- Tham gia
- 9/4/2011
- Bài viết
- 955
đọc bài này thấy chùng xuống một chút
(Dân trí) - Sáng 28 tháng chạp âm lịch, có mặt tại viện Huyết học và truyền máu T.Ư từ sáng sớm, trong cái lạnh se sắt vì trời đổ mưa phùn, tâm trạng những người ở lại càng tê tái hơn, chỉ có những em nhỏ vẫn hớn hở khi thấy hoa đào, thấy Tết về.
Tết đừng về!
Còn tại bệnh Viện huyết học và truyền máu T.Ư, chúng tôi không khỏi bùi ngùi khi nhìn thấy những bệnh nhân mới truyền xong hoá chất, mệt lả, co mình trong tấm chăn mỏng. Dường như chiếc quạt sưởi để ngay cạnh gi.ường cũng không xua đi được cái lạnh khắc nghiệt của mùa đông miền Bắc, cũng chẳng thể sưởi ấm lòng người bệnh cũng như những người thân của họ. Những khuôn mặt buồn lặng lẽ.
Nỗi buồn lặng lẽ của các bệnh nhân khi phải điều trị tại viện ngày Tết
Trên gi.ường bệnh, bé Lã Tuấn Phong - 10 tháng tuổi ở Uông Bí - Quảng Ninh khóc ngằn ngặt vì đau đớn. Bé bị bệnh Lơ-xê-mi (là một bệnh lý ác tính hệ tạo máu), phải truyền rất nhiều tiểu cầu, máu. Bé mới vào viện điều trị đợt 2 hôm 11//1 và chắc chắn sẽ phải ở lại viện trong những ngày Tết.
Nhắc đến tết, bà và mẹ bé Lã Tuấn Phong rơi nước mắt. “Thấy hành lang bệnh viện đã trưng hoa đào, biết là Tết về rồi. Nhưng với gia đình tôi, chẳng còn Tết nữa. Tết còn ý nghĩa gì khi con cháu bị bệnh. Ở nhà bố nó chắc cũng chỉ mua cái bánh chưng, khoanh thịt thắp hương, cầu mong ông bà tổ tiên phù hộ độ chì cho con qua khỏi”, mẹ bé Lã Tuấn Phong nói trong nước mắt.
Nhất là khi được các bác sĩ tại viện thông báo, gia đình phải phối hợp với viện trong những ngày Tết, bởi bé đang phải liên tục truyền tiểu cầu mà trong những ngày Tết, lượng người hiến máu giảm đi rất nhiều do lực lượng này chủ yếu là sinh viên, thanh niên tình nguyện về nhà ăn Tết nên kéo theo lượng máu cần cho điều trị giảm rất nhiều. Trong trường hợp không có máu, gia đình phải huy động người nhà từ Quảng Ninh lên để hiến máu cho bé.
Bé Lã Tuấn Phong đau đớn trên gi.ường bệnh.
“Tôi nhớ mãi cảnh mùng 3 Tết năm ngoái, một nhà hàng xóm cũng có con bị u trung thất điều trị tại bệnh viện Nhi T.Ư bị thiếu tiểu cầu vào đúng những ngày hiếm máu vì không có người hiến. Mà nếu không truyền thì nguy cơ xuất huyết não, bé có thể chết khiến cả nhà gần chục người tất tả bắt xe khách lên viện, thử máu và hiến cho cháu. Chỉ sợ nhà mình cũng rơi vào cảnh như thế, nhà thì neo người, chỉ có bố nó. Vừa đầu năm, nhờ vả họ hàng đi hiến máu cũng bất tiện lắm. Giá như, Tết đừng về, cả gia đình sẽ đỡ phấp phỏng, lo âu”, bà bé Lã Tuấn Phong lo lắng nói.
Một mình ở lại viện điều trị để người nhà về quê lo Tết, chị Trương Lệ Thủy (31 tuổi - Hoằng Hóa - Thanh Hóa), đang điều trị tại khoa điều trị hóa chất - Viện Huyết Học - TMTW tâm sự: “Buồn lắm, không phải vì không được về đón Tết, mà buồn vì mình bệnh trọng, gia đình phải vất vả chăm nom. Vì mình mà cả gia đình chắc chắn cũng không có cái Tết trọn vẹn”, chị Thủy nói.
Ông Thái Gia Bang (75 tuổi - Đống Đa, Hà Nội), gia đình ở ngay Hà Nội nhưng cũng không thể về ăn tết do việc điiều trị không cho phép về và cần máu điều trị. “Quả thực có bị bệnh mới biết bao nỗi đau, lo lắng trăm bề của người bệnh. Trước khi bị bệnh, tôi đâu có biết đến cảnh những người bệnh phải điều trị cầm chừng vì thiếu máu, nhất là trong những dịp Tết. Không biết nói gì hơn, xin gửi lời cảm ơn tất cả những người đã hiến máu cho mình và các bệnh nhân khác, Chúc các bạn sinh viên đã hiến máu và các anh chị đã tham gia hiến máu sức khỏe và làm nhiều việc thiện để cứu giúp những người không may mắn như chúng tôi”.
Trẻ em vẫn hớn hở, vui cười, quên đi nỗi đau bệnh tật khi Tết đến, xuân về.
Trái ngược với những lo lắng của người lớn, trẻ em vẫn hớn hở khi thấy Tết đến, xuân về. Niềm vui con trẻ mỗi độ Tết đến dường như giúp các em quên đi nỗi đau bệnh tật, vẫn chạy nhảy, nô đùa.
Mong tặng được món quà sức khỏe cho người bệnh!
PGS.TS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện huyết học và Truyền máu T.Ư cho biết: “Năm nào cũng thế, mỗi dịp Tết đến xuân về, vui vì một năm mới lại tới, nhưng những người làm nghề như chúng tôi lại phấp phỏng lo âu cho người bệnh. Bởi những ngày cận Tết và sau Tết nguyên đán, lượng người đi hiến máu rất thấp, trong khi đó, việc điều trị cho người bệnh thì vẫn không thể dừng lại. Bao đêm giao thừa trong bệnh viện, đi chúc Tết các bệnh nhân, nhìn những khuôn mặt xanh xao, mệt mỏi nhưng vẫn cố hé một nụ cười, thấy vô cùng thương người bệnh, Giá như có đủ máu để truyền, người bệnh sẽ đỡ mệt mỏi hơn và đó sẽ là món quà sức khỏe quý báu nhất trong năm mới. Nhưng bao năm rồi, điều đó vẫn chỉ dừng lại ở điều ước… bởi máu vẫn thiếu”, TS Trí chia sẻ.
PGS.TS Nguyễn Anh Trí chúc Tết, động viên các bệnh nhân phải nằm điều trị tại viện trong dịp đặc biệt này.
TS Trí cho biết thêm, khi lượng người hiến máu giảm trong dịp nghỉ, cán bộ nhân viên tại viện lại hiến máu vì người bệnh. Bình quân mỗi năm một cán bộ, bác sĩ tại viện tham gia hiến máu 2 - 3 lần để người bệnh có máu điều trị. Nhưng lượng máu vẫn không thể đủ do nhu cầu quá lớn. “Vì thế, hầu hết bệnh nhân vẫn phải điều trị cầm chừng, được truyền máu, tiểu cầu để không bị nguy hiểm đến tính mạng, còn điều ước món quà sức khỏe cho người bệnh quả là khó khăn, bởi phải truyền đủ lượng máu thì người bệnh mới bớt mệt mỏi, khỏe khoắn hơn. Chỉ mong, mọi người chung tay góp sức tham gia hiến máu để các bệnh nhân thực sự được đón nhận món quà sức khỏe trong năm mới”, TS Trí mong mỏi.
Bài và ảnh: Hồng Hải - Lý Hảo
(Dân trí) - Sáng 28 tháng chạp âm lịch, có mặt tại viện Huyết học và truyền máu T.Ư từ sáng sớm, trong cái lạnh se sắt vì trời đổ mưa phùn, tâm trạng những người ở lại càng tê tái hơn, chỉ có những em nhỏ vẫn hớn hở khi thấy hoa đào, thấy Tết về.
Tết đừng về!
Còn tại bệnh Viện huyết học và truyền máu T.Ư, chúng tôi không khỏi bùi ngùi khi nhìn thấy những bệnh nhân mới truyền xong hoá chất, mệt lả, co mình trong tấm chăn mỏng. Dường như chiếc quạt sưởi để ngay cạnh gi.ường cũng không xua đi được cái lạnh khắc nghiệt của mùa đông miền Bắc, cũng chẳng thể sưởi ấm lòng người bệnh cũng như những người thân của họ. Những khuôn mặt buồn lặng lẽ.
Nỗi buồn lặng lẽ của các bệnh nhân khi phải điều trị tại viện ngày Tết
Trên gi.ường bệnh, bé Lã Tuấn Phong - 10 tháng tuổi ở Uông Bí - Quảng Ninh khóc ngằn ngặt vì đau đớn. Bé bị bệnh Lơ-xê-mi (là một bệnh lý ác tính hệ tạo máu), phải truyền rất nhiều tiểu cầu, máu. Bé mới vào viện điều trị đợt 2 hôm 11//1 và chắc chắn sẽ phải ở lại viện trong những ngày Tết.
Nhắc đến tết, bà và mẹ bé Lã Tuấn Phong rơi nước mắt. “Thấy hành lang bệnh viện đã trưng hoa đào, biết là Tết về rồi. Nhưng với gia đình tôi, chẳng còn Tết nữa. Tết còn ý nghĩa gì khi con cháu bị bệnh. Ở nhà bố nó chắc cũng chỉ mua cái bánh chưng, khoanh thịt thắp hương, cầu mong ông bà tổ tiên phù hộ độ chì cho con qua khỏi”, mẹ bé Lã Tuấn Phong nói trong nước mắt.
Nhất là khi được các bác sĩ tại viện thông báo, gia đình phải phối hợp với viện trong những ngày Tết, bởi bé đang phải liên tục truyền tiểu cầu mà trong những ngày Tết, lượng người hiến máu giảm đi rất nhiều do lực lượng này chủ yếu là sinh viên, thanh niên tình nguyện về nhà ăn Tết nên kéo theo lượng máu cần cho điều trị giảm rất nhiều. Trong trường hợp không có máu, gia đình phải huy động người nhà từ Quảng Ninh lên để hiến máu cho bé.
Bé Lã Tuấn Phong đau đớn trên gi.ường bệnh.
“Tôi nhớ mãi cảnh mùng 3 Tết năm ngoái, một nhà hàng xóm cũng có con bị u trung thất điều trị tại bệnh viện Nhi T.Ư bị thiếu tiểu cầu vào đúng những ngày hiếm máu vì không có người hiến. Mà nếu không truyền thì nguy cơ xuất huyết não, bé có thể chết khiến cả nhà gần chục người tất tả bắt xe khách lên viện, thử máu và hiến cho cháu. Chỉ sợ nhà mình cũng rơi vào cảnh như thế, nhà thì neo người, chỉ có bố nó. Vừa đầu năm, nhờ vả họ hàng đi hiến máu cũng bất tiện lắm. Giá như, Tết đừng về, cả gia đình sẽ đỡ phấp phỏng, lo âu”, bà bé Lã Tuấn Phong lo lắng nói.
Một mình ở lại viện điều trị để người nhà về quê lo Tết, chị Trương Lệ Thủy (31 tuổi - Hoằng Hóa - Thanh Hóa), đang điều trị tại khoa điều trị hóa chất - Viện Huyết Học - TMTW tâm sự: “Buồn lắm, không phải vì không được về đón Tết, mà buồn vì mình bệnh trọng, gia đình phải vất vả chăm nom. Vì mình mà cả gia đình chắc chắn cũng không có cái Tết trọn vẹn”, chị Thủy nói.
Ông Thái Gia Bang (75 tuổi - Đống Đa, Hà Nội), gia đình ở ngay Hà Nội nhưng cũng không thể về ăn tết do việc điiều trị không cho phép về và cần máu điều trị. “Quả thực có bị bệnh mới biết bao nỗi đau, lo lắng trăm bề của người bệnh. Trước khi bị bệnh, tôi đâu có biết đến cảnh những người bệnh phải điều trị cầm chừng vì thiếu máu, nhất là trong những dịp Tết. Không biết nói gì hơn, xin gửi lời cảm ơn tất cả những người đã hiến máu cho mình và các bệnh nhân khác, Chúc các bạn sinh viên đã hiến máu và các anh chị đã tham gia hiến máu sức khỏe và làm nhiều việc thiện để cứu giúp những người không may mắn như chúng tôi”.
Trẻ em vẫn hớn hở, vui cười, quên đi nỗi đau bệnh tật khi Tết đến, xuân về.
Trái ngược với những lo lắng của người lớn, trẻ em vẫn hớn hở khi thấy Tết đến, xuân về. Niềm vui con trẻ mỗi độ Tết đến dường như giúp các em quên đi nỗi đau bệnh tật, vẫn chạy nhảy, nô đùa.
Mong tặng được món quà sức khỏe cho người bệnh!
PGS.TS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện huyết học và Truyền máu T.Ư cho biết: “Năm nào cũng thế, mỗi dịp Tết đến xuân về, vui vì một năm mới lại tới, nhưng những người làm nghề như chúng tôi lại phấp phỏng lo âu cho người bệnh. Bởi những ngày cận Tết và sau Tết nguyên đán, lượng người đi hiến máu rất thấp, trong khi đó, việc điều trị cho người bệnh thì vẫn không thể dừng lại. Bao đêm giao thừa trong bệnh viện, đi chúc Tết các bệnh nhân, nhìn những khuôn mặt xanh xao, mệt mỏi nhưng vẫn cố hé một nụ cười, thấy vô cùng thương người bệnh, Giá như có đủ máu để truyền, người bệnh sẽ đỡ mệt mỏi hơn và đó sẽ là món quà sức khỏe quý báu nhất trong năm mới. Nhưng bao năm rồi, điều đó vẫn chỉ dừng lại ở điều ước… bởi máu vẫn thiếu”, TS Trí chia sẻ.
PGS.TS Nguyễn Anh Trí chúc Tết, động viên các bệnh nhân phải nằm điều trị tại viện trong dịp đặc biệt này.
TS Trí cho biết thêm, khi lượng người hiến máu giảm trong dịp nghỉ, cán bộ nhân viên tại viện lại hiến máu vì người bệnh. Bình quân mỗi năm một cán bộ, bác sĩ tại viện tham gia hiến máu 2 - 3 lần để người bệnh có máu điều trị. Nhưng lượng máu vẫn không thể đủ do nhu cầu quá lớn. “Vì thế, hầu hết bệnh nhân vẫn phải điều trị cầm chừng, được truyền máu, tiểu cầu để không bị nguy hiểm đến tính mạng, còn điều ước món quà sức khỏe cho người bệnh quả là khó khăn, bởi phải truyền đủ lượng máu thì người bệnh mới bớt mệt mỏi, khỏe khoắn hơn. Chỉ mong, mọi người chung tay góp sức tham gia hiến máu để các bệnh nhân thực sự được đón nhận món quà sức khỏe trong năm mới”, TS Trí mong mỏi.
Bài và ảnh: Hồng Hải - Lý Hảo
Hiệu chỉnh bởi quản lý: