. Vì khi đó, ra trường và phỏng vấn xin việc, mình không thể lấy việc đỗ trường chuyên của 7 năm trước nói ra nói để “hút” nhà tuyển dụng được. Vì thành công khi đó là thành công ở tuổi 16, và bây giờ, nó không là gì khi mình đã ở tuổi 22, nhất là khi xung quanh ta có biết bao nhiêu người giỏi hơn thế”.
Bạn thấy không? Khi càng lớn, càng trưởng thành hơn, những việc mà ta làm được ở những năm về trước sẽ ít ai chấp nhận. Như việc vào năm 7 tuổi bạn đã có thể tự đạp xe đạp, nhưng bạn có dám chắc rằng 10 năm sau bạn sẽ nói với bạn bè mình rằng “tôi đã biết đạp xe đạp”. 17 tuổi, không biết đạp xe đạp mới là chuyện đáng nói hơn ấy!
Đừng mãi thỏa mãn vì hai chữ thành công
Khi bạn đạt được thành công, tất nhiên, điều đó sẽ được chấp nhận. Nhưng như thế là không có nghĩa rằng bạn được phép thỏa mãn và thôi đòi hỏi sự cố gắng ở bạn thân. Bạn nên xem đó là một bước đầu, một bệ phóng để có thể tiến xa hơn chứ không chỉ nghĩ rằng thành công này đến đây là được rồi. Như thế sẽ làm bạn mất đi cơ hội tự khám phá bản thân, và biết đâu được, khả năng của bạn còn hơn thế thì sao?
Và thành công thì luôn có “hạn sử dụng” của nó. Vì thế thành công ngày hôm qua và thành công của ngày mai, ở mỗi thời điểm sẽ có giá trị của riêng nó. Đừng bao giờ ngừng theo đuổi để có thể đạt được những thành công lớn hơn.
Sổ “đánh dấu thành công”, bạn có nên có?
Bạn nên có một cuốn sổ để ghi chép. Hãy gạch ra những đầu dòng về những thành tích của bản thân, đồng thời liệt kê nó cùng với thời điểm mà bạn đã đạt được khi ấy. Chắc chắn sẽ có lúc bạn muốn nhìn lại những gì đã qua trong suốt quá trình học tập hay trong cuộc sống, khi đó sổ “đánh dấu thành công” sẽ giúp bạn dễ hình dung hơn về bản thân mình đấy. Thêm nữa, bạn có thể viết những gì bạn cần đạt đến trong thời gian sắp tới, những dự định bạn cần và muốn thực hiện. Vạch ra những kế hoạch cụ thể sẽ dễ dàng đi từng bước và đạt hiệu quả cao.
Theo Kenh14
Hiệu chỉnh bởi quản lý: