kachanthaiba
Banned
- Tham gia
- 27/5/2013
- Bài viết
- 1
Tay tìm tay níu tay là tập tản văn thứ ba của Hamlet Trương được phát hành ngày 25/05/2013, đánh dấu sự trở lại trưởng thành hơn của cây bút của những yêu – thương. Sau (Thời gian để) yêu và Thương (nhau để đó) là (Tay tim tay) niu, đây chắc có lẽ là câu trả lời hết sức logic cho câu hỏi : sau những yêu thương là gì?
“Em có biết vì sao lại có những kẻ hở giữa những ngón tay không? Đó là vì bàn tay nào cũng cần được lấp đầy bằng một bàn tay khác…”
Khó mà định nghĩa được chính xác cảm xúc lửng lơ này, nhưng thấy ưng lòng khi Hamlet Trương mô tả sơ sơ về trạng thái của mình hiện tại. Cách đây vài năm, mình cũng từng ngồi tự ám thị suốt một thời gian “ nắm chặt tay em anh nhé!” Chỉ là một câu nói nhưng gợi lên biết bao nhiêu trăn trở, đó là lời năn nỉ tha thiết hay là lời nhắn nhủ ngọt ngào của những người đang yêu nhau. Ngày trước, câu nói đó vừa là lời nhắn nhủ thiết tha mà cũng là sự níu giữ vụng về trước sự chia ly… “Tất cả những an yên của cuộc sống này, đều đến với chúng ta qua hơi ấm bàn tay. ” vậy mà anh không hiểu. Chỉ một cái siết chặt tay, người ta sẽ có một sức mạnh vô biên để vượt qua hàng ngàn rào cản, khó khăn và bế tắt.
“Tôi hay em, không bao giờ có thể sống một mình. Vì vậy trên con đường đời, chúng ta cần lắm những bàn tay để cùng đi tới. Người này chìa tay cho người kia lúc khổ sở, người này nắm tay dìu người kia khi vấp ngã… Chỉ cần em biết yêu thương, những cái nắm tay sẽ chợt có phép màu!"
Tay tìm tay, rồi níu tay…“ Nhiều khi tự ngồi ngẫm, giá mà ngày xưa có thể bình tĩnh mà nắm tay, xuôi mắt chứ đừng nhắm mắt xuôi tay thì biết đâu… mình vẫn còn nhau.
Giọng văn của Hamlet Trương trong những tác phẩm của anh đều luôn tôn trọng tuyệt đối một vấn đề, đó chính là cảm xúc. Lắm lúc người đọc sẽ bị choáng ngợp bởi hệ cách sắp xếp từ để diễn đạt ý theo mạch cảm xúc, khá lạ và trúc trắc nhưng cái hay ở chỗ chính là, cảm xúc người đọc không vì thế mà mất đi, trái lại, những rối bời ở câu chữ cũng chính là tâm trạng của độc giả.
“Chữ "người thương" nghe có thể dễ thương, nhưng bản chất của nó vốn dĩ là một nỗi đau. Vì người ta không thể yêu nhau được, mà cũng không đành nói lời vĩnh biệt, nên người ta mới thương nhau. Trong suốt quãng đường thương nhau, người ta có mấy lần tiếc nuối, và có mấy lần thèm được "nâng cấp" quan hệ, rồi sợ hãi rụt tay, và tiếp tục thương.
Sao không thể thương tôi như yêu?”
Cuộc sống này cần đến những yêu thương và che chở, cũng cần lắm những bàn tay để có được lòng tin vượt qua nhiều chướng ngại. Có phải giản đơn đâu mà người ta tự mình chống chọi lại bao khó khăn của cuộc sống, của xã hội, thậm chí của người với người. Chúng ta cần tình yêu để sống, hay cần sống để yêu? Thật ra, trong quyển sách Tay tìm tay níu tay cơ bản không đem đến câu trả lời chính xác cho những ai muốn sự rạch ròi, đơn giản, Hamlet Trương cho ta cảm nhận được ý nghĩ của tình yêu trong cuộc sống, cũng cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nếu biết yêu thương đúng nghĩa.
Tập tản văn thứ ba này của Hamlet Trương một lần mang đến cho người đọc những cảm xúc chân thật, rối bời, và trọn vẹn. Những câu chuyện nhỏ, bình thường nhưng đủ. Đủ chân thật để ta thấy quen thuộc, đủ dung dị để ta cảm thấy bản thân mình, đủ tình cảm để ta thấy mình còn sống để mà yêu thương.
“Em có biết vì sao lại có những kẻ hở giữa những ngón tay không? Đó là vì bàn tay nào cũng cần được lấp đầy bằng một bàn tay khác…”
Khó mà định nghĩa được chính xác cảm xúc lửng lơ này, nhưng thấy ưng lòng khi Hamlet Trương mô tả sơ sơ về trạng thái của mình hiện tại. Cách đây vài năm, mình cũng từng ngồi tự ám thị suốt một thời gian “ nắm chặt tay em anh nhé!” Chỉ là một câu nói nhưng gợi lên biết bao nhiêu trăn trở, đó là lời năn nỉ tha thiết hay là lời nhắn nhủ ngọt ngào của những người đang yêu nhau. Ngày trước, câu nói đó vừa là lời nhắn nhủ thiết tha mà cũng là sự níu giữ vụng về trước sự chia ly… “Tất cả những an yên của cuộc sống này, đều đến với chúng ta qua hơi ấm bàn tay. ” vậy mà anh không hiểu. Chỉ một cái siết chặt tay, người ta sẽ có một sức mạnh vô biên để vượt qua hàng ngàn rào cản, khó khăn và bế tắt.
“Tôi hay em, không bao giờ có thể sống một mình. Vì vậy trên con đường đời, chúng ta cần lắm những bàn tay để cùng đi tới. Người này chìa tay cho người kia lúc khổ sở, người này nắm tay dìu người kia khi vấp ngã… Chỉ cần em biết yêu thương, những cái nắm tay sẽ chợt có phép màu!"
Tay tìm tay, rồi níu tay…“ Nhiều khi tự ngồi ngẫm, giá mà ngày xưa có thể bình tĩnh mà nắm tay, xuôi mắt chứ đừng nhắm mắt xuôi tay thì biết đâu… mình vẫn còn nhau.
Giọng văn của Hamlet Trương trong những tác phẩm của anh đều luôn tôn trọng tuyệt đối một vấn đề, đó chính là cảm xúc. Lắm lúc người đọc sẽ bị choáng ngợp bởi hệ cách sắp xếp từ để diễn đạt ý theo mạch cảm xúc, khá lạ và trúc trắc nhưng cái hay ở chỗ chính là, cảm xúc người đọc không vì thế mà mất đi, trái lại, những rối bời ở câu chữ cũng chính là tâm trạng của độc giả.
“Chữ "người thương" nghe có thể dễ thương, nhưng bản chất của nó vốn dĩ là một nỗi đau. Vì người ta không thể yêu nhau được, mà cũng không đành nói lời vĩnh biệt, nên người ta mới thương nhau. Trong suốt quãng đường thương nhau, người ta có mấy lần tiếc nuối, và có mấy lần thèm được "nâng cấp" quan hệ, rồi sợ hãi rụt tay, và tiếp tục thương.
Sao không thể thương tôi như yêu?”
Cuộc sống này cần đến những yêu thương và che chở, cũng cần lắm những bàn tay để có được lòng tin vượt qua nhiều chướng ngại. Có phải giản đơn đâu mà người ta tự mình chống chọi lại bao khó khăn của cuộc sống, của xã hội, thậm chí của người với người. Chúng ta cần tình yêu để sống, hay cần sống để yêu? Thật ra, trong quyển sách Tay tìm tay níu tay cơ bản không đem đến câu trả lời chính xác cho những ai muốn sự rạch ròi, đơn giản, Hamlet Trương cho ta cảm nhận được ý nghĩ của tình yêu trong cuộc sống, cũng cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nếu biết yêu thương đúng nghĩa.
Tập tản văn thứ ba này của Hamlet Trương một lần mang đến cho người đọc những cảm xúc chân thật, rối bời, và trọn vẹn. Những câu chuyện nhỏ, bình thường nhưng đủ. Đủ chân thật để ta thấy quen thuộc, đủ dung dị để ta cảm thấy bản thân mình, đủ tình cảm để ta thấy mình còn sống để mà yêu thương.