- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
Dê là loài động vật “lắm mưu mô” được vinh danh trong bộ 12 con giáp với nhiều điều kỳ lạ như có “những con mắt sau đầu”, biết bơi, leo trèo giỏi và “khám phá” ra hạt cà phê…
Một loài dê ở Nepal - Ảnh: Reuters
Hiện có trên 210 giống dê với tổng cộng 450 triệu con dê trên toàn thế giới. Dê được thuần chủng cách đây 9.000 năm và có tuổi thọ 10-12 năm, một số trường hợp có thể sống đến 15 năm.
Dưới đây là 15 điều thú vị về loài dê được tổng hợp từ tài liệu chăn nuôi dê của Đại học Florida A&M (Mỹ), trang mạng chuyên về dê Goatworld và Goatsontheroad:
Dê rất gần gũi
Dê là loài rất dễ gần gũi. Các nhà khoa học cho biết dê thường xuyên “giao tiếp” với nhau bằng những tiếng kêu có “giọng điệu” riêng biệt và có thể nhận ra tiếng be be của mẹ mình trong số hàng trăm con dê khác từ khoảng cách trên 1 km.
Dê gặm cỏ - Ảnh: AFP
Khám phá ra cà phê
Thuở xưa, ở cao nguyên Ethiopia, một người nuôi dê tên Kaldi phát hiện những con dê của ông hành động kỳ lạ. Chúng nhảy nhót và chạy lòng vòng nhiều giờ liền trong một buổi sáng mà không hề mệt mỏi. Ông Kaldi nhận ra hành động kỳ lạ của đàn dê là do chúng ăn phải một loại hạt nào đó. Loại hạt này từ đó trở nên nổi tiếng vì nó giúp tạo ra năng lượng và sự tỉnh táo, từ đó thông tin về hạt này được lan truyền khắp bán đảo Ả Rập rồi được mua bán khắp thế giới. Đó chính là hạt cà phê.
Công ty Cà phê Con dê Nhảy múa ở Anh chắc chắn là dùng truyền thuyết trên để đặt tên cho công ty của họ. Ngày nay cà phê là thứ hàng hóa được mua bán nhiều thứ hai trên thế giới sau dầu mỏ, nhờ công của… con dê.
“Lắm mưu mô”
Dê được cho là loại “lắm mưu mô” vì tên khoa học của nó là Capra aegagrus hircus, xuất phát từ tiếng Latin Capra có nghĩa là lắm mưu mô, hay thay đổi bất thường và kỳ khôi.
Có “những con mắt sau đầu”
Mắt dê có đồng tử hình chữ nhật giúp chúng có khả năng nhìn 320 độ quanh chúng. Hình dạng kỳ lạ của mắt dê giúp chúng có thị giác rất tốt trong đêm.
Cậu bé ôm con dê trong ngôi chợ ở Pakistan - Ảnh: Reuters
Dê “bé”, dê “khủng”
Loài dê có nhiều kích thước khác nhau từ con dê bé nhất là dê lùn pygmy nặng chỉ 15 kg cho đến con dê boer to nhất nặng đến 108 kg. Cả hai loài dê này đều được nuôi lấy thịt. Dê boer nổi tiếng cho nhiều thịt, còn dê pygmy nổi tiếng cho sữa chất lượng cao.
Dê sợ - xỉu
“Dê sợ, dê xỉu” vẫn còn là một điều tranh cãi giữa các nhà khoa học. Trên thực tế, dê không xỉu, nhưng hệ thần kinh trung ương của chúng bẩm sinh có một triệu chứng rối loạn khiến cơ bắp trở nên tê liệt khi sợ hãi, mặc dù không gây đau đớn nhưng khiến chúng bị ngã. Con người la thét quanh những con dê sẽ khiến chúng “xỉu”, nằm cứng đơ một lúc.
Dê hoang không bao giờ ngủ
Đây vẫn là một vấn đề gây tranh cãi giữa các nhà khoa học, nhưng những chuyên gia về dê khẳng định dê hoang không bao giờ ngủ.
Một đàn dê hoang ở Kenya - Ảnh: Reuters
Dê là loài động vật được thuần chủng đầu tiên
Những nghiên cứu gần đây xác nhận các chứng cứ khảo cổ học cho thấy dê hoang ở dãy núi Zagros (ở Iran và Iraq) là nguồn gốc của tất cả loài dê thuần chủng ngày nay. Con người được cho là đã thuần chủng loài dê cách đây 9.000 năm.
Biết gãi lưng
Mặc dù không thông minh như con tinh tinh biết dùng nhánh cây để thu thập mật ong, nhưng dê được biết đến có khả năng nhặt rơm để gãi lưng.
Bị lây cảm cúm từ người
Con người bị cảm cúm nếu ho hoặc hắt hơi gần dê sẽ truyền nhiễm bệnh sang chúng.
Biết bơi
Dê là những tay bơi cừ khôi được cho là có khả năng bơi quãng đường xa và vượt đại dương để “gây giống” trên những hòn đảo gần nơi chúng sinh sống.
Một người nắm sừng con dê trong một lễ hội ở Tây Ban Nha - Ảnh: Reuters
Giỏi leo trèo, nhảy nhót
Dê có thể leo lên các cành cây và vách núi dựng đứng mà không té ngã được cho là xuất phát từ việc tổ tiên của chúng phải leo lên vách núi, cây để tránh thú dữ và tìm thức ăn. Trong một số trường hợp, dê có thể nhảy cao đến 1,5 m.
Dê leo cây ở Morocco - Ảnh: AFP
Tò mò
Dê có thể nhai bất kỳ thứ gì, nhưng điều này không phải vì chúng đói hay nhai một cách dại dột. Dê thật sự rất tò mò, chúng bỏ mọi thứ vào mồm nhai để “nghiên cứu” mọi vật xung quanh.
Trên 2.200 con dê được chôn cùng vua Ai Cập
Trong lịch sử, trước khi xuất hiện đồng xu, dê được trao đổi với bạc bởi vì chúng rất quý giá. Các nhà khảo cổ phát hiện vị vua Ai Cập pharaoh Cephranes được chôn cất cùng 2.234 con dê.
Tạo ra loại len cao cấp
Len Cashmere (hay còn gọi là len Kashmir) là loại len thuộc hàng cao cấp nhất trong ngành dệt được sản xuất từ lông dê.
Một loài dê ở Nepal - Ảnh: Reuters
Dưới đây là 15 điều thú vị về loài dê được tổng hợp từ tài liệu chăn nuôi dê của Đại học Florida A&M (Mỹ), trang mạng chuyên về dê Goatworld và Goatsontheroad:
Dê rất gần gũi
Dê là loài rất dễ gần gũi. Các nhà khoa học cho biết dê thường xuyên “giao tiếp” với nhau bằng những tiếng kêu có “giọng điệu” riêng biệt và có thể nhận ra tiếng be be của mẹ mình trong số hàng trăm con dê khác từ khoảng cách trên 1 km.
Dê gặm cỏ - Ảnh: AFP
Khám phá ra cà phê
Thuở xưa, ở cao nguyên Ethiopia, một người nuôi dê tên Kaldi phát hiện những con dê của ông hành động kỳ lạ. Chúng nhảy nhót và chạy lòng vòng nhiều giờ liền trong một buổi sáng mà không hề mệt mỏi. Ông Kaldi nhận ra hành động kỳ lạ của đàn dê là do chúng ăn phải một loại hạt nào đó. Loại hạt này từ đó trở nên nổi tiếng vì nó giúp tạo ra năng lượng và sự tỉnh táo, từ đó thông tin về hạt này được lan truyền khắp bán đảo Ả Rập rồi được mua bán khắp thế giới. Đó chính là hạt cà phê.
Công ty Cà phê Con dê Nhảy múa ở Anh chắc chắn là dùng truyền thuyết trên để đặt tên cho công ty của họ. Ngày nay cà phê là thứ hàng hóa được mua bán nhiều thứ hai trên thế giới sau dầu mỏ, nhờ công của… con dê.
“Lắm mưu mô”
Dê được cho là loại “lắm mưu mô” vì tên khoa học của nó là Capra aegagrus hircus, xuất phát từ tiếng Latin Capra có nghĩa là lắm mưu mô, hay thay đổi bất thường và kỳ khôi.
Có “những con mắt sau đầu”
Mắt dê có đồng tử hình chữ nhật giúp chúng có khả năng nhìn 320 độ quanh chúng. Hình dạng kỳ lạ của mắt dê giúp chúng có thị giác rất tốt trong đêm.
Cậu bé ôm con dê trong ngôi chợ ở Pakistan - Ảnh: Reuters
Dê “bé”, dê “khủng”
Loài dê có nhiều kích thước khác nhau từ con dê bé nhất là dê lùn pygmy nặng chỉ 15 kg cho đến con dê boer to nhất nặng đến 108 kg. Cả hai loài dê này đều được nuôi lấy thịt. Dê boer nổi tiếng cho nhiều thịt, còn dê pygmy nổi tiếng cho sữa chất lượng cao.
Dê sợ - xỉu
“Dê sợ, dê xỉu” vẫn còn là một điều tranh cãi giữa các nhà khoa học. Trên thực tế, dê không xỉu, nhưng hệ thần kinh trung ương của chúng bẩm sinh có một triệu chứng rối loạn khiến cơ bắp trở nên tê liệt khi sợ hãi, mặc dù không gây đau đớn nhưng khiến chúng bị ngã. Con người la thét quanh những con dê sẽ khiến chúng “xỉu”, nằm cứng đơ một lúc.
Dê hoang không bao giờ ngủ
Đây vẫn là một vấn đề gây tranh cãi giữa các nhà khoa học, nhưng những chuyên gia về dê khẳng định dê hoang không bao giờ ngủ.
Một đàn dê hoang ở Kenya - Ảnh: Reuters
Dê là loài động vật được thuần chủng đầu tiên
Những nghiên cứu gần đây xác nhận các chứng cứ khảo cổ học cho thấy dê hoang ở dãy núi Zagros (ở Iran và Iraq) là nguồn gốc của tất cả loài dê thuần chủng ngày nay. Con người được cho là đã thuần chủng loài dê cách đây 9.000 năm.
Biết gãi lưng
Mặc dù không thông minh như con tinh tinh biết dùng nhánh cây để thu thập mật ong, nhưng dê được biết đến có khả năng nhặt rơm để gãi lưng.
Bị lây cảm cúm từ người
Con người bị cảm cúm nếu ho hoặc hắt hơi gần dê sẽ truyền nhiễm bệnh sang chúng.
Biết bơi
Dê là những tay bơi cừ khôi được cho là có khả năng bơi quãng đường xa và vượt đại dương để “gây giống” trên những hòn đảo gần nơi chúng sinh sống.
Một người nắm sừng con dê trong một lễ hội ở Tây Ban Nha - Ảnh: Reuters
Giỏi leo trèo, nhảy nhót
Dê có thể leo lên các cành cây và vách núi dựng đứng mà không té ngã được cho là xuất phát từ việc tổ tiên của chúng phải leo lên vách núi, cây để tránh thú dữ và tìm thức ăn. Trong một số trường hợp, dê có thể nhảy cao đến 1,5 m.
Dê leo cây ở Morocco - Ảnh: AFP
Tò mò
Dê có thể nhai bất kỳ thứ gì, nhưng điều này không phải vì chúng đói hay nhai một cách dại dột. Dê thật sự rất tò mò, chúng bỏ mọi thứ vào mồm nhai để “nghiên cứu” mọi vật xung quanh.
Trên 2.200 con dê được chôn cùng vua Ai Cập
Trong lịch sử, trước khi xuất hiện đồng xu, dê được trao đổi với bạc bởi vì chúng rất quý giá. Các nhà khảo cổ phát hiện vị vua Ai Cập pharaoh Cephranes được chôn cất cùng 2.234 con dê.
Tạo ra loại len cao cấp
Len Cashmere (hay còn gọi là len Kashmir) là loại len thuộc hàng cao cấp nhất trong ngành dệt được sản xuất từ lông dê.
Theo Thanh Niên