- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Tốt nghiệp đại học, chờ mãi không xin được việc làm, Liên lại thi cao học. Hoàn thành chương trình thạc sĩ, cô vẫn chưa tìm được việc nên đành lên xe hoa, về làm nội tướng cho nhà chồng.
Liên kể, ở quê nhà Thiệu Hóa (Thanh Hóa) rất buồn chán, con gái lại có thì nên khi có người đến hỏi cưới, cô đành chấp nhận ở nhà sinh con, làm nội trợ, bỏ tấm bằng cao học mốc meo trong tủ.
Liên chỉ là một trong hàng chục nghìn thạc sĩ, cử nhân của tỉnh Thanh Hóa đang không xin được việc làm. Như trường hợp của Văn (quê Tĩnh Gia) từng là sinh viên xuất sắc của ĐH Hồng Đức, được cử đi thi Olympic Toán quốc gia. Năm 2008 ra trường, Văn đi xin việc khắp nơi nhưng đành thất vọng ngồi nhà.
Buồn chán, chàng cử nhân nộp hồ sơ đi học cao học và hoàn thành chương trình vào năm 2011. Hơn 2 năm qua, Văn phải mưu sinh bằng đủ thứ nghề, từ gia sư đến bán sim điện thoại. Mới đây, Văn xin được vào dạy hợp đồng ngắn hạn cho một trường cấp 3 với mức thù lao ít ỏi, không bảo hiểm và chẳng thấy tương lai.
Văn tâm sự: “Nhà có 3 anh em, bố mất từ năm em học lớp 4. Thương mẹ, em cố gắng học giỏi. Nhưng 5 năm trôi qua, em vẫn chưa làm được gì. Gia đình thuộc diện hộ nghèo, khi đi học, mẹ đều vay mượn hết, giờ còn trả chưa hết nợ”.
Tốt nghiệp Học viện Ngân hàng với tấm bằng loại khá, Huyền (Hoằng Hóa) đang làm thu ngân cho một cửa hàng ăn uống. “Khi thi vào ngành này, em cứ nghĩ nếu không xin vào ngân hàng nhà nước thì có thể xin vào tư nhân. Nhưng thật sự không đơn giản. Mỗi đợt tuyển dụng có hàng trăm hồ sơ, song chỉ lấy vài chỉ tiêu nên 2 năm đằng đẵng đi thi vào các ngân hàng mà em vẫn chưa được vào”.
Huyền cho biết, không riêng gì cô mà rất nhiều bạn học cùng khóa cũng không tìm được việc làm đúng chuyên ngành. Để gỡ bí, có người chấp nhận đi bán xăng, có người làm thu ngân, thêu tranh, phần đông vào miền Nam làm công nhân các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, hiện toàn tỉnh có gần 25.000 học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp nhưng chưa tìm được việc làm. Trong đó trình độ đại học và trên đại học là hơn 5.700, cao đẳng hơn 6.800, trung học chuyên nghiệp 6.000, còn lại là hệ cao đẳng và trung cấp nghề.
Các ngành có số sinh viên không tìm được việc nhiều nhất là sư phạm với trên 3.700, kế đó là công nghệ thông tin với 3.650, sau đó là kinh tế, quản trị kinh doanh, nông lâm ngư nghiệp… Số sinh viên thất nghiệp phần lớn tập trung ở các huyện đồng bằng ven biển như Hoằng Hóa có tới hơn 2.800; Hậu Lộc 2.100; các huyện Quảng Xương, Triệu Sơn, Quan Sơn… mỗi huyện có trên một nghìn sinh viên.
Ngoài ra, Thanh Hóa còn hơn 44.000 học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Trong đó hệ đại học chính quy có trên 19.000, liên thông có hơn 4.000, trung cấp chuyên nghiệp chính quy có hơn 14.000…
Ông Nguyễn Văn Long, Phó trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa cho biết, nguyên nhân đầu tiên dẫn đến số sinh viên thất nghiệp nhiều như hiện nay là khâu đào tạo mở rộng quá lớn. Khoảng 20 năm trở lại đây, cả nước có hàng trăm trường đại học, cao đẳng, trung cấp mở ra.
Theo ông Long, gần đây còn sinh ra hệ đào tạo vừa học vừa làm khiến số lượng sinh viên ngày càng phình to, trong khi nhu cầu tuyển dụng ít do các cơ quan nhà nước đã ổn định nhân sự, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Nhiều ngành nghề đào tạo ra không phù hợp với nhu cầu xã hội khiến không ít sinh viên dù tốt nghiệp loại giỏi vẫn thất nghiệp.
“Trung bình mỗi năm tỉnh Thanh Hóa có hơn 20.000 học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Điều đáng buồn là hầu hết học sinh sau khi tốt nghiệp THPT chỉ muốn thi vào đại học, cao đẳng mà không đăng ký học nghề khiến thực trạng thừa thầy thiếu thợ vẫn còn phổ biến”, ông Long nhấn mạnh.
|
Mỗi phiên giao dịch việc làm tại Trung tâm giới thiệu việc làm Thanh Hóa thu hút hàng nghìn thanh niên địa phương đến tìm việc, trong đó cá hàng trăm cử nhân. Ảnh: Lê Hoàng. |
Liên kể, ở quê nhà Thiệu Hóa (Thanh Hóa) rất buồn chán, con gái lại có thì nên khi có người đến hỏi cưới, cô đành chấp nhận ở nhà sinh con, làm nội trợ, bỏ tấm bằng cao học mốc meo trong tủ.
Liên chỉ là một trong hàng chục nghìn thạc sĩ, cử nhân của tỉnh Thanh Hóa đang không xin được việc làm. Như trường hợp của Văn (quê Tĩnh Gia) từng là sinh viên xuất sắc của ĐH Hồng Đức, được cử đi thi Olympic Toán quốc gia. Năm 2008 ra trường, Văn đi xin việc khắp nơi nhưng đành thất vọng ngồi nhà.
Buồn chán, chàng cử nhân nộp hồ sơ đi học cao học và hoàn thành chương trình vào năm 2011. Hơn 2 năm qua, Văn phải mưu sinh bằng đủ thứ nghề, từ gia sư đến bán sim điện thoại. Mới đây, Văn xin được vào dạy hợp đồng ngắn hạn cho một trường cấp 3 với mức thù lao ít ỏi, không bảo hiểm và chẳng thấy tương lai.
Văn tâm sự: “Nhà có 3 anh em, bố mất từ năm em học lớp 4. Thương mẹ, em cố gắng học giỏi. Nhưng 5 năm trôi qua, em vẫn chưa làm được gì. Gia đình thuộc diện hộ nghèo, khi đi học, mẹ đều vay mượn hết, giờ còn trả chưa hết nợ”.
Tốt nghiệp Học viện Ngân hàng với tấm bằng loại khá, Huyền (Hoằng Hóa) đang làm thu ngân cho một cửa hàng ăn uống. “Khi thi vào ngành này, em cứ nghĩ nếu không xin vào ngân hàng nhà nước thì có thể xin vào tư nhân. Nhưng thật sự không đơn giản. Mỗi đợt tuyển dụng có hàng trăm hồ sơ, song chỉ lấy vài chỉ tiêu nên 2 năm đằng đẵng đi thi vào các ngân hàng mà em vẫn chưa được vào”.
Huyền cho biết, không riêng gì cô mà rất nhiều bạn học cùng khóa cũng không tìm được việc làm đúng chuyên ngành. Để gỡ bí, có người chấp nhận đi bán xăng, có người làm thu ngân, thêu tranh, phần đông vào miền Nam làm công nhân các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, hiện toàn tỉnh có gần 25.000 học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp nhưng chưa tìm được việc làm. Trong đó trình độ đại học và trên đại học là hơn 5.700, cao đẳng hơn 6.800, trung học chuyên nghiệp 6.000, còn lại là hệ cao đẳng và trung cấp nghề.
Các ngành có số sinh viên không tìm được việc nhiều nhất là sư phạm với trên 3.700, kế đó là công nghệ thông tin với 3.650, sau đó là kinh tế, quản trị kinh doanh, nông lâm ngư nghiệp… Số sinh viên thất nghiệp phần lớn tập trung ở các huyện đồng bằng ven biển như Hoằng Hóa có tới hơn 2.800; Hậu Lộc 2.100; các huyện Quảng Xương, Triệu Sơn, Quan Sơn… mỗi huyện có trên một nghìn sinh viên.
Ngoài ra, Thanh Hóa còn hơn 44.000 học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Trong đó hệ đại học chính quy có trên 19.000, liên thông có hơn 4.000, trung cấp chuyên nghiệp chính quy có hơn 14.000…
Ông Nguyễn Văn Long, Phó trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa cho biết, nguyên nhân đầu tiên dẫn đến số sinh viên thất nghiệp nhiều như hiện nay là khâu đào tạo mở rộng quá lớn. Khoảng 20 năm trở lại đây, cả nước có hàng trăm trường đại học, cao đẳng, trung cấp mở ra.
Theo ông Long, gần đây còn sinh ra hệ đào tạo vừa học vừa làm khiến số lượng sinh viên ngày càng phình to, trong khi nhu cầu tuyển dụng ít do các cơ quan nhà nước đã ổn định nhân sự, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Nhiều ngành nghề đào tạo ra không phù hợp với nhu cầu xã hội khiến không ít sinh viên dù tốt nghiệp loại giỏi vẫn thất nghiệp.
“Trung bình mỗi năm tỉnh Thanh Hóa có hơn 20.000 học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Điều đáng buồn là hầu hết học sinh sau khi tốt nghiệp THPT chỉ muốn thi vào đại học, cao đẳng mà không đăng ký học nghề khiến thực trạng thừa thầy thiếu thợ vẫn còn phổ biến”, ông Long nhấn mạnh.
TheoVnexpress