- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
Những ngày này, cái nắng gay gắt của mùa hè đang dần được thay thế bởi tiết trời dịu mát của mùa thu. Mỗi khi cảm nhận được thu đang về quanh ta, hình ảnh những chiếc bánh nướng bánh dẻo thơm ngon, những chiếc đèn lồng đủ màu sắc, cảnh rước đèn, múa lân, cùng chú Cuội và chị Hằng Nga vui đùa trong Tết Trung thu thường hiện lên trong tâm trí mỗi người.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Theo phong tục, mỗi dịp Tết lại có những thứ bánh đặc trưng riêng gắn với những sự tích, nguồn gốc ra đời của của ngày Tết đó. Tết Trung thu là một trong những cái Tết cổ truyền lớn của người Việt Nam. Hàng năm vào dịp này, người thân, bạn bè quây quần bên nhau nhâm nhi ly trà cùng thưởng thức miếng bánh Trung thu và chia sẻ những câu chuyện trong cuộc sống.
Nhắc đến Tết Trung thu không thể không nhắc đến chiếc bánh nướng, bánh dẻo. Ngắm trăng thu mà không thưởng thức miếng bánh nướng, bánh dẻo thì thật là thiếu sót. Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi, Tết Trung thu có từ bao giờ? Nguồn gốc và ý nghĩa của bánh Trung thu là gì? Hãy cùng nhau thử tìm hiểu xem nhé!
Tết Trung thu có từ bao giờ?
Tương truyền rằng, vào thời Đường, vua Đường khi đi dạo trong vườn đêm rằm tháng tám đã gặp một vị tiên và vua được vị tiên đó mời lên cung trăng chơi, lúc đó trăng rất tròn và sáng. Ở trên cung trăng, nhà vua được thưởng thức tiên cảnh cùng những điệu vũ thướt tha của các nàng tiên. Vua Đường sau khi thăm cung trăng trở về vẫn còn lưu luyến cảnh đẹp diệu kỳ nơi đó nên ra lệnh cho nhân dân cả nước tổ chức bày tiệc và rước đèn vào ngày rằm tháng tám hàng năm. Dần dần việc bày tiệc và rước đèn ngày 15 tháng 8 hàng năm trở thành phong tục trong dân gian.
Nhưng cũng có nhiều người lại nghĩ Tết Trung thu vốn dĩ có nguồn gốc từ nền văn minh lúa nước, là nền văn minh có khởi nguồn từ đồng bằng sông Hồng nước ta. Cứ mỗi khi đến thời điểm này trong năm, khi mùa vụ đã kết thúc và thời tiết trở nên dịu mát hơn, nhất là vào buổi tối, người nông dân có một khoảng thời gian để nghỉ ngơi, cũng nhân dịp này người trong làng mới tụ tập lại với nhau vừa là để “thưởng trăng sáng”, vừa là để trò chuyện. Từ đó người dân hình thành nên thói quen tề tựu với nhau mỗi vào khoảng giữa thu và lâu dần thói quen đó đã trở thành phong tục truyền thống của dân tộc. Sau này, khi người Trung Quốc sang Việt Nam mới biết đến phong tục đó và truyền về nước của họ, rồi lan sang các nước Đông Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc…
Đến nay, dù còn nhiều tương truyền về nguồn gốc Tết Trung thu nhưng với người dân Việt Nam thì đây được đánh giá là ngày Tết lớn thứ 3 trong năm. Ngày này, người dân thường bày mâm cỗ cúng trên bàn thờ và mâm cỗ cúng trăng (cúng trời đất). Cả hai lần cúng đều sử dụng những loại hoa quả, bánh nướng bánh dẻo tương tự như nhau, riêng cỗ cúng trong nhà có thêm đĩa xôi. Khi trăng lên cao trẻ em sẽ vừa múa hát vừa phá cỗ trông trăng, ở nhiều nơi nhân dân còn tổ chức múa lân, rước đèn nhộn nhịp.
Ảnh: Internet
Phá cỗ Trung thu không chỉ là khi trẻ em được vui chơi và thưởng thức những món ăn mà đằng sau đó còn ẩn chứa ý nghĩa sâu sắc hơn đó là mong ước được tiếp thêm sức mạnh của trời đất, để có thể chống lại thiên tai, là hy vọng về cuộc sống thuận lợi hạnh phúc của người dân. Đây chính là nét rất riêng trong Tết Trung thu của người Việt Nam.
Nguồn gốc và ý nghĩa của bánh Trung thu?
Từ hình ảnh tròn của vầng trăng, con người thuở xưa đã ký thác tư tưởng của mình thành một biểu tượng: đó là chiếc bánh tròn mà người ta gọi nó là Nguyệt Bính hay bánh Vầng Trăng. Ngắm trăng thu mà không ăn Nguyệt Bính sẽ là vô nghĩa.
Về mặt ngôn ngữ, người ta lại liên kết cái ý niệm "Tròn" (viên) của Trăng với cảnh quây quần "đoàn viên" của con người quy tụ ăn mừng để thưởng Trăng. Rồi từ ý niệm này, lại nảy sinh ra huyền thoại ông già dưới trăng "Nguyệt lão" chắp mối tơ hồng để trai gái kết hôn.
Vầng trăng dịu dàng tượng trưng cho nguyên lý Âm, chủ về phụ nữ, nên vào đêm rằm Trung thu, phụ nữ Trung Hoa thường bầy tiệc cúng trăng với hương đèn và mâm ngũ quả cùng Nguyệt Bính, đặc biệt nếu cúng dưa hấu thì không nên bổ đôi mà phải lấy dao tỉa thành hoa sen (vì kiêng cữ ý niệm "phân qua" tức là chia rẽ phân ly). Tục này truyền qua Việt Nam, ngoài Bắc trở thành tục bày cỗ thưởng nguyệt với bánh mặt trăng và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả trong mùa. Đặc biệt, phụ nữ trong nhà có dịp trổ tài phụ xảo nữ công bằng cách gọt đu đủ thành các thứ hoa nhuộm phẩm sặc sỡ hay nặn bột thành những con giống như tôm, cua, cá.
Một điểm đặc biệt là trên nắp các hộp bánh Trung thu bán ở thị trường thường vẽ những bức hoạ như Hằng Nga, Ngọc Thố, Quảng Hàn cung hay Đường Minh Hoàng du Nguyệt Điện để thể hiện những huyền thoại liên quan đến mặt trăng.
Vào ngày Rằm tháng 8, người ta thường tặng nhau những chiếc bánh trung thu với ý nghĩa chúc cho mọi điều trong cuộc sống được tròn đầy, viên mãn. Chính bởi điều này mà chiếc bánh là món ăn, món quà có giá trị tinh thần không thể thiếu trong ngày Tết Trung thu. Ở Việt Nam gồm hai loại bánh là bánh dẻo và bánh nướng.
Bánh dẻo:
Ảnh: Internet
Được làm từ bột nếp trắng tinh nhồi với đường và nước hoa bưởi thơm lừng, đúc trong khuôn gỗ hoặc khuôn nhựa hình tròn, nhân làm bằng hột sen hay đậu xanh tán nhuyễn - mang sắc thái của đất nước Việt Nam. Hình tròn của bánh thể hiện hình dáng vầng trăng thu tròn và trắng ngà trong biểu tượng ý nghĩa “đoàn viên gia đình” và nhất là tình yêu khăng khít giữa vợ chồng với nhau.
Bánh nướng:
Ảnh: Internet
Bánh nướng gồm hai phần: vỏ bánh và thân bánh. Vỏ bánh làm bằng bột mì dậy men trộn với trứng gà và chút rượu, nhân có thể được làm bằng đậu xanh, khoai môn hay hột sen tán nhuyễn bao bọc lấy lòng đỏ trứng muối có mùi vani hay sầu riêng; nhân thập cẩm gồm đủ thứ như dăm bông, thịt lợn, vi yến, dừa, hạt dưa, ngó sen, bí đao… Hình tròn trong nhân là biểu hiện của sự tròn đầy, viên mãn. Vị mặn của trứng muối bị vị ngọt của những nguyên liệu khác trung hòa, điều này gợi cho ta đến một liên tưởng: trong cuộc sống, dù thường ngày có nếm trải qua bao nhiêu đắng cay khổ sở thì vẫn có những người thân luôn bên ta, bao bọc chở che ta và trao cho ta vị ngọt của tình thương của cuộc sống. Cũng giống như chiếc bánh trung thu, trong mặn có ngọt, tạo nên hương vị đậm đà của cuộc sống.
Bánh nướng mới ra lò ăn chưa ngon vì vỏ khô cứng mà phải chờ ba ngày sau, mỡ trong lớp nhân mới rịn ra làm bánh ăn mềm và thơm ngon. Mặc dù khi quảng cáo bánh có thể bảo quản lâu đến một tháng nhưng trong điều kiện khí hậu bình thường thì bánh chỉ nên ăn trong vòng hai tuần là tối đa, nếu không thì ngửi khét dầu và làm đầy bụng.
Dù đi đâu về đâu, nhưng đến Tết Trung thu, mọi người thường háo hức, cố gắng sắp xếp công việc để có thể về đoàn tụ cùng gia đình, trao cho nhau những hộp bánh ngọt ngào, mang đậm hương vị quê hương và ý nghĩa của cuộc sống. Để mỗi khi được quây quần bên gia đình đón những Tết Trung thu - tết đoàn viên, chúng ta hiểu thêm về nguồn gốc và ý nghĩa của bánh Trung thu dân tộc nhé.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Theo phong tục, mỗi dịp Tết lại có những thứ bánh đặc trưng riêng gắn với những sự tích, nguồn gốc ra đời của của ngày Tết đó. Tết Trung thu là một trong những cái Tết cổ truyền lớn của người Việt Nam. Hàng năm vào dịp này, người thân, bạn bè quây quần bên nhau nhâm nhi ly trà cùng thưởng thức miếng bánh Trung thu và chia sẻ những câu chuyện trong cuộc sống.
Nhắc đến Tết Trung thu không thể không nhắc đến chiếc bánh nướng, bánh dẻo. Ngắm trăng thu mà không thưởng thức miếng bánh nướng, bánh dẻo thì thật là thiếu sót. Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi, Tết Trung thu có từ bao giờ? Nguồn gốc và ý nghĩa của bánh Trung thu là gì? Hãy cùng nhau thử tìm hiểu xem nhé!
Tết Trung thu có từ bao giờ?
Tương truyền rằng, vào thời Đường, vua Đường khi đi dạo trong vườn đêm rằm tháng tám đã gặp một vị tiên và vua được vị tiên đó mời lên cung trăng chơi, lúc đó trăng rất tròn và sáng. Ở trên cung trăng, nhà vua được thưởng thức tiên cảnh cùng những điệu vũ thướt tha của các nàng tiên. Vua Đường sau khi thăm cung trăng trở về vẫn còn lưu luyến cảnh đẹp diệu kỳ nơi đó nên ra lệnh cho nhân dân cả nước tổ chức bày tiệc và rước đèn vào ngày rằm tháng tám hàng năm. Dần dần việc bày tiệc và rước đèn ngày 15 tháng 8 hàng năm trở thành phong tục trong dân gian.
Nhưng cũng có nhiều người lại nghĩ Tết Trung thu vốn dĩ có nguồn gốc từ nền văn minh lúa nước, là nền văn minh có khởi nguồn từ đồng bằng sông Hồng nước ta. Cứ mỗi khi đến thời điểm này trong năm, khi mùa vụ đã kết thúc và thời tiết trở nên dịu mát hơn, nhất là vào buổi tối, người nông dân có một khoảng thời gian để nghỉ ngơi, cũng nhân dịp này người trong làng mới tụ tập lại với nhau vừa là để “thưởng trăng sáng”, vừa là để trò chuyện. Từ đó người dân hình thành nên thói quen tề tựu với nhau mỗi vào khoảng giữa thu và lâu dần thói quen đó đã trở thành phong tục truyền thống của dân tộc. Sau này, khi người Trung Quốc sang Việt Nam mới biết đến phong tục đó và truyền về nước của họ, rồi lan sang các nước Đông Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc…
Đến nay, dù còn nhiều tương truyền về nguồn gốc Tết Trung thu nhưng với người dân Việt Nam thì đây được đánh giá là ngày Tết lớn thứ 3 trong năm. Ngày này, người dân thường bày mâm cỗ cúng trên bàn thờ và mâm cỗ cúng trăng (cúng trời đất). Cả hai lần cúng đều sử dụng những loại hoa quả, bánh nướng bánh dẻo tương tự như nhau, riêng cỗ cúng trong nhà có thêm đĩa xôi. Khi trăng lên cao trẻ em sẽ vừa múa hát vừa phá cỗ trông trăng, ở nhiều nơi nhân dân còn tổ chức múa lân, rước đèn nhộn nhịp.
Ảnh: Internet
Phá cỗ Trung thu không chỉ là khi trẻ em được vui chơi và thưởng thức những món ăn mà đằng sau đó còn ẩn chứa ý nghĩa sâu sắc hơn đó là mong ước được tiếp thêm sức mạnh của trời đất, để có thể chống lại thiên tai, là hy vọng về cuộc sống thuận lợi hạnh phúc của người dân. Đây chính là nét rất riêng trong Tết Trung thu của người Việt Nam.
Nguồn gốc và ý nghĩa của bánh Trung thu?
Từ hình ảnh tròn của vầng trăng, con người thuở xưa đã ký thác tư tưởng của mình thành một biểu tượng: đó là chiếc bánh tròn mà người ta gọi nó là Nguyệt Bính hay bánh Vầng Trăng. Ngắm trăng thu mà không ăn Nguyệt Bính sẽ là vô nghĩa.
Về mặt ngôn ngữ, người ta lại liên kết cái ý niệm "Tròn" (viên) của Trăng với cảnh quây quần "đoàn viên" của con người quy tụ ăn mừng để thưởng Trăng. Rồi từ ý niệm này, lại nảy sinh ra huyền thoại ông già dưới trăng "Nguyệt lão" chắp mối tơ hồng để trai gái kết hôn.
Vầng trăng dịu dàng tượng trưng cho nguyên lý Âm, chủ về phụ nữ, nên vào đêm rằm Trung thu, phụ nữ Trung Hoa thường bầy tiệc cúng trăng với hương đèn và mâm ngũ quả cùng Nguyệt Bính, đặc biệt nếu cúng dưa hấu thì không nên bổ đôi mà phải lấy dao tỉa thành hoa sen (vì kiêng cữ ý niệm "phân qua" tức là chia rẽ phân ly). Tục này truyền qua Việt Nam, ngoài Bắc trở thành tục bày cỗ thưởng nguyệt với bánh mặt trăng và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả trong mùa. Đặc biệt, phụ nữ trong nhà có dịp trổ tài phụ xảo nữ công bằng cách gọt đu đủ thành các thứ hoa nhuộm phẩm sặc sỡ hay nặn bột thành những con giống như tôm, cua, cá.
Một điểm đặc biệt là trên nắp các hộp bánh Trung thu bán ở thị trường thường vẽ những bức hoạ như Hằng Nga, Ngọc Thố, Quảng Hàn cung hay Đường Minh Hoàng du Nguyệt Điện để thể hiện những huyền thoại liên quan đến mặt trăng.
Vào ngày Rằm tháng 8, người ta thường tặng nhau những chiếc bánh trung thu với ý nghĩa chúc cho mọi điều trong cuộc sống được tròn đầy, viên mãn. Chính bởi điều này mà chiếc bánh là món ăn, món quà có giá trị tinh thần không thể thiếu trong ngày Tết Trung thu. Ở Việt Nam gồm hai loại bánh là bánh dẻo và bánh nướng.
Bánh dẻo:
Ảnh: Internet
Được làm từ bột nếp trắng tinh nhồi với đường và nước hoa bưởi thơm lừng, đúc trong khuôn gỗ hoặc khuôn nhựa hình tròn, nhân làm bằng hột sen hay đậu xanh tán nhuyễn - mang sắc thái của đất nước Việt Nam. Hình tròn của bánh thể hiện hình dáng vầng trăng thu tròn và trắng ngà trong biểu tượng ý nghĩa “đoàn viên gia đình” và nhất là tình yêu khăng khít giữa vợ chồng với nhau.
Bánh nướng:
Ảnh: Internet
Bánh nướng gồm hai phần: vỏ bánh và thân bánh. Vỏ bánh làm bằng bột mì dậy men trộn với trứng gà và chút rượu, nhân có thể được làm bằng đậu xanh, khoai môn hay hột sen tán nhuyễn bao bọc lấy lòng đỏ trứng muối có mùi vani hay sầu riêng; nhân thập cẩm gồm đủ thứ như dăm bông, thịt lợn, vi yến, dừa, hạt dưa, ngó sen, bí đao… Hình tròn trong nhân là biểu hiện của sự tròn đầy, viên mãn. Vị mặn của trứng muối bị vị ngọt của những nguyên liệu khác trung hòa, điều này gợi cho ta đến một liên tưởng: trong cuộc sống, dù thường ngày có nếm trải qua bao nhiêu đắng cay khổ sở thì vẫn có những người thân luôn bên ta, bao bọc chở che ta và trao cho ta vị ngọt của tình thương của cuộc sống. Cũng giống như chiếc bánh trung thu, trong mặn có ngọt, tạo nên hương vị đậm đà của cuộc sống.
Bánh nướng mới ra lò ăn chưa ngon vì vỏ khô cứng mà phải chờ ba ngày sau, mỡ trong lớp nhân mới rịn ra làm bánh ăn mềm và thơm ngon. Mặc dù khi quảng cáo bánh có thể bảo quản lâu đến một tháng nhưng trong điều kiện khí hậu bình thường thì bánh chỉ nên ăn trong vòng hai tuần là tối đa, nếu không thì ngửi khét dầu và làm đầy bụng.
Dù đi đâu về đâu, nhưng đến Tết Trung thu, mọi người thường háo hức, cố gắng sắp xếp công việc để có thể về đoàn tụ cùng gia đình, trao cho nhau những hộp bánh ngọt ngào, mang đậm hương vị quê hương và ý nghĩa của cuộc sống. Để mỗi khi được quây quần bên gia đình đón những Tết Trung thu - tết đoàn viên, chúng ta hiểu thêm về nguồn gốc và ý nghĩa của bánh Trung thu dân tộc nhé.
Theo Xây Dựng