'Thâm cung bí sử' chuyện dùng di động của các nguyên thủ

angel1412

thiền thần năm xưa
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2013
Bài viết
1.943
Mỗi người một phong cách, mỗi quốc gia một điều kiện nên có những vị dùng tới 3 chiếc di động khác nhau, cũng có người cả đời chẳng “sờ” đến cái nào. Có điều, dường như các vị nguyên thủ đều “khoái” Blackberry và iPhone.

Obama.jpg

Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Những ngày gần đây, giới truyền thông và cả giới công nghệ đang xôn xao trước việc Tổng thống Mỹ Barack Obama có ý định “chấm dứt sự nghiệp làm fan trung thành của BlackBerry” bằng một mẫu smartphone khác. Đó có thể là một chiếc iPhone “sành điệu”, một chiếc Samsung Galaxy điệu đà hay một chiếc LG chắc chắn. Có điều, đó chắc chắn sẽ là tin rất buồn với hãng smartphone Canada, RIM – hãng vừa công bố khoản lỗ năm vừa qua lên tới 5,8 tỷ USD.

Ngược dòng về lịch sử, người đứng đầu quốc gia các nước “có ngành công nghiệp viễn thông phát triển mạnh” thường mang theo mình một chiếc BlackBerry để gửi và nhận email ở bất cứ đâu.

Nhưng với họ, một chiếc điện thoại di động dù là loại nào cũng phải đảm bảo yếu tố quan trọng hàng đầu: Bảo mật rất cao. Tính bảo mật không đơn giản là một mật mã mở máy như thông thường mà nó phải có khả năng chống lại mọi nguy cơ tấn công của các hacker từ amateur hay chuyên nghiệp và đặc biệt là phải có khả năng khiến những điệp viên siêu hạng nhất phải nản lòng.

Trong mọi trường hợp, nếu chiếc điện thoại của vị nguyên thủ quốc gia nào bị nghe lén thì đó sẽ là một thất bại thảm hại nhất của ngành phản gián nước đó, một sự “mất mặt” và là vết nhơ khó lòng gột rửa trong lịch sử của họ.

Chính vì thế, BlackBery luôn được coi là sự lựa chọn hàng đầu nhưng đến nay, Apple và Samsung cũng đã “mang túi tiền khổng lồ của mình đi gõ cửa các nhà bảo mật hàng đầu thế giới”.

Và Apple đã có những thành công quan trọng bước đầu. Họ đã đánh bật đối thủ BlackBerry khỏi hãng tài chính đầu tư Goldman Sachs. Cả Yahoo, Pfizer và Halliburton đều cũng đã nói với tạm biệt với “dâu đen”.

Có thể, trong nhiệm kỳ Tổng thống này, người đứng đầu nước Mỹ sẽ vẫn là khách hàng của BlackBerry nhưng rất có thể, người kế nhiệm ông Obama sẽ cầm trong tay một chiếc điện thoại di động mang nhãn hiệu khác.

Vậy, các nhà lãnh đạo thế giới hiện nay đang dùng điện thoại gì?

Đức

Câu chuyện về chiếc điện thoại bị nghe lén của bà Angela Merkel đã nổi như cồn trong suốt nửa cuối năm 2013 và đầu năm 2014. Nhưng ít người biết rằng, các cơ quan tình báo Mỹ chỉ có thể nghe lén được các cuộc điện thoại mà bà Thủ tướng Đức sử dụng chiếc Nokia 6260 nắp trượt – chiếc điện thoại chỉ dùng để bàn bạc về những bữa tiệc.

AngelaMerkel.jpg

Bà Angela Merkel - Thủ tướng Đức
Trong các cuộc gọi quan trọng và mang tầm quốc gia, bà Merkel lại sử dụng chiếc BlackBerry Z10 được trang bị thêm con chip mã hóa bảo mật của hãng Secusmart.

Hãng bảo mật có trụ sở ở thành phố Düsseldorf này khẳng định phần mềm của họ đến nay vẫn có khả năng chống lại mọi nỗ lực tấn công.

Mỹ

Một trong những “trận chiến” đầu tiên của ông Barack Obama sau khi bước chân vào Nhà Trắng là “đòi” được giữ lại chiếc BlackBerry của mình, bất chấp sự phản đối của các luật sư và cơ quan mật vụ.

Cuối cùng, ông Tổng thống Mỹ đã chiến thắng bởi cơ quan an ninh quốc gia đã “cấp” cho ông một chiếc BlackBerry đã được nâng cấp khả năng bảo mật và mã hóa.

Nhưng nhiều người có lý do để nghi ngờ tình yêu của ông đối với những chiếc BlackBerry bởi chỉ 3 tháng sau khi được cấp chiếc điện thoại này, ông đã thổ lộ với một nhóm công dân trẻ: “Vì lý do bảo mật, tôi không được phép sử dụng iPhone”.

Pakistan

Ở một đất nước mà mỗi số điện thoại di động được mua bán như thể là một “mặt hàng quý” thì không có gì đáng phải ngạc nhiên khi người đứng đầu quốc gia này mang theo mình tới 2 chiếc di động cao cấp.

NawazSharif.jpg

Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif.
Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif, hiện đang dùng một chiếc iPhone và một chiếc smartphone của Samsung. Tuy nhiên, cả hai chiếc điện thoại này lại thường xuyên nằm trong túi các vệ sỹ còn bản thân ông lại chỉ mang theo một chiếc “điện thoại cổ” BlackBerry Bold bởi một lysdo rất đơn giản: Ông là tín đồ của dịch vụ BlackBerry Messenger (BBM) và thường xuyên liên lạc với gia đình, với các đồng minh chính trị và người thân quen (một số người biết số điện thoại này) bằng dịch vụ BBM.

Nga

Đến nay, vẫn chưa có ai có thể khẳng định được ông Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin có sử dụng điện thoại di động hay không.

Trước đây, thế giới vẫn cho rằng ông Putin là người “ghét điện thoại di động” – khác hẳn với ông Thủ tướng Dmitry Medvedev, người vẫn đang say sưa với chiếc iPhone 4 được cố TGĐ Apple Steve Jobs tặng.

Hồi năm 2006, ông Putin vô tình tiết lộ rằng ông có rất nhiều điện thoại di động nhưng chưa bao giờ sử dụng vì ông không có thời gian và vẫn thích sử dụng các biện pháp liên lạc khác hơn. Nhưng đến năm 2010, ông lại khiến mọi người chưng hửng bởi câu nói: “Nếu tôi mà có điện thoại di động, chắc là nó sẽ đổ chuông cả ngày”.

Nhưng với một số người khác thì chuyện ông Putin không có di động là điều “đương nhiên” bởi bản tính cẩn trọng của một cựu chuyên gia tình báo KGB, những chiếc di động sẽ là “kẻ thù” của ông.

VladimirPutin.jpg

Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin
Trong một bộ phim tài liệu quay cảnh văn phòng làm việc của Tổng thống Nga hồi năm 2012 cho thấy, bàn làm việc của ông Putin ngập tràn những tập tài liệu đóng bìa đỏ - có thể là báo cáo tình báo – và một chiếc điện thoại quay số màu be kiểu cổ.

Pháp

Tổng thống Pháp François Hollande, có lẽ là một trong những vị nguyên thủ “sành điệu” nhất bởi ông đang sử dụng một chiếc iPhone 5. Người ta nói, ông thường xuyên dùng chiếc điện thoại này để trao đổi SMS với cô bạn gái Julie Gayet. Nhưng có lẽ chiếc iPhone này chỉ được sử dụng cho mục đích cá nhân.

Trước khi vụ bê bối nghe lén toàn cầu do cựu điệp viên Edward Snowden khui ra, chính phủ Pháp đã có quy định nghiêm cấm sử dụng smartphones hay máy tính bảng trong công việc ngoại trừ người đứng đầu chính phủ được trang bị một chiếc di động có khả năng bảo mật của hãng Teorem.

Người tiền nhiệm của ông Hollande, cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy đã phát cáu với sự “bảo mật quá đáng” của chiếc di động Teorem nên đã từ chối sử dụng. Ông Sarkozy cho biết, để thực hiện cuộc gọi, ông phải mất tới 30 giây và đó là khoảng thời gian quá lâu. Ông cựu Tổng thống Pháp cũng là một tín đồ của BlackBerry và có vẻ như ông không quan tâm lắm đến khả năng bảo mật. Một bức ảnh chụp ông Sarkozy đang thoải mái đưa điện thoại của mình cho ông Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hội nghị thượng đỉnh G8 tại Heiligendamm hồi năm 2007.

FrancoisHollande.jpg

Tổng thống Pháp François Hollande
Nhưng ngày nay, vị cựu Tổng thống này đã bắt đầu “biết sợ”. Để tránh bị nghe trộm, ông Sarkozy đã mua một chiếc điện thoại mới và sử dụng một cái tên đi mượn là Paul Bismuth. Buồn cười hơn khi ông Paul Bismuth “thật” (hiện là một doanh nhân, bạn cùng học phổ thông với ông Sarkozy) đang đe dọa sẽ khởi kiện cựu Tổng thống Pháp và luật sư của ông ta vì đã mạo danh ông.

Hiện tại, chính sách về sử dụng phương tiện liên lạc của chính phủ Pháp đã được thắt chặt hơn rất nhiều. Cơ quan an ninh nước này khuyến cáo các quan chức cấp cao nên thiết lập mật khẩu dài, nên thay đổi mật khẩu 6 tháng/lần, không bao giờ được quên để mắt đến chiếc điện thoại di động đặc biệt là khi đang đi công du nước ngoài, và đặc biệt là không bao giờ được trao đổi thông tin nhạy cảm bằng điện thoại di động, kể cả là khi nhắn tin.

Triều Tiên

Trong một bức ảnh được tiết lộ hồi tháng 1/2013 cho thấy dường như Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đang dùng một chiếc smartphone HTC của Đài Loan.

Truyền thông Hàn Quốc cho biết, nhà lãnh đạo của Triều Tiên thường dùng chiếc smartphone này để gọi điện cho gia đình và các quan chức cấp cao trong đảng Lao động Triều Tiên.

KimJongun.jpg

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un
Ông Kim hiện là một trong số khoảng 2 triệu thuê bao di động của đất nước có 25 triệu dân này. Họ tuyên bố tự sản xuất điện thoại di động nhưng thực ra tất cả đều được chế tác tại Trung Quốc và thay đổi nhãn hiệu khi nhập về Triều Tiên.

Italy

Thủ tướng Italy, Matteo Renzi là một trong những tín đồ rất cuồng nhiệt của các sản phẩm của Apple. Khi CEO Steve Jobs của Apple qua đời, ông Renzi đã viết trên trang Facebook chia sẻ cảm xúc và gọi ông là "Leonardo da Vinci của thời đại chúng ta".

Lam Giang
 
×
Quay lại
Top Bottom