- Tham gia
- 25/11/2012
- Bài viết
- 351
(kenhsinhvien.vn) Có những người sẽ không bao giờ thừa nhận lỗi lầm. Nhưng bạn vẫn có thể bước tiếp.
Tha thứ thường được coi là một hồi kết “viên mãn” trong câu chuyện chứa đựng lỗi lầm và sự bất công. Có người gây tổn thương người khác nhưng cuối cùng biết nhận lỗi và xin lỗi chân thành. “Anh có thể bỏ qua cho tôi được không?” Rồi bạn, người chịu tổn thương, phải đối mặt với một lựa chọn: Rộng lòng tha thứ, tự ban cho mình bình yên trên chặng đường kế tiếp, hoặc giữ mối hận ngàn năm. Lựa chọn là ở bạn, và đó là một lựa chọn mà nhiều người trong chúng ta cho là khởi đầu của sự hối cải và cầu xin sự tha thứ.
Trông chờ một lời xin lỗi là hợp lẽ, bởi bạn là người chịu tổn thương và phản bội. Nhưng đó không phải cách thực tế xảy ra. Trên thực tế, bác sĩ trị liệu Harriet Lerner viết trong cuốn sách “Tại sao bạn không muốn xin lỗi?: Chữa lành sau phản bội và tổn thương thường nhật” của mình như sau: sự xúc phạm càng tồi tệ, càng khó có thể nhận được lời xin lỗi từ người làm tổn thương bạn. Trong trường hợp đó, Lerner viết rằng “Nỗi xấu hổ của họ dẫn đến sự phủ nhận và tự dối gạt bản thân, làm mất đi khả năng đối diện với thực tế.” Ngoài ra, có những nguyên do khác khiến bạn không thể nhận được lời xin lỗi mà bạn đáng được nhận. Có lẽ đối phương không ý thức được những tổn thương họ gây ra cho bạn, hoặc họ đã biến mất, dẫu muốn liên lạc vẫn lực bất tòng tâm, hoặc họ đã không còn trên cõi đời này.
Đáng buồn thay, nó đặt bạn vào một tình thế khó khăn. Làm sao bạn tha thứ cho một người không hề biết nhận sai, hoặc tha thứ cho một người mà bạn không gắn bó?
Để trả lời câu hỏi này, có hai chuyên gia, giáo sư tâm lý học giáo dục Robert Enright và chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học về sự tha thứ Laura Davis. Cả hai đã làm việc chuyên sâu với những người từng trải qua sự bất công cá nhân nghiêm trọng, bao gồm những nạn nhân của lạm dụng t.ình d.ục trẻ em và bạo hành do phân biệt giới. Enright và Davis cho rằng việc tha thứ cho một người không biết ăn năn hối cải là hoàn toàn có thể xảy ra; sau đây là cách để tiếp cận nó.
Mở rộng quan điểm của bạn về sự tha thứ
Định nghĩa sự tha thứ bằng cách phủ định sẽ dễ hơn. “Tha thứ không phải là thứ lỗi cho việc đối phương đã làm; hành vi đó từng sai trái, là sai trái và sẽ luôn sai trái,” Enright cho biết.
Cả Enright và Davis đều cho rằng sự tha thứ tồn tại độc lập với làm lành và tính trách nhiệm, đó là lý do tại sao việc tha thứ cho một người không đòi hỏi một lời xin lỗi hay thậm chí là sự có mặt của họ. “Làm lành là một chiến lược đàm phán giữa hai hay nhiều người đang cố tìm cách để quay lại tin tưởng lẫn nhau,” Enright giải thích, trong khi tha thứ là một nỗ lực đơn phương. Nói cách khác: Tha thứ có thể là một bước trên con đường tiến tới làm lành, nhưng bạn không cần phải đi trọn vẹn con đường đó nếu bạn không muốn.
Enright cũng nêu rằng tuy tha thứ độc lập với tính trách nhiệm, nhưng điều đó không mâu thuẫn với việc tìm kiếm sự công bằng. “Nhiều người tưởng đó là một trong hai chứ không phải là cả hai,” ông nói. Tha thứ cho một người có thể giúp bạn tiếp cận sáng suốt hơn với sự công bằng vì bạn không còn “sục sôi trong cơn thịnh nộ nữa”, như cách Enright nói.
Có lẽ quan trọng nhất là, tha thứ không đòi hỏi bạn phải giả vờ như nỗi đau không tồn tại, để tha thứ và lãng quên, hay để giao thiệp lại với người đó lần nữa. “Khi bạn tha thứ cho một người, điều đó không có nghĩa là bạn phải tiếp tục có bất kỳ mối quan hệ nào với họ nữa. Đó là một sự chuyển biến nội tâm, từ đó bạn sẽ không còn mang trên mình vết thương như cũ nữa,” Davis cho biết.
Enright định nghĩa tha thứ là một đức tính. Những đức tính (như tử tế, thật thà và kiên nhẫn) thường tập trung vào lợi ích của chúng với người khác, đây là những phẩm chất mà bạn thực hiện chủ yếu vì lợi ích của người khác, bất kể liệu họ có “xứng đáng” với nó hay không.
“Tha thứ là một đức tính đặc biệt vì nó luôn luôn, và không có ngoại lệ, diễn ra khi đối phương đối đãi không công bằng với bạn. Khi người đó đối đãi bất công với bạn và bạn sẵn lòng chọn cách tha thứ (dù bạn không buộc phải thế) về cơ bản bạn đang đối tốt với người không tốt với bạn. Bạn đang chủ ý cố gắng gạt qua oán giận và mang đến điều tốt đẹp nào đó: sự tôn trọng, sự tử tế, bất cứ thứ gì tốt đẹp cho đối phương,” Enright cho biết.
Coi sự tha thứ là điều bạn chỉ làm cho bản thân mình
Vì tha thứ được định nghĩa là mang lại điều tốt đẹp cho người khác, nhưng về tinh thần, có thể rất khó để đạt được điều đó. Suy cho cùng, bạn đâu phải là người làm sai, nên tại sao bây giờ bạn phải trao cho họ điều gì đó? Nhưng có thể nhẹ nhõm hơn khi nghĩ rằng bạn không phải trao cho họ thứ gì đó theo nghĩa đen, hay thậm chí là nói họ biết bạn đã tha thứ. Sự tha thứ không cần thiết phải tồn tại ở bất cứ đâu bên ngoài bản thân bạn.
“Tha thứ là một hành động chúng ta cho là nghịch lý. Nó dường như là một sự mâu thuẫn nhưng không phải. Nó trông như bạn, người tha thứ, đang làm mọi cách để cho đi, còn người kia không làm gì cả để nhận lại,” Enright cho biết. Lối tư duy đó bỏ qua mọi lợi ích mà với vị trí là người tha thứ bạn sẽ có thể trải qua. Theo nghiên cứu của Enright (bao gồm một số siêu phân tích về những nghiên cứu về sự tha thứ khác), những người trải qua quá trình tha thứ cho người khác sẽ “một cách điển hình, giảm bớt những biến số lâm sàng của cơn giận, lo âu và suy sụp, và làm tăng lòng tự trọng và hy vọng cho tương lai.”
“Tha thứ là chiếc van an toàn của tôi chống lại cơn giận độc hại có thể sẽ giết chết tôi,” Enright cho biết. “Việc phải chờ lời xin lỗi là đang hiểu lầm ý chí tự do của bạn, và hiểu lầm liều thuốc là sự tha thứ, vốn là thứ bạn nên có thể tự do dùng đến, bất kể bạn muốn gì.”
Khi bạn bỏ đi mục tiêu làm lành, bạn sẽ dễ thấy hơn sự tha thứ có ích với bạn cũng nhiều như người kia, nếu không muốn nói là nhiều hơn, giúp bạn có cơ hội để cắt đứt hoàn toàn mối liên hệ tinh thần với họ. “Tha thứ là sự khởi đầu giúp bạn cắt đứt mối liên hệ đó để bạn có thể tự do,” Davis nói. “Tôi nghĩ cốt lõi là cuối cùng mọi người có thể gạt bỏ đi sự giận dữ, cơn thịnh nộ, sự tổn thương của mình, để họ có thể bước tiếp trong cuộc sống.”
Đừng để nỗi sợ “thua cuộc” ngáng đường sự tha thứ
Sẵn sằng gạt bỏ cơn giận và tổn thương có thể là một trong những khía cạnh khó khăn nhất trong việc tha thứ cho người khác, nhất là người không biết hối lỗi hoặc người chưa xin lỗi bạn. Trong những tình huống này, đôi lúc bạn có thể cảm thấy như vết thương của mình choáng hết tâm trí: Nó là bằng chứng cho thấy đã có một sự việc kinh khủng xảy đến với bạn và bạn thực sự cảm thấy rất tổn thương. Khi đó, tha thứ cho người khác có thể khiến bạn cảm giác như đang đầu hàng, như thể bạn đang ngầm bằng lòng với quan điểm của họ về những chuyện đã qua, trong khi thâm tâm bạn biết họ đã làm điều có lỗi.
Enright cho rằng việc muốn xoa dịu cơn giận khi có ai đó làm tổn thương bạn là chuyện phải lẽ. “Bạn có thể giữ cơn giận trong lòng một thời gian vì nó cho thấy bạn là một người có giá trị và có phẩm giá, và không ai nên đối xử với bạn như vậy”, ông nói. “Nhưng khi đó câu hỏi của tôi sẽ là, nếu bạn giữ trong lòng cơn giận đó, nó sẽ ảnh hưởng bạn thế nào? Đúng, nó sẽ tiếp thêm sức mạnh cho bạn trong một thoáng. Nhưng dần dà, nó sẽ khiến ta mệt mỏi, kiệm lời, trở nên quá đỗi bi quan trong cuộc sống.”
Tha thứ đòi hỏi công sức và thời gian
Enright đã nghiên cứu chuyên sâu về sự tha thứ. Ông kể rằng nhóm nghiên cứu của mình tại Đại học Wisconsin Madison từng lần đầu tiên công bố một nghiên cứu khoa học về sự tha thứ vào năm 1989. Năm 1993, họ trở thành những người đầu tiên công bố nghiên cứu khoa học về liệu pháp ứng dụng sự tha thứ. Nghiên cứu của họ đã dẫn đến sự phát triển quá trình từng bước để sự tha thứ có thể diễn ra trong trị liệu (lý tưởng nhất với một người được đào tạo về liệu pháp ứng dụng sự tha thứ), hoặc thông qua quá trình tự tìm tòi bằng sách của ông.
Ông cho rằng việc tha thứ cho một người qua quá trình này diễn ra trong 4 giai đoạn chính.
1. Giai đoạn phát hiện. Người bị đối xử bất công sẽ tập trung vào những ảnh hưởng của sự bất công trong cuộc sống của mình. Những ảnh hưởng này có thể là những thứ như giá trị tiền tệ, thời gian bị mất, nỗi lo thường trực, suy sụp, giận dữ, rối loạn giấc ngủ hoặc nhìn đời bi quan hơn. Trong nhiều trường hợp, người ta thậm chí còn không nhận ra sự bất công vẫn đang tác động đến cuộc sống họ nhiều nhường nào.
Ở giai đoạn này, bạn cũng được yêu cầu nghĩ về những giải pháp mà bạn đã cố gắng để giải quyết những vấn đề trên và chúng đã dẫn đến sự cải thiện hay thay đổi có ý nghĩa đến mức độ nào. “Chúng tôi cho rằng, ‘Nếu không gì có kết quả đáng hài lòng, chi bằng hãy thử tha thứ?’”, Enright nói.
2. Giai đoạn quyết định. Đây là giai đoạn bạn sẽ xác định xem bản thân có muốn cố gắng tha thứ người đã làm tổn thương mình hay không. Và câu trả lời có khi là không! Có lẽ hãy còn quá sớm và nỗi đau còn quá mới, hoặc bạn chỉ biết là mình chưa sẵn sàng để bỏ qua cơn giận này. Chuyện đó bình thường thôi, đây là một quá trình mà bạn luôn có thể bắt đầu lại, và cuối cùng bạn sẽ thấy mình muốn thứ tha.
Điều quan trọng không kém là bạn biết chắc mình đang cố gắng tha thứ vì bản thân muốn thế chứ không phải vì bạn đang bị áp lực phải làm vậy từ bạn bè hay gia đình, những người ấy đã quá mệt mỏi vì phải giải quyết sự đổ vỡ và chỉ muốn những người có liên quan buông bỏ gánh nặng. “Chúng ta phải tự mình rút ra được ý định tha thứ, và đừng bao giờ bị nó ép buộc,” Enright nói.
Nếu bạn quyết định muốn hướng tới sự tha thứ, bước kế tiếp là một bài tập tự luyện: Cố gắng không làm tổn hại đến người đã đối xử tệ với bạn. Bạn không cần phải cảm thấy tích cực về họ, nhưng bạn nên cố hết sức mình để không khinh thường họ, và đừng tìm kiếm sự trả đũa. Nếu cảm thấy ngay cả điều đó vẫn không thể, có thể bạn chưa sẵn sàng để tha thứ cho họ.
3. Giai đoạn vào việc. Ở giai đoạn này, bạn sẽ nhắm đến việc mở rộng câu chuyện của mình về phía người kia và tạo sự đồng cảm với họ. Vậy nên bạn có thể nghĩ về cách họ được nuôi dạy, những khó khăn xảy ra trong đời đã khiến họ trở nên thế này, và những tình huống người đó dễ bị tổn thương. “Bạn mở rộng câu chuyện. Khi bạn bắt đầu kể câu chuyện đó với chính mình, hết lần này đến lần khác, chúng ta sẽ thấy một chút đồng cảm, một chút lòng trắc ẩn, một chút xoa dịu trái tim. Điều đó cần thời gian, và chắc chắn không thể được điều chỉnh bằng trị liệu, nó phải tự xuất hiện.”
Giai đoạn tiếp theo là “đứng vững trong nỗi đau”. Ông cho rằng một cách để làm điều này là nghĩ về nỗi đau của bạn ở thang đo 1-10, và hình dung hình hài nỗi đau trong một chiếc túi trĩu nặng mà bạn đang giữ trên lưng. “Hãy thừa nhận rằng nó ở đó, ý thức về nó, và ở cùng với nó,” Enright nói. “Đừng cố chạy trốn khỏi nó. Đừng cố trút bỏ ra bất kỳ điều gì. Hãy cứ mặc kệ nó. Kết quả chúng tôi phát hiện được là, khi người ta làm vậy, chiếc túi đó có xu hướng thu nhỏ lại. Khi tôi cố ý đối diện với nỗi đau và đứng vững trong nó, nỗi đau bắt đầu nhẹ đi.” Ông cho rằng giai đoạn này của quá trình cũng có thể giúp bạn gây dựng lại lòng tự trọng vì nó là một lời nhắc nhở về những gì bạn có thể làm.
4. Giai đoạn khám phá. Đây là giai đoạn bạn sẽ chiêm nghiệm về ý nghĩa mà bạn vừa tìm thấy trong cuộc sống từ trải nghiệm này. “Chúng tôi có xu hướng phát hiện ra rất nhiều lần là người ta trở nên đồng cảm hơn với những vết thương bên trong người khác,” Enright cho biết. Bạn có thể nhận ra mình đã trở nên kiên nhẫn hơn với những người lạ, ít phán xét đồng nghiệp hoặc bạn bè hơn, vì bạn có một sự thấu hiểu mới về những khó khăn họ cũng có thể gặp phải như thế nào.
Trải qua giai đoạn này cũng có thể khiến bạn cảm thấy gắn bó hơn với người khác, vì bạn nhận ra mình không đơn độc trong nỗi bất công bạn đã chịu đựng. Hoặc nó có thể cho bạn một cảm giác sống có mục đích bằng cách khơi nguồn cảm hứng trong bạn để giúp người khác, những người có thể đã trải qua điều gì đó tương tự, hoặc những người đang có nguy cơ bị đối xử tệ như cách bạn đã từng.
Đừng quá khắt khe với bản thân nếu bạn đang giằng xé để tha thứ cho người khác
Sẵn sàng tha thứ cho người đã làm tổn thương bạn cần thời gian, tương tự với việc tha thứ cho họ. Chúng ta không thể biết được khi nào, hay liệu bạn sẽ sẵn sàng hay chưa. Nếu hiện tại dường như không phải lúc thì cũng bình thường thôi. “Chúng ta đang trong những mối quan hệ với nhiều người trong suốt cuộc đời,” Davis nói. “Mọi thứ có thể thay đổi theo cách rất bất ngờ và đôi lúc là kịch tính khi thời gian trôi qua.” Nhiều người cô từng phỏng vấn kể rằng cảm nhận của họ thay đổi khi họ bước vào một giai đoạn khác của cuộc đời; ví dụ như một người chưa sẵn sàng để tha thứ cho cha mẹ có thể sẽ bắt đầu nhìn nhận tình huống khác đi sau khi họ có con. (Điều đó cũng có thể có hiệu ứng ngược, khiến họ cảm thấy còn tổn thương hơn bởi hành vi của cha mẹ.)
“Những thứ này phát triển trong suốt cuộc đời,” cô nói. “Nếu bạn nói chuyện với tôi khi tôi đang ở độ tuổi mười tám đôi mươi và bị mẹ ghẻ lạnh rằng sau này tôi cũng sẽ chăm sóc bà ấy vào cuối đời thôi, tôi sẽ nhìn bạn như thể bạn là một kẻ hoàn toàn mất trí. Nhưng đó đúng là những gì tôi đã chọn và muốn làm.”
“Tôi nghĩ sự tha thứ là một điều gì đó xuất phát ở cuối một quá trình chữa lành lâu dài,” Davis nói. “Theo kinh nghiệm cá nhân của tôi, đó từng là một món quà. Tôi đã không coi nó là mục tiêu giải quyết tổn thương cuối cùng. Tôi chỉ làm công việc của mình, và cảm giác tha thứ tự nhiên xuất hiện.”
Tha thứ thường được coi là một hồi kết “viên mãn” trong câu chuyện chứa đựng lỗi lầm và sự bất công. Có người gây tổn thương người khác nhưng cuối cùng biết nhận lỗi và xin lỗi chân thành. “Anh có thể bỏ qua cho tôi được không?” Rồi bạn, người chịu tổn thương, phải đối mặt với một lựa chọn: Rộng lòng tha thứ, tự ban cho mình bình yên trên chặng đường kế tiếp, hoặc giữ mối hận ngàn năm. Lựa chọn là ở bạn, và đó là một lựa chọn mà nhiều người trong chúng ta cho là khởi đầu của sự hối cải và cầu xin sự tha thứ.
Trông chờ một lời xin lỗi là hợp lẽ, bởi bạn là người chịu tổn thương và phản bội. Nhưng đó không phải cách thực tế xảy ra. Trên thực tế, bác sĩ trị liệu Harriet Lerner viết trong cuốn sách “Tại sao bạn không muốn xin lỗi?: Chữa lành sau phản bội và tổn thương thường nhật” của mình như sau: sự xúc phạm càng tồi tệ, càng khó có thể nhận được lời xin lỗi từ người làm tổn thương bạn. Trong trường hợp đó, Lerner viết rằng “Nỗi xấu hổ của họ dẫn đến sự phủ nhận và tự dối gạt bản thân, làm mất đi khả năng đối diện với thực tế.” Ngoài ra, có những nguyên do khác khiến bạn không thể nhận được lời xin lỗi mà bạn đáng được nhận. Có lẽ đối phương không ý thức được những tổn thương họ gây ra cho bạn, hoặc họ đã biến mất, dẫu muốn liên lạc vẫn lực bất tòng tâm, hoặc họ đã không còn trên cõi đời này.
Đáng buồn thay, nó đặt bạn vào một tình thế khó khăn. Làm sao bạn tha thứ cho một người không hề biết nhận sai, hoặc tha thứ cho một người mà bạn không gắn bó?
Để trả lời câu hỏi này, có hai chuyên gia, giáo sư tâm lý học giáo dục Robert Enright và chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học về sự tha thứ Laura Davis. Cả hai đã làm việc chuyên sâu với những người từng trải qua sự bất công cá nhân nghiêm trọng, bao gồm những nạn nhân của lạm dụng t.ình d.ục trẻ em và bạo hành do phân biệt giới. Enright và Davis cho rằng việc tha thứ cho một người không biết ăn năn hối cải là hoàn toàn có thể xảy ra; sau đây là cách để tiếp cận nó.
Mở rộng quan điểm của bạn về sự tha thứ
Định nghĩa sự tha thứ bằng cách phủ định sẽ dễ hơn. “Tha thứ không phải là thứ lỗi cho việc đối phương đã làm; hành vi đó từng sai trái, là sai trái và sẽ luôn sai trái,” Enright cho biết.
Cả Enright và Davis đều cho rằng sự tha thứ tồn tại độc lập với làm lành và tính trách nhiệm, đó là lý do tại sao việc tha thứ cho một người không đòi hỏi một lời xin lỗi hay thậm chí là sự có mặt của họ. “Làm lành là một chiến lược đàm phán giữa hai hay nhiều người đang cố tìm cách để quay lại tin tưởng lẫn nhau,” Enright giải thích, trong khi tha thứ là một nỗ lực đơn phương. Nói cách khác: Tha thứ có thể là một bước trên con đường tiến tới làm lành, nhưng bạn không cần phải đi trọn vẹn con đường đó nếu bạn không muốn.
Enright cũng nêu rằng tuy tha thứ độc lập với tính trách nhiệm, nhưng điều đó không mâu thuẫn với việc tìm kiếm sự công bằng. “Nhiều người tưởng đó là một trong hai chứ không phải là cả hai,” ông nói. Tha thứ cho một người có thể giúp bạn tiếp cận sáng suốt hơn với sự công bằng vì bạn không còn “sục sôi trong cơn thịnh nộ nữa”, như cách Enright nói.
Có lẽ quan trọng nhất là, tha thứ không đòi hỏi bạn phải giả vờ như nỗi đau không tồn tại, để tha thứ và lãng quên, hay để giao thiệp lại với người đó lần nữa. “Khi bạn tha thứ cho một người, điều đó không có nghĩa là bạn phải tiếp tục có bất kỳ mối quan hệ nào với họ nữa. Đó là một sự chuyển biến nội tâm, từ đó bạn sẽ không còn mang trên mình vết thương như cũ nữa,” Davis cho biết.
Enright định nghĩa tha thứ là một đức tính. Những đức tính (như tử tế, thật thà và kiên nhẫn) thường tập trung vào lợi ích của chúng với người khác, đây là những phẩm chất mà bạn thực hiện chủ yếu vì lợi ích của người khác, bất kể liệu họ có “xứng đáng” với nó hay không.
“Tha thứ là một đức tính đặc biệt vì nó luôn luôn, và không có ngoại lệ, diễn ra khi đối phương đối đãi không công bằng với bạn. Khi người đó đối đãi bất công với bạn và bạn sẵn lòng chọn cách tha thứ (dù bạn không buộc phải thế) về cơ bản bạn đang đối tốt với người không tốt với bạn. Bạn đang chủ ý cố gắng gạt qua oán giận và mang đến điều tốt đẹp nào đó: sự tôn trọng, sự tử tế, bất cứ thứ gì tốt đẹp cho đối phương,” Enright cho biết.
Coi sự tha thứ là điều bạn chỉ làm cho bản thân mình
Vì tha thứ được định nghĩa là mang lại điều tốt đẹp cho người khác, nhưng về tinh thần, có thể rất khó để đạt được điều đó. Suy cho cùng, bạn đâu phải là người làm sai, nên tại sao bây giờ bạn phải trao cho họ điều gì đó? Nhưng có thể nhẹ nhõm hơn khi nghĩ rằng bạn không phải trao cho họ thứ gì đó theo nghĩa đen, hay thậm chí là nói họ biết bạn đã tha thứ. Sự tha thứ không cần thiết phải tồn tại ở bất cứ đâu bên ngoài bản thân bạn.
“Tha thứ là một hành động chúng ta cho là nghịch lý. Nó dường như là một sự mâu thuẫn nhưng không phải. Nó trông như bạn, người tha thứ, đang làm mọi cách để cho đi, còn người kia không làm gì cả để nhận lại,” Enright cho biết. Lối tư duy đó bỏ qua mọi lợi ích mà với vị trí là người tha thứ bạn sẽ có thể trải qua. Theo nghiên cứu của Enright (bao gồm một số siêu phân tích về những nghiên cứu về sự tha thứ khác), những người trải qua quá trình tha thứ cho người khác sẽ “một cách điển hình, giảm bớt những biến số lâm sàng của cơn giận, lo âu và suy sụp, và làm tăng lòng tự trọng và hy vọng cho tương lai.”
“Tha thứ là chiếc van an toàn của tôi chống lại cơn giận độc hại có thể sẽ giết chết tôi,” Enright cho biết. “Việc phải chờ lời xin lỗi là đang hiểu lầm ý chí tự do của bạn, và hiểu lầm liều thuốc là sự tha thứ, vốn là thứ bạn nên có thể tự do dùng đến, bất kể bạn muốn gì.”
Khi bạn bỏ đi mục tiêu làm lành, bạn sẽ dễ thấy hơn sự tha thứ có ích với bạn cũng nhiều như người kia, nếu không muốn nói là nhiều hơn, giúp bạn có cơ hội để cắt đứt hoàn toàn mối liên hệ tinh thần với họ. “Tha thứ là sự khởi đầu giúp bạn cắt đứt mối liên hệ đó để bạn có thể tự do,” Davis nói. “Tôi nghĩ cốt lõi là cuối cùng mọi người có thể gạt bỏ đi sự giận dữ, cơn thịnh nộ, sự tổn thương của mình, để họ có thể bước tiếp trong cuộc sống.”
Đừng để nỗi sợ “thua cuộc” ngáng đường sự tha thứ
Sẵn sằng gạt bỏ cơn giận và tổn thương có thể là một trong những khía cạnh khó khăn nhất trong việc tha thứ cho người khác, nhất là người không biết hối lỗi hoặc người chưa xin lỗi bạn. Trong những tình huống này, đôi lúc bạn có thể cảm thấy như vết thương của mình choáng hết tâm trí: Nó là bằng chứng cho thấy đã có một sự việc kinh khủng xảy đến với bạn và bạn thực sự cảm thấy rất tổn thương. Khi đó, tha thứ cho người khác có thể khiến bạn cảm giác như đang đầu hàng, như thể bạn đang ngầm bằng lòng với quan điểm của họ về những chuyện đã qua, trong khi thâm tâm bạn biết họ đã làm điều có lỗi.
Enright cho rằng việc muốn xoa dịu cơn giận khi có ai đó làm tổn thương bạn là chuyện phải lẽ. “Bạn có thể giữ cơn giận trong lòng một thời gian vì nó cho thấy bạn là một người có giá trị và có phẩm giá, và không ai nên đối xử với bạn như vậy”, ông nói. “Nhưng khi đó câu hỏi của tôi sẽ là, nếu bạn giữ trong lòng cơn giận đó, nó sẽ ảnh hưởng bạn thế nào? Đúng, nó sẽ tiếp thêm sức mạnh cho bạn trong một thoáng. Nhưng dần dà, nó sẽ khiến ta mệt mỏi, kiệm lời, trở nên quá đỗi bi quan trong cuộc sống.”
Tha thứ đòi hỏi công sức và thời gian
Enright đã nghiên cứu chuyên sâu về sự tha thứ. Ông kể rằng nhóm nghiên cứu của mình tại Đại học Wisconsin Madison từng lần đầu tiên công bố một nghiên cứu khoa học về sự tha thứ vào năm 1989. Năm 1993, họ trở thành những người đầu tiên công bố nghiên cứu khoa học về liệu pháp ứng dụng sự tha thứ. Nghiên cứu của họ đã dẫn đến sự phát triển quá trình từng bước để sự tha thứ có thể diễn ra trong trị liệu (lý tưởng nhất với một người được đào tạo về liệu pháp ứng dụng sự tha thứ), hoặc thông qua quá trình tự tìm tòi bằng sách của ông.
Ông cho rằng việc tha thứ cho một người qua quá trình này diễn ra trong 4 giai đoạn chính.
1. Giai đoạn phát hiện. Người bị đối xử bất công sẽ tập trung vào những ảnh hưởng của sự bất công trong cuộc sống của mình. Những ảnh hưởng này có thể là những thứ như giá trị tiền tệ, thời gian bị mất, nỗi lo thường trực, suy sụp, giận dữ, rối loạn giấc ngủ hoặc nhìn đời bi quan hơn. Trong nhiều trường hợp, người ta thậm chí còn không nhận ra sự bất công vẫn đang tác động đến cuộc sống họ nhiều nhường nào.
Ở giai đoạn này, bạn cũng được yêu cầu nghĩ về những giải pháp mà bạn đã cố gắng để giải quyết những vấn đề trên và chúng đã dẫn đến sự cải thiện hay thay đổi có ý nghĩa đến mức độ nào. “Chúng tôi cho rằng, ‘Nếu không gì có kết quả đáng hài lòng, chi bằng hãy thử tha thứ?’”, Enright nói.
2. Giai đoạn quyết định. Đây là giai đoạn bạn sẽ xác định xem bản thân có muốn cố gắng tha thứ người đã làm tổn thương mình hay không. Và câu trả lời có khi là không! Có lẽ hãy còn quá sớm và nỗi đau còn quá mới, hoặc bạn chỉ biết là mình chưa sẵn sàng để bỏ qua cơn giận này. Chuyện đó bình thường thôi, đây là một quá trình mà bạn luôn có thể bắt đầu lại, và cuối cùng bạn sẽ thấy mình muốn thứ tha.
Điều quan trọng không kém là bạn biết chắc mình đang cố gắng tha thứ vì bản thân muốn thế chứ không phải vì bạn đang bị áp lực phải làm vậy từ bạn bè hay gia đình, những người ấy đã quá mệt mỏi vì phải giải quyết sự đổ vỡ và chỉ muốn những người có liên quan buông bỏ gánh nặng. “Chúng ta phải tự mình rút ra được ý định tha thứ, và đừng bao giờ bị nó ép buộc,” Enright nói.
Nếu bạn quyết định muốn hướng tới sự tha thứ, bước kế tiếp là một bài tập tự luyện: Cố gắng không làm tổn hại đến người đã đối xử tệ với bạn. Bạn không cần phải cảm thấy tích cực về họ, nhưng bạn nên cố hết sức mình để không khinh thường họ, và đừng tìm kiếm sự trả đũa. Nếu cảm thấy ngay cả điều đó vẫn không thể, có thể bạn chưa sẵn sàng để tha thứ cho họ.
3. Giai đoạn vào việc. Ở giai đoạn này, bạn sẽ nhắm đến việc mở rộng câu chuyện của mình về phía người kia và tạo sự đồng cảm với họ. Vậy nên bạn có thể nghĩ về cách họ được nuôi dạy, những khó khăn xảy ra trong đời đã khiến họ trở nên thế này, và những tình huống người đó dễ bị tổn thương. “Bạn mở rộng câu chuyện. Khi bạn bắt đầu kể câu chuyện đó với chính mình, hết lần này đến lần khác, chúng ta sẽ thấy một chút đồng cảm, một chút lòng trắc ẩn, một chút xoa dịu trái tim. Điều đó cần thời gian, và chắc chắn không thể được điều chỉnh bằng trị liệu, nó phải tự xuất hiện.”
Giai đoạn tiếp theo là “đứng vững trong nỗi đau”. Ông cho rằng một cách để làm điều này là nghĩ về nỗi đau của bạn ở thang đo 1-10, và hình dung hình hài nỗi đau trong một chiếc túi trĩu nặng mà bạn đang giữ trên lưng. “Hãy thừa nhận rằng nó ở đó, ý thức về nó, và ở cùng với nó,” Enright nói. “Đừng cố chạy trốn khỏi nó. Đừng cố trút bỏ ra bất kỳ điều gì. Hãy cứ mặc kệ nó. Kết quả chúng tôi phát hiện được là, khi người ta làm vậy, chiếc túi đó có xu hướng thu nhỏ lại. Khi tôi cố ý đối diện với nỗi đau và đứng vững trong nó, nỗi đau bắt đầu nhẹ đi.” Ông cho rằng giai đoạn này của quá trình cũng có thể giúp bạn gây dựng lại lòng tự trọng vì nó là một lời nhắc nhở về những gì bạn có thể làm.
4. Giai đoạn khám phá. Đây là giai đoạn bạn sẽ chiêm nghiệm về ý nghĩa mà bạn vừa tìm thấy trong cuộc sống từ trải nghiệm này. “Chúng tôi có xu hướng phát hiện ra rất nhiều lần là người ta trở nên đồng cảm hơn với những vết thương bên trong người khác,” Enright cho biết. Bạn có thể nhận ra mình đã trở nên kiên nhẫn hơn với những người lạ, ít phán xét đồng nghiệp hoặc bạn bè hơn, vì bạn có một sự thấu hiểu mới về những khó khăn họ cũng có thể gặp phải như thế nào.
Trải qua giai đoạn này cũng có thể khiến bạn cảm thấy gắn bó hơn với người khác, vì bạn nhận ra mình không đơn độc trong nỗi bất công bạn đã chịu đựng. Hoặc nó có thể cho bạn một cảm giác sống có mục đích bằng cách khơi nguồn cảm hứng trong bạn để giúp người khác, những người có thể đã trải qua điều gì đó tương tự, hoặc những người đang có nguy cơ bị đối xử tệ như cách bạn đã từng.
Đừng quá khắt khe với bản thân nếu bạn đang giằng xé để tha thứ cho người khác
Sẵn sàng tha thứ cho người đã làm tổn thương bạn cần thời gian, tương tự với việc tha thứ cho họ. Chúng ta không thể biết được khi nào, hay liệu bạn sẽ sẵn sàng hay chưa. Nếu hiện tại dường như không phải lúc thì cũng bình thường thôi. “Chúng ta đang trong những mối quan hệ với nhiều người trong suốt cuộc đời,” Davis nói. “Mọi thứ có thể thay đổi theo cách rất bất ngờ và đôi lúc là kịch tính khi thời gian trôi qua.” Nhiều người cô từng phỏng vấn kể rằng cảm nhận của họ thay đổi khi họ bước vào một giai đoạn khác của cuộc đời; ví dụ như một người chưa sẵn sàng để tha thứ cho cha mẹ có thể sẽ bắt đầu nhìn nhận tình huống khác đi sau khi họ có con. (Điều đó cũng có thể có hiệu ứng ngược, khiến họ cảm thấy còn tổn thương hơn bởi hành vi của cha mẹ.)
“Những thứ này phát triển trong suốt cuộc đời,” cô nói. “Nếu bạn nói chuyện với tôi khi tôi đang ở độ tuổi mười tám đôi mươi và bị mẹ ghẻ lạnh rằng sau này tôi cũng sẽ chăm sóc bà ấy vào cuối đời thôi, tôi sẽ nhìn bạn như thể bạn là một kẻ hoàn toàn mất trí. Nhưng đó đúng là những gì tôi đã chọn và muốn làm.”
“Tôi nghĩ sự tha thứ là một điều gì đó xuất phát ở cuối một quá trình chữa lành lâu dài,” Davis nói. “Theo kinh nghiệm cá nhân của tôi, đó từng là một món quà. Tôi đã không coi nó là mục tiêu giải quyết tổn thương cuối cùng. Tôi chỉ làm công việc của mình, và cảm giác tha thứ tự nhiên xuất hiện.”
Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
(Theo Vox)
(Theo Vox)