mintcosmeticsvietnam
Thành viên
- Tham gia
- 24/8/2013
- Bài viết
- 5
Tẩy trắng răng không phải là một khái niệm mới trong nha khoa. Thuốc tẩy trắng răng đầu tiên đã được ghi nhận từ cách đây hơn 200 năm, trải qua nhiều quá trình nghiên cứu, cải tiến và áp dụng rộng rãi trong ngành nha từ giữa thế kỷ 19.
Thuốc tẩy trắng răng hoàn toàn không gây hại cho răng hay làm yếu răng, bản chất của nó là sử dụng phản ứng oxy hoá khử, phóng thích oxy nguyên chất thấm vào, cắt đứt các chuỗi protein màu trong răng, làm cho chúng ta không còn nhìn thấy màu dưới ánh sáng tự nhiên mà hoàn toàn không lấy đi bất kỳ yếu tố nào trong răng hay làm tổn thương bề mặt men răng.
Các nghiên cứu quan sát dưới kính hiển vi điện tử đều cho kết quả tương tự, là không có sự thay đổi đáng kể bề mặt men cũng như thành phần của cấu trúc men trước và sau khi tẩy trắng răng với nồng độ thuốc giới hạn.
Hiện tượng ê buốt thường gặp trong và sau tẩy trắng răng thường làm cho bệnh nhân có cảm giác lo lắng về sự mòn răng. Nhưng đây chỉ là hiện tượng tạm thời và sẽ chấm dứt ngay sau khi kết thúc điều trị. Và hiện nay, trên thị trường cũng có những sản phẩm không gây ê buốt khi sử dụng.
Hiện nay thuốc tẩy trắng răng có 2 loại chủ yếu là: Hydrogen peroxide và Carbamide peroxide với nhiều nồng độ khác nhau, được nhiều hãng sản xuất với thành phần có ít nhiều thay đổi. Ở một số thị trường Châu Âu, thuốc tẩy trắng răng được bày bán phổ biến và hợp pháp trong các hệ thống siêu thị và nhà thuốc ở nồng độ giới hạn và có sự kiểm định chất lượng và độ an toàn của các Tổ chức y tế và Hiệp Hội Nha Khoa uy tín.
Hầu như không có yếu tố nguy cơ nào khi sử dụng các loại thuốc này.Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn, không nên sử dụng các sản phẩm tẩy trắng răng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có nhãn hiệu, nên kiểm tra hạn sử dụng của thuốc, hỏi ý kiến và tuân theo hướng dẫn của nha sĩ khi dùng.
Nồng độ và thời gian thuốc tiếp xúc răng
Có một mối quan hệ đối lập: thuốc có nồng độ càng cao thì thời gian điều trị càng ngắn. Nhưng nồng độ thuốc tẩy trắng răng luôn được giới hạn ở mức độ an toàn để bảo vệ các răng sống đối với sự kích thích tủy.
Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng răng của bệnh nhân để quyết định nồng độ phù hợp. Đối với răng chết tủy có thể sử dụng nồng độ cao hơn hoặc một số hóa chất khác.
Thuốc tẩy trắng răng hoàn toàn không gây hại cho răng hay làm yếu răng, bản chất của nó là sử dụng phản ứng oxy hoá khử, phóng thích oxy nguyên chất thấm vào, cắt đứt các chuỗi protein màu trong răng, làm cho chúng ta không còn nhìn thấy màu dưới ánh sáng tự nhiên mà hoàn toàn không lấy đi bất kỳ yếu tố nào trong răng hay làm tổn thương bề mặt men răng.
Các nghiên cứu quan sát dưới kính hiển vi điện tử đều cho kết quả tương tự, là không có sự thay đổi đáng kể bề mặt men cũng như thành phần của cấu trúc men trước và sau khi tẩy trắng răng với nồng độ thuốc giới hạn.
Hiện tượng ê buốt thường gặp trong và sau tẩy trắng răng thường làm cho bệnh nhân có cảm giác lo lắng về sự mòn răng. Nhưng đây chỉ là hiện tượng tạm thời và sẽ chấm dứt ngay sau khi kết thúc điều trị. Và hiện nay, trên thị trường cũng có những sản phẩm không gây ê buốt khi sử dụng.
Hiện nay thuốc tẩy trắng răng có 2 loại chủ yếu là: Hydrogen peroxide và Carbamide peroxide với nhiều nồng độ khác nhau, được nhiều hãng sản xuất với thành phần có ít nhiều thay đổi. Ở một số thị trường Châu Âu, thuốc tẩy trắng răng được bày bán phổ biến và hợp pháp trong các hệ thống siêu thị và nhà thuốc ở nồng độ giới hạn và có sự kiểm định chất lượng và độ an toàn của các Tổ chức y tế và Hiệp Hội Nha Khoa uy tín.
Hầu như không có yếu tố nguy cơ nào khi sử dụng các loại thuốc này.Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn, không nên sử dụng các sản phẩm tẩy trắng răng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có nhãn hiệu, nên kiểm tra hạn sử dụng của thuốc, hỏi ý kiến và tuân theo hướng dẫn của nha sĩ khi dùng.
Nồng độ và thời gian thuốc tiếp xúc răng
Có một mối quan hệ đối lập: thuốc có nồng độ càng cao thì thời gian điều trị càng ngắn. Nhưng nồng độ thuốc tẩy trắng răng luôn được giới hạn ở mức độ an toàn để bảo vệ các răng sống đối với sự kích thích tủy.
Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng răng của bệnh nhân để quyết định nồng độ phù hợp. Đối với răng chết tủy có thể sử dụng nồng độ cao hơn hoặc một số hóa chất khác.