- Tham gia
- 10/2/2014
- Bài viết
- 345
Chắc hẳn không ít người trong chúng ta biết về việc Thế giới di động (TGDĐ) sẽ lên sàn trong năm 2014 này. Tuy nhiên, cho đến tận bây giờ, ông Nguyễn Đức Tài – chủ tịch của TGDĐ mới tiết lộ chính xác mức giá định lượng của TGDĐ là 253 triệu USD – một con số khổng lồ.Số tiền khổng lồ này cộng thêm nguồn tiền sẵn có liệu có đủ trở thành đòn bẩy để đưa TGDĐ trở thành tập đoàn bán lẻ lớn nhất Việt Nam?
Theo đó, TGDĐ sẽ niêm yết toàn bộ 62,7 triệu cổ phiếu sau đợt phát hành riêng lẻ 7,5 triệu cổ phiếu ngày 2/4 với mức giá 85.000 đồng/cổ phiếu. TGDĐ hiện nắm 24% thị phần trên thị trường bán lẻ điện thoại di động của Việt Nam. Năm 2013, TGDĐ đạt doanh thu 452 triệu USD và dự kiến doanh thu 600 triệu USD trong năm 214.
Lấn sân sang nhiều thị trường: Liệu đây có phải là hướng đi đúng đắn?
Dù đã trở thành một thương hiệu có tên tuổi ở mảng điện thoại di động, tuy nhiên TGDĐ hiện đang phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh đang lấn sân sang lĩnh vực này như FPT và Trần Anh. Khi được hỏi liệu có lo ngại đối thủ hay không, Phó TGĐ của TGDĐ, ông Trần Kinh Doanh cho biết quan trọng là phải biết đua với chính bản thân mình. Hôm nay mình làm sản phẩm thế này, ngày mai phải tính cách sao cho tốt hơn.
Ông Doanh cũng khẳng định mục tiêu của 2-3 năm tới là mong muốn đưa Thế giới Di động trở thành tập đoàn bán lẻ lớn nhất Việt Nam. Dài hơi hơn, trong vòng 5 năm sắp tới, doanh nghiệp này sẽ thử sức ở nhiều mặt hàng kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ như điện máy, laptop chứ không chỉ có điện thoại di động.
Theo đó, mảng kinh doanh điện thoại di động vẫn sẽ được chú trọng đầu tư phát triển khi năm 2013, TGDĐ đã bán thị trường được 2,5 triệu chiếc điện thoại di động, chiếm khoảng 20% thị trường toàn quốc. Trong 1,5 đến 2 năm tới, Thế giới di động đặt mục tiêu mở hơn 1.000 hệ thống cửa hàng tới các vùng sâu, xa. Riêng năm 2014, TGDĐ sẽ làm 50 – 100 cửa hàng tại khu vực gần Tp.HCM như tỉnh Long An, Tây Ninh hay Bình Dương. Kỳ vọng đặt ra với chuỗi cửa hàng ở nông thôn sẽ giúp TGDĐ gia tăng thị phần hơn 20%.
Bên cạnh mảng điện thoại, TGDĐ dự kiến sẽ mở rộng “sân chơi” điện máy. Hiện Thế giới Di động mới chỉ có khoảng 14 siêu thị điện máy trong miền Nam, trong khi miền Bắc chưa mở chiếc nào. Đánh giá thị trường điện máy có thể hiệu quả cho hoạt động đầu tư khi Việt Nam hiện chưa có những công ty bán lẻ về điện máy bao phủ toàn quốc. Một số thương hiệu rất nổi tiếng cũng chỉ có chi nhánh ở hai thành phố lớn Hà Nội, TP.HCM là chính. Đây được coi là một cơ hội đầu tư lớn và hấp dẫn để Thế giới Di động phát huy hiệu quả nguồn tiền thu được từ sàn chứng khoán.
Tuy nhiên, vẫn có câu “một nghề cho chín còn hơn chín nghề”, Thế giới Di động vẫn cần thận trọng khi quyết định thử sức ở nhiều mặt hàng và nhất là tại thời điểm sức mua còn yếu mà đầu tư từ các “ông lớn” thì nhiều!
Lên sàn không vì tiền
Phó Tổng giám đốc (TGĐ) TGDĐ – ông Trần Kinh Doanh cho biết, dù việc có thêm nguồn vốn mở rộng kinh doanh vốn là những mục tiêu cốt lõi của việc niêm yết doanh nghiệp lên sàn chứng khoán. Tuy nhiên, đây không phải mục đích chính của TGDĐ mà chỉ là thực hiện cam kết với các nhà đầu tư để cổ đông có thể thoái vốn khi cần thiết.
Ông Doanh khi trả lời phỏng vấn với Vnexpress cũng cho biết:
"Hiện tại nguồn vốn của doanh nghiệp khá dồi dào. Trong năm 2013, lợi nhuận của TGDĐ đạt được là 250 tỷ đồng, dự kiến 20014 sẽ đạt trên 350 tỷ đồng. Bên cạnh đó, TGDĐ có hai nhà đầu tư nước ngoài là Mekong Enterprise Fund II (MEF II) và công ty CDH Electric Bee Limited. Tuy nhiên, nguồn tiền thu được từ đợt IPO sắp tới sẽ được dùng để mở rộng mạng lưới cửa hàng của TGDĐ (hiện đang có 213 cửa hàng trên 63 tỉnh thành toàn quốc)."
Bên cạnh đó, TGDĐ còn nhận được sự “chống lưng” rất mạnh mẽ từ Mekong Capital – đơn vị nắm giữ 25% cổ phần của TGDĐ. Mekong Capital đã tích cực giúp đỡ TGDĐ trong việc tuyển dụng nhân sự cho những vị trí chủ chốt nhằm phục vụ cho kế hoạch phát triển mạnh mẽ của công ty. Đặc biệt, Mekong Captial còn giúp TGDĐ hoàn thiện hệ thống tài chính kế toán cũng như các phương pháp quản trị doanh nghiệp và kiểm soát nội bộ tiên tiến. Việc này nhằm giúp công ty trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư bên ngoài khi công ty tiến hành IPO và niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Lời kết
TGDĐ lên sàn với một mức giá rất lớn và thể hiện rõ tham vọng trở thành số 1 thị trường bán lẻ di động. Với tiềm lực vững vàng cùng với việc mở rộng thị trường của TGDĐ, những bước tiến mới này của TGDĐ liệu có đưa TGDĐ đến gần hơn với cái đích của họ? Chúng ta hãy cùng chờ đón nhé!
Theo: https://khoinghiep.tuoitre24.vn/cau...-cua-the-gioi-di-ong-khi-len-san-voi-muc.html
Theo đó, TGDĐ sẽ niêm yết toàn bộ 62,7 triệu cổ phiếu sau đợt phát hành riêng lẻ 7,5 triệu cổ phiếu ngày 2/4 với mức giá 85.000 đồng/cổ phiếu. TGDĐ hiện nắm 24% thị phần trên thị trường bán lẻ điện thoại di động của Việt Nam. Năm 2013, TGDĐ đạt doanh thu 452 triệu USD và dự kiến doanh thu 600 triệu USD trong năm 214.
Lấn sân sang nhiều thị trường: Liệu đây có phải là hướng đi đúng đắn?
Dù đã trở thành một thương hiệu có tên tuổi ở mảng điện thoại di động, tuy nhiên TGDĐ hiện đang phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh đang lấn sân sang lĩnh vực này như FPT và Trần Anh. Khi được hỏi liệu có lo ngại đối thủ hay không, Phó TGĐ của TGDĐ, ông Trần Kinh Doanh cho biết quan trọng là phải biết đua với chính bản thân mình. Hôm nay mình làm sản phẩm thế này, ngày mai phải tính cách sao cho tốt hơn.
Ông Doanh cũng khẳng định mục tiêu của 2-3 năm tới là mong muốn đưa Thế giới Di động trở thành tập đoàn bán lẻ lớn nhất Việt Nam. Dài hơi hơn, trong vòng 5 năm sắp tới, doanh nghiệp này sẽ thử sức ở nhiều mặt hàng kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ như điện máy, laptop chứ không chỉ có điện thoại di động.
Theo đó, mảng kinh doanh điện thoại di động vẫn sẽ được chú trọng đầu tư phát triển khi năm 2013, TGDĐ đã bán thị trường được 2,5 triệu chiếc điện thoại di động, chiếm khoảng 20% thị trường toàn quốc. Trong 1,5 đến 2 năm tới, Thế giới di động đặt mục tiêu mở hơn 1.000 hệ thống cửa hàng tới các vùng sâu, xa. Riêng năm 2014, TGDĐ sẽ làm 50 – 100 cửa hàng tại khu vực gần Tp.HCM như tỉnh Long An, Tây Ninh hay Bình Dương. Kỳ vọng đặt ra với chuỗi cửa hàng ở nông thôn sẽ giúp TGDĐ gia tăng thị phần hơn 20%.
Bên cạnh mảng điện thoại, TGDĐ dự kiến sẽ mở rộng “sân chơi” điện máy. Hiện Thế giới Di động mới chỉ có khoảng 14 siêu thị điện máy trong miền Nam, trong khi miền Bắc chưa mở chiếc nào. Đánh giá thị trường điện máy có thể hiệu quả cho hoạt động đầu tư khi Việt Nam hiện chưa có những công ty bán lẻ về điện máy bao phủ toàn quốc. Một số thương hiệu rất nổi tiếng cũng chỉ có chi nhánh ở hai thành phố lớn Hà Nội, TP.HCM là chính. Đây được coi là một cơ hội đầu tư lớn và hấp dẫn để Thế giới Di động phát huy hiệu quả nguồn tiền thu được từ sàn chứng khoán.
Tuy nhiên, vẫn có câu “một nghề cho chín còn hơn chín nghề”, Thế giới Di động vẫn cần thận trọng khi quyết định thử sức ở nhiều mặt hàng và nhất là tại thời điểm sức mua còn yếu mà đầu tư từ các “ông lớn” thì nhiều!
Lên sàn không vì tiền
Phó Tổng giám đốc (TGĐ) TGDĐ – ông Trần Kinh Doanh cho biết, dù việc có thêm nguồn vốn mở rộng kinh doanh vốn là những mục tiêu cốt lõi của việc niêm yết doanh nghiệp lên sàn chứng khoán. Tuy nhiên, đây không phải mục đích chính của TGDĐ mà chỉ là thực hiện cam kết với các nhà đầu tư để cổ đông có thể thoái vốn khi cần thiết.
Ông Doanh khi trả lời phỏng vấn với Vnexpress cũng cho biết:
"Hiện tại nguồn vốn của doanh nghiệp khá dồi dào. Trong năm 2013, lợi nhuận của TGDĐ đạt được là 250 tỷ đồng, dự kiến 20014 sẽ đạt trên 350 tỷ đồng. Bên cạnh đó, TGDĐ có hai nhà đầu tư nước ngoài là Mekong Enterprise Fund II (MEF II) và công ty CDH Electric Bee Limited. Tuy nhiên, nguồn tiền thu được từ đợt IPO sắp tới sẽ được dùng để mở rộng mạng lưới cửa hàng của TGDĐ (hiện đang có 213 cửa hàng trên 63 tỉnh thành toàn quốc)."
Bên cạnh đó, TGDĐ còn nhận được sự “chống lưng” rất mạnh mẽ từ Mekong Capital – đơn vị nắm giữ 25% cổ phần của TGDĐ. Mekong Capital đã tích cực giúp đỡ TGDĐ trong việc tuyển dụng nhân sự cho những vị trí chủ chốt nhằm phục vụ cho kế hoạch phát triển mạnh mẽ của công ty. Đặc biệt, Mekong Captial còn giúp TGDĐ hoàn thiện hệ thống tài chính kế toán cũng như các phương pháp quản trị doanh nghiệp và kiểm soát nội bộ tiên tiến. Việc này nhằm giúp công ty trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư bên ngoài khi công ty tiến hành IPO và niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Lời kết
TGDĐ lên sàn với một mức giá rất lớn và thể hiện rõ tham vọng trở thành số 1 thị trường bán lẻ di động. Với tiềm lực vững vàng cùng với việc mở rộng thị trường của TGDĐ, những bước tiến mới này của TGDĐ liệu có đưa TGDĐ đến gần hơn với cái đích của họ? Chúng ta hãy cùng chờ đón nhé!
Theo: https://khoinghiep.tuoitre24.vn/cau...-cua-the-gioi-di-ong-khi-len-san-voi-muc.html