Kênh Sinh Viên
Cộng đồng sinh viên Việt Nam
- Tham gia
- 20/4/2009
- Bài viết
- 194
[CHỊ ĐỖ MỸ NINH - MEMORIZATION IS NOT EQUAL TO UNDERSTANDING]
Khi nghe đến “Life of Pi”, thứ đầu tiên bạn nghĩ đến là gì? Một bộ phim? Đại dương bao la? Hay một hằng số toán học? Nói về con số thần thánh “Pi”, mặc dù người ta cứ nói về tầm quan trọng của nó, nhưng thực tế bạn có hiểu vì sao hằng số này lại được “tôn thờ” như vậy hay không? Hay Hiệp định Giơ-ne-vơ đã có tác động như thế nào đến lịch sử Việt Nam hiện đại? Hoặc làm sao đèn có thể sáng lên chỉ sau một cú bật công tắc? Những câu hỏi này tưởng chừng rất đơn giản, thế nhưng khi hỏi về bản chất của chúng thì tại sao trong đầu chúng ta chỉ hiện lên một dấu ba chấm? Tại sự kiện TEDxFTU vừa rồi, chị Đỗ Mỹ Ninh đã có những chia sẻ rất đáng suy ngẫm về việc chúng ta được dạy phải ghi nhớ thông tin như thế nào, chứ không phải nắm và hiểu bản chất của vấn đề.
“Việc thấu hiểu vấn đề có ý nghĩa hơn là chỉ đơn thuần ghi nhớ thông tin”
Mất một khoảng thời gian dài theo cách học ghi nhớ đơn thuần, không thắc mắc, không phản biện để rồi chị đã phải tự giới hạn rằng mình chỉ giỏi Văn và Tiếng Anh. Cho đến khi được tiếp xúc với môi trường giáo dục mới, qua những trải nghiệm không-mấy-dễ-chịu trong thời gian đầu, chị đã đúc kết rằng việc hiểu bản chất vấn đề và khai thác những khía cạnh khác mới chính là điều quan trọng. “Việc bạn quên một vài thứ cũng không sao, bởi vì có thể tìm chúng ở trên mạng. Nhưng nếu bạn không hiểu bản chất cốt lõi của vấn đề, thì cho dù bạn có ghi nhớ tốt bao nhiêu, điều này cũng không mang nhiều ý nghĩa.”
“Mọi thứ đều mang tính tương đối”
Chị Ninh chia sẻ rằng đã từng có khoảng thời gian chị không thể phân loại mình là người Nam, hay người Bắc và cũng thường e dè trước những câu hỏi như thế. Nhưng bây giờ chị không còn quá quan trọng việc rạch ròi giữa việc mình là người Bắc hay người Nam, mà tùy vào hoàn cảnh mà chị có thể linh hoạt điều chỉnh. Qua đó chị muốn nhắn nhủ rằng mọi thứ đều mang tính tương đối tùy thuộc vào góc nhìn của mỗi người; điều quan trọng là nó có phù hợp với hoàn cảnh và thời điểm đó hay không.
Ở cuối bài diễn thuyết, chị Đỗ Mỹ Ninh muốn nhắn nhủ đến người tham dự rằng sẽ có nhiều cách khác nhau để giải quyết vấn đề, vậy nên không nhất thiết phải gò ép bản thân vào một khuôn khổ nhất định hay chấp nhận tất cả những gì chúng ta được dạy, mà hãy thắc mắc, suy nghĩ và có nhận định riêng!
“Hãy tư duy theo cách của bạn, tự đặt câu hỏi cho bản thân và bạn sẽ có quyết định cho riêng mình”
[Mr. PAUL ESPINAS - LEVERAGING FEAR AS A RESOURCE]
Đã bao nhiêu lần chúng ta cảm thấy sự lo lắng, bất an tìm thấy và chiếm lấy tâm trí của bản thân, kìm h.ãm những bước phát triển cần thiết để trở thành một cá nhân tốt hơn? Cũng tự nhiên và luôn có mặt ở xung quanh chúng ta như không khí, nỗi sợ hãi sẽ luôn tồn tại dù ta có muốn hay không. Đã từ lâu ta đã được dạy rằng hãy dũng cảm và chiến thắng nỗi sợ hãi! “Chiến thắng” trong suy nghĩ non nớt từ thuở bé đôi khi lại đồng nhất với “Triệt tiêu”, và ngay cả khi lớn lên sau này nhiều lúc chúng ta vẫn luôn khư khư suy nghĩ “Phải ngăn chặn thứ khiến đôi tay kia run lên ngay mới được!”. Tất cả rồi chỉ để ta thất vọng và ngày càng hốt hoảng hơn khi nỗi sợ hãi lúc nào cũng quay lại, ở phía cuối lớp nơi các ánh mắt đều dồn vào ta, ở bên cạnh quan sát khi ta làm bài kiểm tra hay ở ngay trên khuôn mặt của những nhà tuyển dụng,...
“Thật là mệt mỏi khi lúc nào cũng phải cố gắng tiêu diệt nỗi sợ hãi.”
Trong một bài hát khá nổi tiếng của mình, Lenka từng du dương rằng “Rắc rối là một người bạn, rắc rối là một người bạn của tôi.” Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên thay đổi cách nhìn nhận nguồn gốc của sự sợ hãi theo một hướng khác? Và đó chính là thông điệp anh Paul Espinas muốn gửi gắm đến mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ. Thông qua những chia sẻ rất gần gũi và dễ đồng cảm, anh muốn nhấn mạnh rằng, nỗi sợ hãi là một đòn bẫy ta hoàn toàn có thể tận dụng. “Nỗi lo lắng của tôi chính là một nguồn tài nguyên và tôi hoàn toàn có thể sử dụng chúng!”. Thật vậy, đã bao nhiêu lần nỗi lo lắng cho ta thêm động lực để có thể hoàn toàn vượt ra khỏi rào cản của bản thân và trở nên tốt hơn? Trong bộ phim về Người Dơi của Christopher Nolan, một người đàn ông thông thái đã nói rằng làm sao con người có thể tồn tại đến bây giờ, nếu không có thứ động lực nguyên thủy nhất thúc đẩy chúng ta tiến tới? Anh Paul Espinas cho rằng, sợ hãi là tự nhiên, và vì thế không nên chối bỏ nó.
Cuối cùng, anh cũng muốn nhắn nhủ đến những tay “mơ mộng” ngoài kia, “ƯỚC MƠ thường song hành với NỖI SỢ, nhưng ta phải làm cho ƯỚC MƠ của chúng ta lớn hơn NỖI SỢ”. Chúng ta sẽ gặp những đối thủ, chúng ta sẽ gặp những tay khó nhằn, chúng ta sẽ nhận những cái “không” và những thứ này sẽ khiến ta lo lắng. Và không có vấn đề gì với việc đó cả.
“Vâng, hãy sợ hãi một ít, bạn sẽ làm gì và giải quyết điều đó ra sao sẽ làm nên con người bạn. Cho nên hãy lo lắng một xíu, chuyện đó thật bình thường và đừng bao giờ ngừng mơ ước.”
[CÔ LÊ ĐỖ QUỲNH HƯƠNG - UNITED ‘WE’ ATTAIN THE UNIVERSAL LOVE]
Từ khi sinh ra, thứ chúng ta cảm nhận đầu tiên, không phải là những vật chất bình thường, mà là tình yêu, từ đấng sinh thành. Lớn lên, tình yêu hình thành nhiều hình thái khác nhau, tình láng giềng, lòng yêu mến bạn bè, tình cảm lứa đôi. Có thể nói, tình yêu là một thứ gì đó không thể tách rời, quý báu và vĩnh cửu.
Thế nhưng con người lạ thay, chúng ta lại phân biệt tình yêu thành nhiều mức độ, phân tách các chủ thể trong tình yêu thành những thứ độc lập, giữa ’người’ với ‘người’. Và rồi, chúng ta dần suy nghĩ thế giới này thành ‘bản thân’, và ‘những người khác’.
Trong bài chia sẻ tại TEDxFTU 2019, cô Lê Đỗ Quỳnh Hương đã bày tỏ quan điểm của mình về chủ đề ‘Tình yêu thương đại đồng’ đầy ấn tượng và đậm chất nhân sinh. Theo cô, chúng ta xem bản thân như những cá nhân tách biệt, chúng ta xây dựng những niềm tin và lý tưởng sống cho riêng mình, những niềm tin về ‘tình yêu trai gái, ‘tình yêu xứng đôi vừa lứa’, ‘con người là động vật bậc cao, thống trị Trái Đất’. Những lý tưởng đó dần dần khiến chúng ta ngày càng gay gắt với những thứ mà ta gọi là ‘sai trái’, ta nghĩ cho bản thân nhiều hơn, một cách ích kỉ.
Và con người quên đi rằng chúng ta là những phần nhỏ của một chủ thế đại đồng, thống nhất - ‘We are in fact just elements of the Same and the Only Unit!’
Cô Hương cho rằng, chúng ta đều rung động trước những xúc cảm của ‘những người khác’, mỗi hành động của chúng ta đều tác động lẫn nhau. Con người chặt cây khiến toàn Trái Đất nóng lên, chúng ta thải ra nhiều chất thải, khí hậu toàn Trái Đất dần thay đổi. Và điều đó khiến toàn bộ chúng ta chịu đựng những điều tồi tệ cùng nhau. Chúng ta kết nối với nhau, như một bản năng.
Với thông điệp ‘We Are United As One. We Are All Connected. This is called The Uncategorised Love – or to be more precise: it is The Universal Love!’, cô Hương muốn chúng ta nhận thức được rằng, chúng ta là những phần nhỏ của một điều to lớn, vậy tại sao chúng ta lại tự tách biệt mọi thứ? Điều quý giá nhất trên đời không phải là Tình yêu, mà là Tình yêu đại đồng, xem mọi thứ gắn kết với nhau, và con người quan tâm lẫn nhau và cùng nhau hướng đến những điều tốt đẹp. Chúng ta nên xóa nhòa vạch phân cách và yêu thương ‘những thứ khác’, ‘những thứ khác’ nhiều hơn, và rồi, chúng ta sẽ cảm thấy nhẹ nhõm, chẳng còn sự đấu tranh nào trong nội tâm. Và thế giới sẽ là một thế giới đại đồng tốt đẹp.
“Nếu tôi, chúng ta bắt đầu hành động, thì thế giới này sẽ tốt đẹp hơn, qua từng ngày!”
#TEDxFTU
#IdeasWorthSpreading
Khi nghe đến “Life of Pi”, thứ đầu tiên bạn nghĩ đến là gì? Một bộ phim? Đại dương bao la? Hay một hằng số toán học? Nói về con số thần thánh “Pi”, mặc dù người ta cứ nói về tầm quan trọng của nó, nhưng thực tế bạn có hiểu vì sao hằng số này lại được “tôn thờ” như vậy hay không? Hay Hiệp định Giơ-ne-vơ đã có tác động như thế nào đến lịch sử Việt Nam hiện đại? Hoặc làm sao đèn có thể sáng lên chỉ sau một cú bật công tắc? Những câu hỏi này tưởng chừng rất đơn giản, thế nhưng khi hỏi về bản chất của chúng thì tại sao trong đầu chúng ta chỉ hiện lên một dấu ba chấm? Tại sự kiện TEDxFTU vừa rồi, chị Đỗ Mỹ Ninh đã có những chia sẻ rất đáng suy ngẫm về việc chúng ta được dạy phải ghi nhớ thông tin như thế nào, chứ không phải nắm và hiểu bản chất của vấn đề.
“Việc thấu hiểu vấn đề có ý nghĩa hơn là chỉ đơn thuần ghi nhớ thông tin”
Mất một khoảng thời gian dài theo cách học ghi nhớ đơn thuần, không thắc mắc, không phản biện để rồi chị đã phải tự giới hạn rằng mình chỉ giỏi Văn và Tiếng Anh. Cho đến khi được tiếp xúc với môi trường giáo dục mới, qua những trải nghiệm không-mấy-dễ-chịu trong thời gian đầu, chị đã đúc kết rằng việc hiểu bản chất vấn đề và khai thác những khía cạnh khác mới chính là điều quan trọng. “Việc bạn quên một vài thứ cũng không sao, bởi vì có thể tìm chúng ở trên mạng. Nhưng nếu bạn không hiểu bản chất cốt lõi của vấn đề, thì cho dù bạn có ghi nhớ tốt bao nhiêu, điều này cũng không mang nhiều ý nghĩa.”
“Mọi thứ đều mang tính tương đối”
Chị Ninh chia sẻ rằng đã từng có khoảng thời gian chị không thể phân loại mình là người Nam, hay người Bắc và cũng thường e dè trước những câu hỏi như thế. Nhưng bây giờ chị không còn quá quan trọng việc rạch ròi giữa việc mình là người Bắc hay người Nam, mà tùy vào hoàn cảnh mà chị có thể linh hoạt điều chỉnh. Qua đó chị muốn nhắn nhủ rằng mọi thứ đều mang tính tương đối tùy thuộc vào góc nhìn của mỗi người; điều quan trọng là nó có phù hợp với hoàn cảnh và thời điểm đó hay không.
Ở cuối bài diễn thuyết, chị Đỗ Mỹ Ninh muốn nhắn nhủ đến người tham dự rằng sẽ có nhiều cách khác nhau để giải quyết vấn đề, vậy nên không nhất thiết phải gò ép bản thân vào một khuôn khổ nhất định hay chấp nhận tất cả những gì chúng ta được dạy, mà hãy thắc mắc, suy nghĩ và có nhận định riêng!
“Hãy tư duy theo cách của bạn, tự đặt câu hỏi cho bản thân và bạn sẽ có quyết định cho riêng mình”
[Mr. PAUL ESPINAS - LEVERAGING FEAR AS A RESOURCE]
Đã bao nhiêu lần chúng ta cảm thấy sự lo lắng, bất an tìm thấy và chiếm lấy tâm trí của bản thân, kìm h.ãm những bước phát triển cần thiết để trở thành một cá nhân tốt hơn? Cũng tự nhiên và luôn có mặt ở xung quanh chúng ta như không khí, nỗi sợ hãi sẽ luôn tồn tại dù ta có muốn hay không. Đã từ lâu ta đã được dạy rằng hãy dũng cảm và chiến thắng nỗi sợ hãi! “Chiến thắng” trong suy nghĩ non nớt từ thuở bé đôi khi lại đồng nhất với “Triệt tiêu”, và ngay cả khi lớn lên sau này nhiều lúc chúng ta vẫn luôn khư khư suy nghĩ “Phải ngăn chặn thứ khiến đôi tay kia run lên ngay mới được!”. Tất cả rồi chỉ để ta thất vọng và ngày càng hốt hoảng hơn khi nỗi sợ hãi lúc nào cũng quay lại, ở phía cuối lớp nơi các ánh mắt đều dồn vào ta, ở bên cạnh quan sát khi ta làm bài kiểm tra hay ở ngay trên khuôn mặt của những nhà tuyển dụng,...
“Thật là mệt mỏi khi lúc nào cũng phải cố gắng tiêu diệt nỗi sợ hãi.”
Trong một bài hát khá nổi tiếng của mình, Lenka từng du dương rằng “Rắc rối là một người bạn, rắc rối là một người bạn của tôi.” Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên thay đổi cách nhìn nhận nguồn gốc của sự sợ hãi theo một hướng khác? Và đó chính là thông điệp anh Paul Espinas muốn gửi gắm đến mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ. Thông qua những chia sẻ rất gần gũi và dễ đồng cảm, anh muốn nhấn mạnh rằng, nỗi sợ hãi là một đòn bẫy ta hoàn toàn có thể tận dụng. “Nỗi lo lắng của tôi chính là một nguồn tài nguyên và tôi hoàn toàn có thể sử dụng chúng!”. Thật vậy, đã bao nhiêu lần nỗi lo lắng cho ta thêm động lực để có thể hoàn toàn vượt ra khỏi rào cản của bản thân và trở nên tốt hơn? Trong bộ phim về Người Dơi của Christopher Nolan, một người đàn ông thông thái đã nói rằng làm sao con người có thể tồn tại đến bây giờ, nếu không có thứ động lực nguyên thủy nhất thúc đẩy chúng ta tiến tới? Anh Paul Espinas cho rằng, sợ hãi là tự nhiên, và vì thế không nên chối bỏ nó.
Cuối cùng, anh cũng muốn nhắn nhủ đến những tay “mơ mộng” ngoài kia, “ƯỚC MƠ thường song hành với NỖI SỢ, nhưng ta phải làm cho ƯỚC MƠ của chúng ta lớn hơn NỖI SỢ”. Chúng ta sẽ gặp những đối thủ, chúng ta sẽ gặp những tay khó nhằn, chúng ta sẽ nhận những cái “không” và những thứ này sẽ khiến ta lo lắng. Và không có vấn đề gì với việc đó cả.
“Vâng, hãy sợ hãi một ít, bạn sẽ làm gì và giải quyết điều đó ra sao sẽ làm nên con người bạn. Cho nên hãy lo lắng một xíu, chuyện đó thật bình thường và đừng bao giờ ngừng mơ ước.”
[CÔ LÊ ĐỖ QUỲNH HƯƠNG - UNITED ‘WE’ ATTAIN THE UNIVERSAL LOVE]
Từ khi sinh ra, thứ chúng ta cảm nhận đầu tiên, không phải là những vật chất bình thường, mà là tình yêu, từ đấng sinh thành. Lớn lên, tình yêu hình thành nhiều hình thái khác nhau, tình láng giềng, lòng yêu mến bạn bè, tình cảm lứa đôi. Có thể nói, tình yêu là một thứ gì đó không thể tách rời, quý báu và vĩnh cửu.
Thế nhưng con người lạ thay, chúng ta lại phân biệt tình yêu thành nhiều mức độ, phân tách các chủ thể trong tình yêu thành những thứ độc lập, giữa ’người’ với ‘người’. Và rồi, chúng ta dần suy nghĩ thế giới này thành ‘bản thân’, và ‘những người khác’.
Trong bài chia sẻ tại TEDxFTU 2019, cô Lê Đỗ Quỳnh Hương đã bày tỏ quan điểm của mình về chủ đề ‘Tình yêu thương đại đồng’ đầy ấn tượng và đậm chất nhân sinh. Theo cô, chúng ta xem bản thân như những cá nhân tách biệt, chúng ta xây dựng những niềm tin và lý tưởng sống cho riêng mình, những niềm tin về ‘tình yêu trai gái, ‘tình yêu xứng đôi vừa lứa’, ‘con người là động vật bậc cao, thống trị Trái Đất’. Những lý tưởng đó dần dần khiến chúng ta ngày càng gay gắt với những thứ mà ta gọi là ‘sai trái’, ta nghĩ cho bản thân nhiều hơn, một cách ích kỉ.
Và con người quên đi rằng chúng ta là những phần nhỏ của một chủ thế đại đồng, thống nhất - ‘We are in fact just elements of the Same and the Only Unit!’
Cô Hương cho rằng, chúng ta đều rung động trước những xúc cảm của ‘những người khác’, mỗi hành động của chúng ta đều tác động lẫn nhau. Con người chặt cây khiến toàn Trái Đất nóng lên, chúng ta thải ra nhiều chất thải, khí hậu toàn Trái Đất dần thay đổi. Và điều đó khiến toàn bộ chúng ta chịu đựng những điều tồi tệ cùng nhau. Chúng ta kết nối với nhau, như một bản năng.
Với thông điệp ‘We Are United As One. We Are All Connected. This is called The Uncategorised Love – or to be more precise: it is The Universal Love!’, cô Hương muốn chúng ta nhận thức được rằng, chúng ta là những phần nhỏ của một điều to lớn, vậy tại sao chúng ta lại tự tách biệt mọi thứ? Điều quý giá nhất trên đời không phải là Tình yêu, mà là Tình yêu đại đồng, xem mọi thứ gắn kết với nhau, và con người quan tâm lẫn nhau và cùng nhau hướng đến những điều tốt đẹp. Chúng ta nên xóa nhòa vạch phân cách và yêu thương ‘những thứ khác’, ‘những thứ khác’ nhiều hơn, và rồi, chúng ta sẽ cảm thấy nhẹ nhõm, chẳng còn sự đấu tranh nào trong nội tâm. Và thế giới sẽ là một thế giới đại đồng tốt đẹp.
“Nếu tôi, chúng ta bắt đầu hành động, thì thế giới này sẽ tốt đẹp hơn, qua từng ngày!”
#TEDxFTU
#IdeasWorthSpreading