- Tham gia
- 26/6/2009
- Bài viết
- 2.855
Nhà tôi cách quê nội hai chuyến phà đi, về qua một con sông rộng. Một bên là thành phố đô thị hiện đại, huyên náo. Một bên là vùng quê nghèo bình lặng, chỉ có gió sóng dập dềnh bao quanh tứ bề vườn tược xanh bát ngát…
Còn nhớ, cứ vào mỗi 23 tháng Chạp là đại gia đình họ nội tôi lại có dịp tề tựu, quây quần bên nhau, tất bật chuẩn bị cho lễ tiễn ông Công (ông Táo). Theo quan niệm của người Việt, ông Công là người xem định phước phần và trực tiếp theo dõi việc ăn ở của người hạ giới. Hằng năm ông đều phải lên chầu thiên đình để báo cáo lại mọi việc lớn nhỏ với Thượng Đế. Thế nên dù công đoạn chuẩn bị có phần hơi vất vả nhưng dường như ai trong gia đình tôi cũng cảm nhận rõ rệt cái không khí trọng thể, thiêng liêng vào những ngày này. Bà nội tôi mắt hấp háy nhìn mấy viên chè xôi nước trong nồi, chốc chốc lại vớt một ít nước ra nhấp nhẹ để xem vị đường đã lắng chưa. Anh Hai tôi thì hì hụi phía sau vườn, nhẹ nhàng lấy lồng gỡ những trái gấc ối đỏ đu đưa trên giàn xuống để lát nữa mẹ tôi nhuộm với nếp xôi. Chị Hương tôi thì đi vớt cá chép ra thau để sẵn, cá mua từ chợ sớm về vẫn còn tươi roi rói, liên tục cựa quấy, vẩy nước lên khắp nền nhà. Theo tục ông bà truyền lại, cuối buổi cúng kiến chị Hương sẽ đem cá chép ra bãi sông giữa để phóng sinh lấy đức. Còn tôi và thằng Út thì đảm nhiệm việc gom chân nhang cũ trên bàn thờ ông Công đi đốt, sau đó một đứa sẽ kì cọ, chùi rửa bình hương còn đứa kia thì vào bếp cất lại mạn tro.
Công việc ngó chừng đơn giản vậy mà năm sáu mặt người vẫn làm không xuể. Cha tôi nghiêng mái đầu lốm đốm hoa râm, thành kính rót ba chum rượu trên bàn thờ gia tộc rồi quay sang nhìn hai thằng con mặt mày lấm lem lọ nghẹ mỉm cười hiền hậu. Ngôi nhà bốn mái rộng thùng thình giờ chỉ còn bà nội và cô Năm tôi quán xuyến. Ông nội mất cũng đã lâu rồi mà cô Năm vẫn chưa chịu lấy chồng để bà nội tôi thúc giục mãi. Mỗi lần gia đình tôi ghé về chơi là cô Năm ra chiều mừng rỡ lắm. Như người ta bắt được vàng hay xa cách nhau chừng mấy mươi năm giờ mới được gặp lại. Cái cảm giác mừng mừng tủi tủi, nhìn nhau xúc động, rưng rưng… Sau ngày tiễn ông Táo về trời, gia đình tôi rút về khoảng dăm ba ngày sửa soạn sắm Tết, tân trang, dẹp dọn nhà cửa. Rồi áng chừng đến gần 27 âm lịch lại tất tả chạy sang nội phụ một tay.
2. Hàng mai ở cửa rào nhà nội mấy tuần trước hãy còn trụi lá, giờ bỗng bật nụ li ti, có những cành sắc mai vàng đã hiện diện, khẽ rung rinh trong gió sớm. Nội tôi nhìn lũ cháu móm mém trách yêu, “chờ tụi bây về lặt lá lâu quá nên nội nhờ luôn tụi thằng Xíu, thằng Mon trong xóm lặt dùm.” Thấy hai đứa tôi lè lưỡi, gãi đầu gãi tai nội khẽ nheo nheo mắt cốc đầu hai đứa rồi nói, “tổ cha tụi bây, mau mau ra sàn rửa mặt rồi vô ăn cơm, chiều mát hẳn theo thằng Hai ra mộ ông nội phết vôi, liếp cỏ.”
Chiều mát anh em tôi lò dò theo anh Hai ra mộ ông làm cỏ, gió thổi liu riu trên con đường làng uốn lượn xào xạo lá tre khô. Không khí Tết cận kề khiến ai cũng trở nên tất bật. Nhà chú Hậu giờ này mới chộn rộn làm mứt dừa, so với mọi năm chừng đã trễ. Mùi nước dừa thơm nức mũi quện trong những chỉ mứt nhuộm phẩm xanh, phẩm hồng dễ khiến trẻ con trông thấy mà nuốt nước bọt ừng ực. Bên kia đường, trước hàng hiên rộng nhà bác Sáu đã thấy mấy chị con dâu ngồi bào măng, tước kiệu ủ gia chua. Mùi giấm ngậy lên nồng nồng, mùi rượu nếp thơm thơm hòa vào gió chạy tỏa đi khắp xóm. Tết ở quê tôi nao nức như một ngày hội ẩm thực, với trẻ thơ là đủ loại kẹo bánh thơm ngon, nào bánh mứt, bánh dừa, kẹo gừng, kẹo bí… Với người già là cau trầu, vôi đỏ, là chén chè ngon ủ lá tinh sương, là ly rượu đậm khề khà tình bằng hữu…
3. Sau bữa cơm chiều ấm áp ngày 30, chập tối chúng tôi lại quây quần bên nhau bắc nước lên nấu nồi bánh Tét. Trong mâm cỗ của người miền Bắc, bánh chưng, bánh giầy được xem là hai món bánh cổ truyền không thể thiếu thì với người dân miệt vườn quê tôi, bánh Tét chính là “linh hồn”, là món bánh gia tiên đậm đà nghĩa vị nhất trong ngày Tết Nguyên Đán. Đòn bánh Tét thơm ngon với vị nếp béo ngậy, mùi thịt heo tươm tươm chín đều, nhân đậu xanh nằm se sẻ trong lớp lõi, quyện trong màu lá gói ửng lên khi vừa chín tới và được khít chặt trong lớp dây bàng chín dẻo, bóng nâu là món quà lễ thành kính dâng lên trước tổ tiên, là món ăn báo hiếu đáp đền công ơn cha mẹ, là bữa điểm tâm ngày mùng một Tết linh thiêng, là món quà biếu khắng khít tình làng nghĩa xóm…
Đêm 30, mấy anh chị em tôi xúm xít lại bên nhau, ca hát, vui đùa quanh bếp lửa hồng mà hồi hộp chờ đợi giây phút đất trời hòa nhịp đón giao thừa. Nghe tiếng củi nổ giòn tan, lách tách. Nghe mùi hương hoa phát lộc phát tài trước hiên nhà theo gió nồm non chập chờn, đung đưa trước mũi. Nghe hơi xuân mát dịu len vào từng ngõ ngách tâm hồn chợt thấy lòng mình sao mà phấn chấn, lâng lâng…
1. Ấy vậy mà, chốn quê cứ luôn thôi thúc trong tôi niềm khát khao được trở về. Vì chỉ ở nơi ấy tôi mới cảm nhận được trọn vẹn tình yêu thương gia đình, tình cảm xóm giềng thân thuộc và nhất là cái hương vị, cảnh sắc quê hương nồng đượm đặc trưng mỗi độ Tết về…Còn nhớ, cứ vào mỗi 23 tháng Chạp là đại gia đình họ nội tôi lại có dịp tề tựu, quây quần bên nhau, tất bật chuẩn bị cho lễ tiễn ông Công (ông Táo). Theo quan niệm của người Việt, ông Công là người xem định phước phần và trực tiếp theo dõi việc ăn ở của người hạ giới. Hằng năm ông đều phải lên chầu thiên đình để báo cáo lại mọi việc lớn nhỏ với Thượng Đế. Thế nên dù công đoạn chuẩn bị có phần hơi vất vả nhưng dường như ai trong gia đình tôi cũng cảm nhận rõ rệt cái không khí trọng thể, thiêng liêng vào những ngày này. Bà nội tôi mắt hấp háy nhìn mấy viên chè xôi nước trong nồi, chốc chốc lại vớt một ít nước ra nhấp nhẹ để xem vị đường đã lắng chưa. Anh Hai tôi thì hì hụi phía sau vườn, nhẹ nhàng lấy lồng gỡ những trái gấc ối đỏ đu đưa trên giàn xuống để lát nữa mẹ tôi nhuộm với nếp xôi. Chị Hương tôi thì đi vớt cá chép ra thau để sẵn, cá mua từ chợ sớm về vẫn còn tươi roi rói, liên tục cựa quấy, vẩy nước lên khắp nền nhà. Theo tục ông bà truyền lại, cuối buổi cúng kiến chị Hương sẽ đem cá chép ra bãi sông giữa để phóng sinh lấy đức. Còn tôi và thằng Út thì đảm nhiệm việc gom chân nhang cũ trên bàn thờ ông Công đi đốt, sau đó một đứa sẽ kì cọ, chùi rửa bình hương còn đứa kia thì vào bếp cất lại mạn tro.
Công việc ngó chừng đơn giản vậy mà năm sáu mặt người vẫn làm không xuể. Cha tôi nghiêng mái đầu lốm đốm hoa râm, thành kính rót ba chum rượu trên bàn thờ gia tộc rồi quay sang nhìn hai thằng con mặt mày lấm lem lọ nghẹ mỉm cười hiền hậu. Ngôi nhà bốn mái rộng thùng thình giờ chỉ còn bà nội và cô Năm tôi quán xuyến. Ông nội mất cũng đã lâu rồi mà cô Năm vẫn chưa chịu lấy chồng để bà nội tôi thúc giục mãi. Mỗi lần gia đình tôi ghé về chơi là cô Năm ra chiều mừng rỡ lắm. Như người ta bắt được vàng hay xa cách nhau chừng mấy mươi năm giờ mới được gặp lại. Cái cảm giác mừng mừng tủi tủi, nhìn nhau xúc động, rưng rưng… Sau ngày tiễn ông Táo về trời, gia đình tôi rút về khoảng dăm ba ngày sửa soạn sắm Tết, tân trang, dẹp dọn nhà cửa. Rồi áng chừng đến gần 27 âm lịch lại tất tả chạy sang nội phụ một tay.
2. Hàng mai ở cửa rào nhà nội mấy tuần trước hãy còn trụi lá, giờ bỗng bật nụ li ti, có những cành sắc mai vàng đã hiện diện, khẽ rung rinh trong gió sớm. Nội tôi nhìn lũ cháu móm mém trách yêu, “chờ tụi bây về lặt lá lâu quá nên nội nhờ luôn tụi thằng Xíu, thằng Mon trong xóm lặt dùm.” Thấy hai đứa tôi lè lưỡi, gãi đầu gãi tai nội khẽ nheo nheo mắt cốc đầu hai đứa rồi nói, “tổ cha tụi bây, mau mau ra sàn rửa mặt rồi vô ăn cơm, chiều mát hẳn theo thằng Hai ra mộ ông nội phết vôi, liếp cỏ.”
Chiều mát anh em tôi lò dò theo anh Hai ra mộ ông làm cỏ, gió thổi liu riu trên con đường làng uốn lượn xào xạo lá tre khô. Không khí Tết cận kề khiến ai cũng trở nên tất bật. Nhà chú Hậu giờ này mới chộn rộn làm mứt dừa, so với mọi năm chừng đã trễ. Mùi nước dừa thơm nức mũi quện trong những chỉ mứt nhuộm phẩm xanh, phẩm hồng dễ khiến trẻ con trông thấy mà nuốt nước bọt ừng ực. Bên kia đường, trước hàng hiên rộng nhà bác Sáu đã thấy mấy chị con dâu ngồi bào măng, tước kiệu ủ gia chua. Mùi giấm ngậy lên nồng nồng, mùi rượu nếp thơm thơm hòa vào gió chạy tỏa đi khắp xóm. Tết ở quê tôi nao nức như một ngày hội ẩm thực, với trẻ thơ là đủ loại kẹo bánh thơm ngon, nào bánh mứt, bánh dừa, kẹo gừng, kẹo bí… Với người già là cau trầu, vôi đỏ, là chén chè ngon ủ lá tinh sương, là ly rượu đậm khề khà tình bằng hữu…
3. Sau bữa cơm chiều ấm áp ngày 30, chập tối chúng tôi lại quây quần bên nhau bắc nước lên nấu nồi bánh Tét. Trong mâm cỗ của người miền Bắc, bánh chưng, bánh giầy được xem là hai món bánh cổ truyền không thể thiếu thì với người dân miệt vườn quê tôi, bánh Tét chính là “linh hồn”, là món bánh gia tiên đậm đà nghĩa vị nhất trong ngày Tết Nguyên Đán. Đòn bánh Tét thơm ngon với vị nếp béo ngậy, mùi thịt heo tươm tươm chín đều, nhân đậu xanh nằm se sẻ trong lớp lõi, quyện trong màu lá gói ửng lên khi vừa chín tới và được khít chặt trong lớp dây bàng chín dẻo, bóng nâu là món quà lễ thành kính dâng lên trước tổ tiên, là món ăn báo hiếu đáp đền công ơn cha mẹ, là bữa điểm tâm ngày mùng một Tết linh thiêng, là món quà biếu khắng khít tình làng nghĩa xóm…
Đêm 30, mấy anh chị em tôi xúm xít lại bên nhau, ca hát, vui đùa quanh bếp lửa hồng mà hồi hộp chờ đợi giây phút đất trời hòa nhịp đón giao thừa. Nghe tiếng củi nổ giòn tan, lách tách. Nghe mùi hương hoa phát lộc phát tài trước hiên nhà theo gió nồm non chập chờn, đung đưa trước mũi. Nghe hơi xuân mát dịu len vào từng ngõ ngách tâm hồn chợt thấy lòng mình sao mà phấn chấn, lâng lâng…
Hiệu chỉnh bởi quản lý: