Tên những trường ĐN, CĐ mang tính mạo danh
Đại học Kiến Trúc Đà Nẵng: Người ta thường nhắc đến Đại học Kiến trúc Hà Nội và Đại học Kiến trúc Tp. Hồ Chí Minh, 2 trường công lập đào tạo kiến trúc hàng đầu ở Việt Nam. Đại học Kiến trúc Đà Nẵng cũng là một trường như vậy? Câu trả lời là không. Đại học Kiến trúc Đà Nẵng là một trường đại học tư mới được thành lập từ năm 2006. Và mặc dù mang tên là trường kiến trúc, nhưng Đại học Kiến trúc Đà Nẵng chủ yếu đào tạo các ngành khác như Quản trị Kinh doanh, Kế toán hay Tài chính Ngân hàng. Lực lượng của Đại học Kiến trúc Đà Nẵng chủ yếu là lực lượng hạng hai bị loại ra bởi các đại học khác ở Đà Nẵng, như Hiệu trưởng của trường nguyên là Hiệu trưởng Đại học Duy Tân, Hiệu phó của trường nguyên là Hiệu trưởng Đại học Đông Á, ….. Đại học Phan Thiết: Mang tên của một tỉnh thành nhưng Đại học Phan Thiết đã nhiều lần làm tỉnh nhà phải ê mặt trên báo chí. Trường tuyển sinh viên chỉ có điểm thi đại học hay cao đẳng ở mức 5 điểm vào học đại học, và vào học những ngành chưa từng được Bộ Giáo dục & Đào tạo cho phép tuyển sinh. Không chỉ “tuyển chui” ở bậc đại học, Đại học Phan Thiết còn tuyển chui ở các bậc Cao đẳng và cả Trung cấpCâu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đại học Phan Thiết là: “Tôi phải mòn lốp máy bay mới xin được giấy phép thành lập trường.” Có lẽ vì vậy mà trường tuyển chui mọi nẻo để tận thu bù lại chi phí “mòn lốp máy bay” đã bỏ ra. Đại học Kỹ thuật Sài Gòn (SaigonTech): Với tên gọi của SaigonTech dễ gây nhầm lẫn với các trường khác như Đại học Bách Khoa Sài Gòn (vốn có tên gọi tiếng Anh là University of Technology of Ho Chi Minh City). Nếu không tạo được hiệu ứng đó thì người nghe vẫn dễ nhầm lẫn đây là một trường đại học công lập. SaigonTech chủ yếu đào tạo bậc Cao đẳng với bằng cấp của Houston Community College. Mặc dù được lăng xê rất nhiều ở Việt Nam nhưng Houston Community College là một hệ thống đại học cộng đồng chủ yếu dạy nghề ở Mỹ với tỷ lệ sinh viên chuyển tiếp lên học đại học chưa đến 30%. Chương trình đại học của SaigonTech là kết hợp với Northwestern Polytechnic University ở San Jose, Mỹ; đây là một trường tầm thường khác ở Mỹ do dân Đài Loan tạo ra với mục tiêu mạo danh một đại học khác cực kỳ nổi tiếng ở Mỹ là Northwestern University ở Chicago. Đại học Bình Dương: Mới nghe tưởng là đại học công lập của tỉnh Bình Dương, thực chất cũng thể hiểu nôm na như vậy vì Đại học Bình Dương là sân sau của các cán bộ ở tỉnh với tư cách pháp nhân là một trường tư. Trường thường xuyên tuyển dưới điểm sàn của Bộ Giáo dục & Đào tạo và thường xuyên bị huýt còi vì tuyển những sinh viên chỉ có điểm thi từ 7 đến 9 điểm, dưới cả mức trúng tuyển Cao đẳng, để vào học Đại học. Đại học FPT: Đại học FPT được biết đến nhiều chủ yếu vì trường mang tên của tập đoàn FPT nổi tiếng. Trường mới chỉ thành lập từ năm 2006 và nổi tiếng bởi chiêu bài tiếp thị “đảm bảo việc làm khi ra trường”. Thực tế, chỉ có trên dưới 80 sinh viên tốt nghiệp trong khóa đầu tiên trên tổng số 300 sinh viên tuyển vào ban đầu. Điều này cho thấy sự gặn lọc tốt đa để “đảm bảo việc làm cho số sinh viên tốt nghiệp nhỏ nhất có thể”. Điều này cũng dễ hiểu vì không phải sinh viên nào vào FPT cũng đỗ đại học, một bộ phận lớn sinh viên FPT nằm trong chương trình dự bị đại học. Mới đây, Đại học FPT đã cho ra lò chương trình Cao đẳng Thực hành và sinh viên không phải thi đại học hay cao đẳng vẫn có thể vào học. Thực tế, đây là chương trình Cao đẳng Nghề, không phải Cao đẳng Chính quy. Chương trình của FPT được nhiều người đánh giá là giống học Kỹ thuật viên Aptech nối dài do FPT thiếu kinh nghiệm trong đào tạo đại học. Cao đẳng Bách Khoa: Cao đẳng Bách Khoa, một trường cao đẳng tư nhân đã nhiều lần gây bất bình cho Hiệu trưởng các trường Đại học Bách Khoa vì nhiều người nhầm lẫn rằng đây là một trường công lập, hay hơn thế nữa một số còn cho rằng đây là trường Cao đẳng của Đại học Bách Khoa. Nhiều người còn đặt ra câu hỏi không rõ khi được nâng cấp lên thành đại học thì sẽ gọi trường này bằng tên gọi gì hay lại là Đại học Bách Khoa ?
Đại học Kiến Trúc Đà Nẵng: Người ta thường nhắc đến Đại học Kiến trúc Hà Nội và Đại học Kiến trúc Tp. Hồ Chí Minh, 2 trường công lập đào tạo kiến trúc hàng đầu ở Việt Nam. Đại học Kiến trúc Đà Nẵng cũng là một trường như vậy? Câu trả lời là không. Đại học Kiến trúc Đà Nẵng là một trường đại học tư mới được thành lập từ năm 2006. Và mặc dù mang tên là trường kiến trúc, nhưng Đại học Kiến trúc Đà Nẵng chủ yếu đào tạo các ngành khác như Quản trị Kinh doanh, Kế toán hay Tài chính Ngân hàng. Lực lượng của Đại học Kiến trúc Đà Nẵng chủ yếu là lực lượng hạng hai bị loại ra bởi các đại học khác ở Đà Nẵng, như Hiệu trưởng của trường nguyên là Hiệu trưởng Đại học Duy Tân, Hiệu phó của trường nguyên là Hiệu trưởng Đại học Đông Á, ….. Đại học Phan Thiết: Mang tên của một tỉnh thành nhưng Đại học Phan Thiết đã nhiều lần làm tỉnh nhà phải ê mặt trên báo chí. Trường tuyển sinh viên chỉ có điểm thi đại học hay cao đẳng ở mức 5 điểm vào học đại học, và vào học những ngành chưa từng được Bộ Giáo dục & Đào tạo cho phép tuyển sinh. Không chỉ “tuyển chui” ở bậc đại học, Đại học Phan Thiết còn tuyển chui ở các bậc Cao đẳng và cả Trung cấpCâu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đại học Phan Thiết là: “Tôi phải mòn lốp máy bay mới xin được giấy phép thành lập trường.” Có lẽ vì vậy mà trường tuyển chui mọi nẻo để tận thu bù lại chi phí “mòn lốp máy bay” đã bỏ ra. Đại học Kỹ thuật Sài Gòn (SaigonTech): Với tên gọi của SaigonTech dễ gây nhầm lẫn với các trường khác như Đại học Bách Khoa Sài Gòn (vốn có tên gọi tiếng Anh là University of Technology of Ho Chi Minh City). Nếu không tạo được hiệu ứng đó thì người nghe vẫn dễ nhầm lẫn đây là một trường đại học công lập. SaigonTech chủ yếu đào tạo bậc Cao đẳng với bằng cấp của Houston Community College. Mặc dù được lăng xê rất nhiều ở Việt Nam nhưng Houston Community College là một hệ thống đại học cộng đồng chủ yếu dạy nghề ở Mỹ với tỷ lệ sinh viên chuyển tiếp lên học đại học chưa đến 30%. Chương trình đại học của SaigonTech là kết hợp với Northwestern Polytechnic University ở San Jose, Mỹ; đây là một trường tầm thường khác ở Mỹ do dân Đài Loan tạo ra với mục tiêu mạo danh một đại học khác cực kỳ nổi tiếng ở Mỹ là Northwestern University ở Chicago. Đại học Bình Dương: Mới nghe tưởng là đại học công lập của tỉnh Bình Dương, thực chất cũng thể hiểu nôm na như vậy vì Đại học Bình Dương là sân sau của các cán bộ ở tỉnh với tư cách pháp nhân là một trường tư. Trường thường xuyên tuyển dưới điểm sàn của Bộ Giáo dục & Đào tạo và thường xuyên bị huýt còi vì tuyển những sinh viên chỉ có điểm thi từ 7 đến 9 điểm, dưới cả mức trúng tuyển Cao đẳng, để vào học Đại học. Đại học FPT: Đại học FPT được biết đến nhiều chủ yếu vì trường mang tên của tập đoàn FPT nổi tiếng. Trường mới chỉ thành lập từ năm 2006 và nổi tiếng bởi chiêu bài tiếp thị “đảm bảo việc làm khi ra trường”. Thực tế, chỉ có trên dưới 80 sinh viên tốt nghiệp trong khóa đầu tiên trên tổng số 300 sinh viên tuyển vào ban đầu. Điều này cho thấy sự gặn lọc tốt đa để “đảm bảo việc làm cho số sinh viên tốt nghiệp nhỏ nhất có thể”. Điều này cũng dễ hiểu vì không phải sinh viên nào vào FPT cũng đỗ đại học, một bộ phận lớn sinh viên FPT nằm trong chương trình dự bị đại học. Mới đây, Đại học FPT đã cho ra lò chương trình Cao đẳng Thực hành và sinh viên không phải thi đại học hay cao đẳng vẫn có thể vào học. Thực tế, đây là chương trình Cao đẳng Nghề, không phải Cao đẳng Chính quy. Chương trình của FPT được nhiều người đánh giá là giống học Kỹ thuật viên Aptech nối dài do FPT thiếu kinh nghiệm trong đào tạo đại học. Cao đẳng Bách Khoa: Cao đẳng Bách Khoa, một trường cao đẳng tư nhân đã nhiều lần gây bất bình cho Hiệu trưởng các trường Đại học Bách Khoa vì nhiều người nhầm lẫn rằng đây là một trường công lập, hay hơn thế nữa một số còn cho rằng đây là trường Cao đẳng của Đại học Bách Khoa. Nhiều người còn đặt ra câu hỏi không rõ khi được nâng cấp lên thành đại học thì sẽ gọi trường này bằng tên gọi gì hay lại là Đại học Bách Khoa ?