- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
Mặc dù năm nào cũng đón Tết Táo Quân nhưng không phải ai cũng biết được hết truyền thuyết, ý nghĩa hay của những tập tục trong ngày này.
Những ngày cuối năm, khắp mọi nơi đang náo nức, rộn ràng không khí chuẩn bị đón Tết. Tết đang đến rất gần trong cái rét đặc trưng của miền Bắc hay màu nắng thắm sắc xuân của miền Nam. Hôm nay là 23 tháng Chạp - ngày Tết ông Công ông Táo - cũng chính là Tết ngày đầu tiên của mùa Tết Giáp Ngọ mà ai cũng háo hức trông chờ.
Mặc dù năm nào cũng đón Tết Táo Quân nhưng không phải ai cũng biết được hết truyền thuyết, ý nghĩa hay những tập tục trong ngày này.
Truyền thuyết cá chép về trời
Những ngày này các bà, các mẹ đi chợ đều không quên mua một hoặc ba con chép để cúng ông Táo. Người Việt tin rằng, hàng năm đến ngày 23 tháng Chạp Âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo chuyện bếp núc và mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Bạn có thắc mắc vì sao ông Táo lại cưỡi cá chép chứ không phải là con vật khác không?
Cá chép vàng là một loài động vật sống ở trên Thiên Đình, hồi trước sống trên trời, do phạm phải lỗi, nên bị Thượng Đế đày xuống trần gian để Tu Hành để chuộc lại tội lỗi của mình gây ra. Sau khi Tu Hành có chính quả, thì cá chép sẽ hóa thân thành rồng và bay lên trời. Còn Ông Táo là do Thượng Đế phái xuống trần tục để theo dõi loài người, xem ai là người Thiện, người Ác. Sau đó ông Táo bay về Thiên Đình để tâu lên Thượng Đế những việc ở dưới trần gian nhưng mà muốn bay lên Trời, thì ông Táo phải nhờ đến cá chép mới lên được.
Ngân Linh (18 tuổi) chia sẻ: “Những ngày cuối năm ra chợ vui lắm, đặc biệt là dịp Tết ông Công ông Táo này, mọi người ai cũng mua cá chép vàng khiến không khí Tết lại càng nhộn nhịp. Dù không thực sự hiểu tại sao lại lựa chọn cá chép nhưng tớ biết đây đã là phong tục rất lâu đời của nước mình. Đến tối lúc cúng xong, tớ vẫn theo thương bố đi thả cá ở sông, mọi người cũng thả đông lắm!”
Ý nghĩa của tục phóng sinh?
Với mong muốn Thần Bếp sẽ “phù hộ” cho gia đình mình được nhiều may mắn, nên hàng năm Tết đến, người ta thường làm lễ tiễn đưa Táo Quân chầu trời một cách long trọng. Cũng vì cá chép là phương tiện duy nhất có thể đưa ông Công ông Táo về trời nên vào ngày này, sau khi làm lễ xong, các gia đình đều cúng con cá chép rồi đem ra sông hay ra ao thả, với ý nghĩa là cá sẽ hóa rồng, vượt vũ môn.
Ngoài việc làm phương tiện cho Táo Quân về trời thì trong tâm thức người Việt, “cá vượt vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì để đạt được thành công trong học vấn.
Chính vì thế, tục phóng sinh cá chép là một nét văn hóa đẹp của con người Việt Nam và vẫn luôn được gìn giữ cho đến ngày hôm nay.
Và đừng để ông Táo “mất vui”!
Cứ 23 tháng Chạp hàng năm, nhà nào cũng lo thu dẹp gọn gàng, lau chùi thật cẩn thận cho căn nhà đẹp, khang trang và sạch sẽ hơn. Sau đó, cả gia đình chuẩn bị làm mâm cỗ mặn, vàng mã, mua cá chép, hương hoa về làm lễ tiễn Táo quân. Tuy nhiên, lúc thả cả, không phải ai cũng để ý tới việc thả luôn túi nilon xuống sông sẽ gây ô nhiễm môi trường.
Sau lễ phóng sinh, không ít sông hồ ở Hà Nội như Hồ Tây, sông Hồng, Hồ Ba Mẫu, hồ Bảy Mẫu… tràn ngập túi nilong, giấy rác, tro bụi từ việc đốt hàng mã ở ngay bên bờ sông vừa làm mất mỹ quan đô thị lại gây ảnh hưởng tới môi trường.
“Nhà tớ ở gần Hồ Tây, Tết Táo quân năm nào cũng thấy mọi người kéo nhau đi thả cá chép đông lắm, lúc đó cảm thấy không khí Tết về gần lắm. Nhưng sau khi trời sáng thì mới thấy hàng loạt túi bóng nilon trôi lềnh bềnh trên mặt nước thực sự rất mất mĩ quan. Tớ và mấy bác hàng xóm phải vớt những túi bóng dạt vào gần bờ để vứt đi. Hi vọng mọi người sẽ có ý thức hơn khi thả cá” – Tuấn (20 tuổi) kể lại.
Cũng bởi vậy mà trong Tết ông Công ông Táo, mọi người hãy thả cá chứ đừng thả túi nilon, và lưu ý hãy thực hiện phóng sinh ở những nguồn nước sạch nhé! Có như thế, Táo quân mới an tâm để lên đường báo cáo với Ngọc Hoàng.
Mặc dù cuộc sống đang dần hiện đại hơn nhưng Tết Táo quân vẫn đang giữ được những nét truyền thống của bản sắc dân tộc. Dù Tết Táo quân ở một số quốc gia có đôi nét khác nhau nhưng nó vẫn chứa đựng những điều đặc biệt nhất của văn hóa phương Đông và hơn nữa nó còn mang ý nghĩa ấm áp về gia đình đối với tất cả mọi người.
Thùy Dung - Theo Pháp Luật Xã Hội
Những ngày cuối năm, khắp mọi nơi đang náo nức, rộn ràng không khí chuẩn bị đón Tết. Tết đang đến rất gần trong cái rét đặc trưng của miền Bắc hay màu nắng thắm sắc xuân của miền Nam. Hôm nay là 23 tháng Chạp - ngày Tết ông Công ông Táo - cũng chính là Tết ngày đầu tiên của mùa Tết Giáp Ngọ mà ai cũng háo hức trông chờ.
Mặc dù năm nào cũng đón Tết Táo Quân nhưng không phải ai cũng biết được hết truyền thuyết, ý nghĩa hay những tập tục trong ngày này.
Truyền thuyết cá chép về trời
Những ngày này các bà, các mẹ đi chợ đều không quên mua một hoặc ba con chép để cúng ông Táo. Người Việt tin rằng, hàng năm đến ngày 23 tháng Chạp Âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo chuyện bếp núc và mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Bạn có thắc mắc vì sao ông Táo lại cưỡi cá chép chứ không phải là con vật khác không?
Cá chép vàng là một loài động vật sống ở trên Thiên Đình, hồi trước sống trên trời, do phạm phải lỗi, nên bị Thượng Đế đày xuống trần gian để Tu Hành để chuộc lại tội lỗi của mình gây ra. Sau khi Tu Hành có chính quả, thì cá chép sẽ hóa thân thành rồng và bay lên trời. Còn Ông Táo là do Thượng Đế phái xuống trần tục để theo dõi loài người, xem ai là người Thiện, người Ác. Sau đó ông Táo bay về Thiên Đình để tâu lên Thượng Đế những việc ở dưới trần gian nhưng mà muốn bay lên Trời, thì ông Táo phải nhờ đến cá chép mới lên được.
Ngân Linh (18 tuổi) chia sẻ: “Những ngày cuối năm ra chợ vui lắm, đặc biệt là dịp Tết ông Công ông Táo này, mọi người ai cũng mua cá chép vàng khiến không khí Tết lại càng nhộn nhịp. Dù không thực sự hiểu tại sao lại lựa chọn cá chép nhưng tớ biết đây đã là phong tục rất lâu đời của nước mình. Đến tối lúc cúng xong, tớ vẫn theo thương bố đi thả cá ở sông, mọi người cũng thả đông lắm!”
Ý nghĩa của tục phóng sinh?
Với mong muốn Thần Bếp sẽ “phù hộ” cho gia đình mình được nhiều may mắn, nên hàng năm Tết đến, người ta thường làm lễ tiễn đưa Táo Quân chầu trời một cách long trọng. Cũng vì cá chép là phương tiện duy nhất có thể đưa ông Công ông Táo về trời nên vào ngày này, sau khi làm lễ xong, các gia đình đều cúng con cá chép rồi đem ra sông hay ra ao thả, với ý nghĩa là cá sẽ hóa rồng, vượt vũ môn.
Ngoài việc làm phương tiện cho Táo Quân về trời thì trong tâm thức người Việt, “cá vượt vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì để đạt được thành công trong học vấn.
Chính vì thế, tục phóng sinh cá chép là một nét văn hóa đẹp của con người Việt Nam và vẫn luôn được gìn giữ cho đến ngày hôm nay.
Và đừng để ông Táo “mất vui”!
Cứ 23 tháng Chạp hàng năm, nhà nào cũng lo thu dẹp gọn gàng, lau chùi thật cẩn thận cho căn nhà đẹp, khang trang và sạch sẽ hơn. Sau đó, cả gia đình chuẩn bị làm mâm cỗ mặn, vàng mã, mua cá chép, hương hoa về làm lễ tiễn Táo quân. Tuy nhiên, lúc thả cả, không phải ai cũng để ý tới việc thả luôn túi nilon xuống sông sẽ gây ô nhiễm môi trường.
Sau lễ phóng sinh, không ít sông hồ ở Hà Nội như Hồ Tây, sông Hồng, Hồ Ba Mẫu, hồ Bảy Mẫu… tràn ngập túi nilong, giấy rác, tro bụi từ việc đốt hàng mã ở ngay bên bờ sông vừa làm mất mỹ quan đô thị lại gây ảnh hưởng tới môi trường.
“Nhà tớ ở gần Hồ Tây, Tết Táo quân năm nào cũng thấy mọi người kéo nhau đi thả cá chép đông lắm, lúc đó cảm thấy không khí Tết về gần lắm. Nhưng sau khi trời sáng thì mới thấy hàng loạt túi bóng nilon trôi lềnh bềnh trên mặt nước thực sự rất mất mĩ quan. Tớ và mấy bác hàng xóm phải vớt những túi bóng dạt vào gần bờ để vứt đi. Hi vọng mọi người sẽ có ý thức hơn khi thả cá” – Tuấn (20 tuổi) kể lại.
Cũng bởi vậy mà trong Tết ông Công ông Táo, mọi người hãy thả cá chứ đừng thả túi nilon, và lưu ý hãy thực hiện phóng sinh ở những nguồn nước sạch nhé! Có như thế, Táo quân mới an tâm để lên đường báo cáo với Ngọc Hoàng.
Mặc dù cuộc sống đang dần hiện đại hơn nhưng Tết Táo quân vẫn đang giữ được những nét truyền thống của bản sắc dân tộc. Dù Tết Táo quân ở một số quốc gia có đôi nét khác nhau nhưng nó vẫn chứa đựng những điều đặc biệt nhất của văn hóa phương Đông và hơn nữa nó còn mang ý nghĩa ấm áp về gia đình đối với tất cả mọi người.
Thùy Dung - Theo Pháp Luật Xã Hội
Hiệu chỉnh bởi quản lý: