“Tất tần tật” về visa đi Úc, quy định hành lý và các quy định nhập cảnh hàng hóa vào Úc
Xứ sở chuột túi là một trong những quốc gia nổi tiếng về phong cảnh thiên nhiên cùng nền văn hóa cực kỳ ấn tượng trên thế giới. Úc cũng là điểm đến của rất nhiều du học sinh Việt Nam trên con đường tìm kiếm tri thức và sự nghiệp. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều quốc gia khác, việc nhập cảnh Úc sẽ có thể gây phiền phức, rắc rối nếu như bạn không nắm rõ các quy định của nước này. Hãy cùng ABAY.vn tham khảo bài viết dưới đây nhé.
1. Các quy định về visa (thị thực) Úc
1.1 Du khách có cần visa để nhập cảnh Úc không?
Trừ khi bạn là công dân Úc hoặc Zew Zealand, bạn đều sẽ cần visa Úc HỢP LỆ để có thể nhập cảnh vào nước này.
Lưu ý: Du khách có hộ chiếu New Zealand có thể nộp đơn xin visa khi tới Úc. Ngoài trường hợp này, tất cả các trường hợp khác đều phải xin visa trước chuyến bay tới Úc. Hành khách có thể nộp đơn để xin nhiều loại visa (visa du lịch, thăm thân, du lịch thương mại…) tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Úc gần nhất. Bạn cũng có thể nộp đơn xin một số loại visa trên trang web của Bộ Nhập cư và Bảo vệ biên giới Úc.
Trừ trường hợp bạn là công dân Úc hoặc Zew Zealand, bạn đều sẽ cần visa Úc hợp lệ để có thể nhập cảnh vào nước này
1.2. Hành khách nên nộp loại visa du lịch nào?
Có nhiều loại thị thực dành cho du khách đến Úc. Tùy thuộc vào thời gian lưu trú, hộ chiếu và mục đích chuyến thăm mà bạn lựa chọn nộp loại visa nào cho phù hợp.
eVisitor (subclass 651)
Đây là một loại thị thực miễn phí cho du khách nhiều lần đến Úc với mục đích du lịch hoặc kinh doanh. Thị thực cho phép thời gian lưu trú lên đến 3 tháng và có thời hạn tối đa 12 tháng. Thị thực này có sẵn cho các du khách có hộ chiếu từ một số quốc gia châu Âu, và không thể gia hạn được.
Electronic Travel Authority visa (subclass 601)
Thị thực này cho phép du khách đến Úc nhiều lần tùy ý trong vòng 1 năm và mỗi lần đến Úc sẽ có thể lưu trú tới 3 tháng. Thị thực này có sẵn cho các du khách có hộ chiếu từ một số quốc gia và khu vực bên ngoài nước Úc.
Visitor visa (subclass 600)
Thị thực này dành cho những du khách không đủ điều kiện xin eVisitor hoặc Electronic Travel Authority visa. Loại visa này cho phép hành khách đến Úc với mục đích du lịch hoặc kinh doanh với thời gian lưu trú là 3, 6 hoặc 12 tháng. Lệ phí xin visa này khoảng 135 - 340 USD.
Lưu ý: Nếu bạn đang ở Úc và có visa Electronic Travel Authority hợp lệ, bạn vẫn có thể gia hạn visa hoặc nộp đơn xin loại visa khác như Visitor visa. Riêng visa eVisitor là không thể gia hạn được.
Có nhiều loại visa phù hợp với từng đối tượng hành khách đến Úc
1.3. Các loại giấy tờ cần chuẩn bị khi xin visa Úc tại Việt Nam
Tại Việt Nam, khi muốn nộp hồ sơ xin visa du lịch Úc, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau đây:
- Đơn xin thị thực
- 02 tấm ảnh cỡ hộ chiếu (4cm x 6cm) cho mỗi đương đơn. Ảnh chụp không được quá 6 tháng.
- Hộ chiếu đã được ký tên (Không chấp nhận Hộ chiếu hết hạn hoặc chưa ký tên)
- Tờ khai chi tiết về thân nhân (tờ khai theo mẫu của Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Úc tại Việt Nam)
- Bản sao công chứng tất cả các trang của Sổ hộ khẩu hiện tại
- Bản sao Giấy khai sinh
- Bản gốc Sơ yếu lý lịch có xác nhận của chính quyền địa phương. Đối với những đương đơn làm việc tại các cơ quan/xí nghiệp của Nhà nước thì Sơ yếu lý lịch có thể do cơ quan/xí nghiệp đó chứng nhận. Sơ yếu lý lịch phải được xác nhận không quá 6 tháng.
- Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân (Giấy đăng ký kết hôn, Giấy xác nhận đã ly hôn…)
- Giấy tờ chứng minh tài chính cho thấy bạn đủ điều kiện để trang trải mọi chi phí cho thời gian dự kiến ở tại Úc, ví dụ như bằng chứng về thu nhập ở Việt Nam và bằng chứng về các khoản tiết kiệm/tiền gửi ngân hàng (nếu có) – Sổ tiết kiệm và/hoặc bản kê chi tiết tiền gửi ngân hàng phải là bản sao công chứng và được cấp trong vòng 02 tháng (trước ngày nộp hồ sơ).
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà cửa, đất đai hoặc các tài sản có giá trị lớn khác
- Nếu bạn đang đi làm, cần cung cấp đầy đủ chi tiết về công việc, bao gồm: chức danh, địa chỉ, điện thoại nơi làm việc và một giấy xác nhận của cơ quan về việc nghỉ phép.
- Nếu có trẻ em dưới 18 tuổi cùng đi – cần nộp thư ủy quyền của cả hai bố mẹ của em bé, cho phép em bé đi cùng. Chữ ký của cả hai bố mẹ trên thư phải được chính quyền địa phương xác nhận.
2. Trên chuyến bay tới Úc, hành khách được phép/ không được phép mang theo những gì?
2.1. Các vật dụng/ vật phẩm được phép mang theo trên chuyến bay tới Úc
- Đồ gia dụng, các vật dụng cá nhân như: dao kéo bằng nhựa; các loại hộp thiếc hình vuông hoặc tròn, không có cạnh sắc nhọn, không thể tháo rời; kéo không có lưỡi sắc nhọn và lưỡi dài dưới 6cm; dao cạo an toàn; kim tiêm dưới da (yêu cầu có giấy xác nhận của bác sỹ/ cơ sở y tế đi kèm)...
- Các loại hàng hóa dễ cháy, nổ: Diêm và bật lửa; nước hoa; bình xăng lighter fluid; chất lỏng có cồn.
- Các mặt hàng khác như: kim đan len; vợt thể thao (sử dụng trong quần vợt, tennis, cầu lông); kìm cắt móng tay kim loại; ô dù có đính kim loại…
2.2. Các vật dụng/ vật phẩm tuyệt đối không được mang lên máy bay đi Úc
Các vật dụng/ vật phẩm sau đây không được mang theo trên chuyến bay tới Úc, kể cả bản sao hoặc mô phỏng các vật dụng này.
- Các dụng cụ thể thao, dụng cụ nhà bếp và các vật dụng có cạnh sắc nhọn, có thể gây thương tích cho người khác: Rìu, máy cắt hộp, đinh móc, phi tiêu, mũi khoan, giày trượt băng, các loại dao kéo kim loại sắc nhọn, các thiết bị leo núi, cưa, tua vít, xà benh, búa, kìm, cột trượt tuyết…
- Các vật không phải là vũ khí nhưng sắc nhọn và có khả năng gây tổn hại, thương tích: kéo kim loại nhọn, kéo làm móng có lưỡi dài hơn 6 cm, dao cạo, kim tiêm dưới da không được xác nhận bởi bác sỹ hoặc cơ sở y tế.
- Các vật dụng không sắc nhọn nhưng có thể sử dụng để gây thương tích cho người khác: bóng chày, bóng mềm, gậy bi-a, gậy khúc côn cầu, gậy chơi golf, các miếng gỗ/ kim loại hoặc bất kỳ chất liệu nào có thể đủ lớn để gây thương tích…
- Các chất liệu/ vật dụng dễ gây cháy nổ: bình xịt, sơn phun, xăng/ bất kỷ chất lỏng dễ cháy nào khác, pháo hoa…
- Các vật dụng đặc thù: còng tay…
- Vũ khí: Các loại vũ khí gây nguy hiểm cho người khác như: Súng, pháo sáng, các loại dao, chất nổ, kíp nổ, pháo, lựu đạn, mìn, pháo sáng, chất boxotin và các chất nhiễm trùng, hóa chất độc tố…
- Hàng hóa nguy hiểm: Các vật phẩm/ chất liệu có thể gây nguy hiểm đối với sức khỏe, an toàn của con người hoặc môi trường khi được vận chuyển bằng máy bay: các chất nổ, khí nén, chất độc, pin lithium, vật liệu phóng xạ, axit mạnh, bình xịt, chất lỏng dễ cháy, hóa chất nguy hiểm hoặc dễ bay hơi.
Các vật phẩm không được mang theo trên chuyến bay tới Úc
3. Quy định về vận chuyển chất bột, chất lỏng, bình xịt và gel trên chuyến bay đến Úc
3.1. Các chất bột, chất lỏng, bình xịt và gel bao gồm những vật phẩm nào?
Chất bột
Chất bột được chia thành bột vô cơ và bột hữu cơ. Đối với bột hữu cơ, hành khách được phép mang không giới hạn về số lượng. Riêng bột vô cơ sẽ áp dụng các quy định về hạn chế số lượng.
- Bột vô cơ bao gồm: muối, cát, bột talc, các chất khử mùi dạng bột, bột giặt và các sản phẩm tẩy rửa…
- Bột hữu cơ bao gồm: sữa bột trẻ em, thực phẩm dạng bột, cà phê, bột đạm, bột gia vị, đường, hầu hết các loại mỹ phẩm, muối Epsom...
Chất lỏng, bình xịt và gel
Chất lỏng, bình xịt và gel bao gồm:
- Chất lỏng: Nước hoa, dầu gội, dầu xả, nước súc miệng, dầu, giấm, nước sốt (salsa, nước thịt), súp, món hầm, nước rửa rau, nước ngọt, nước ép, nước đóng chai, đồ hộp có chứa lượng chất lỏng cao (bào ngư, cá mòi, cá ngừ), kem, rượu (rượu vang, bia)...
- Bình xịt: xịt khử mùi, xịt tóc, kem chống nắng dạng xịt, kem cạo râu dạng xịt…
- Gel: Son bóng, gel tạo kiểu tóc, mứt, sữa chua, mật ong, bơ đậu phộng, phomai mềm, bơ vegemite, gel cạo râu, kem đánh răng, viên thuốc dạng gel (dầu cá, vitamin E)...
Lưu ý: Có một số vật dụng/ vật phẩm không rõ ràng là thuộc dạng bột, hay chất lỏng, bình xịt, gel, vui lòng đóng gói chúng trong hành lý ký gửi.
Tất cả các chất bột vô cơ đều bị hạn chế và phải được kiểm duyệt trước khi nhập cảnh vào Úc
3.2. Các lưu ý về chất bột, chất lỏng, bình xịt và gel trên chuyến bay nội địa Úc và chuyến bay quốc tế
Trên các chuyến bay nội địa Úc
Thông thường các chuyến bay nội địa Úc đều không bị hạn chế về lượng chất bột, chất lỏng, bình xịt và gel mà hành khách có thể mang lên tàu bay. Tuy nhiên nếu bạn bay nội địa nhưng lại khởi hành từ nhà ga quốc tế, có nghĩa là các thủ tục lên tàu bay của bạn sẽ được thực hiện tại nhà ga quốc tế. Khi đó bạn sẽ phải chấp nhận các quy định về hạn chế chất bột, chất lỏng, bình xịt và gel.
Bạn cũng nên lưu ý: Tất cả các bình xịt đều phải có nắp đậy hoặc thiết bị khóa.
Trên các chuyến bay quốc tế
Trên các chuyến bay quốc tế đến Úc, chất bột, chất lỏng, bình xịt, gel bị hạn chế khi vận chuyển dưới dạng hành lý xách tay. Nếu để trong hành lý ký gửi thì những vật liệu/ vật phẩm này không bị hạn chế.
Các chuyến bay sau đây sẽ được áp dụng quy định hạn chế về chất bột, chất lỏng, bình xịt, gel:
- Các chuyến bay khởi hành từ Úc.
- Các chuyến bay từ 1 quốc gia khác, quá cảnh tại Úc.
- Các chuyến bay nội địa Úc nhưng khởi hành từ nhà ga quốc tế của sân bay Úc. Chẳng hạn: chuyến bay khởi hành từ nhà ga quốc tế của sân bay quốc tế Sydney đến Melbourne.
- Các chuyến bay quốc tế.
3.3. Số lượng chất bột, chất lỏng, bình xịt và gel được quy định khi vận chuyển trên máy bay như thế nào?
Chất bột
- Đối với các loại chất bột như thức ăn, sữa bột cho trẻ em thì không bị hạn chế.
- Đối với một số loại bột vô cơ như muối, cát, bột talc thì số lượng được quy định như sau:
+ Bột phải được chứa trong lọ/ hộp có thể tích không quá 350ml và trọng lượng không quá 350g.
+ Tổng lượng bột vô cơ không được vượt quá 350ml, 350g/ người.
+ Lượng bột đúng quy định được tính trên tổng khối lượng bột và hộp chứa.
+ Tại cổng kiểm soát an ninh, các loại bột trong hành lý xách tay của hành khách phải được để riêng để tiện cho việc sàng lọc.
Chất lỏng, bình xịt và gel
- Các chất lỏng, bình xịt và gel phải được đựng trong hộp chứa có thể tích không quá 100ml, trọng lượng không quá 100g.
- Hộp chứa phải được đựng trong một túi nhựa trong suốt, có khóa zip khóa kín.
- Mỗi hành khách chỉ được phép mang theo 1 túi nhựa đựng hộp chất lỏng, bình xịt hoặc gel.
Lưu ý: Hộp chứa chất lỏng, bình xịt và gel nếu lớn hơn 100ml hoặc 100g đều sẽ không được chấp nhận. Chẳng hạn, 1 ống kem đánh răng chứa đầy 200g gel sẽ không được phép qua cổng an ninh.
Các loại chất lỏng, bình xịt và gel đều phải được đựng trong một bình/ hộp chứa có thể tích không quá 100ml và trọng lượng không quá 100g
3.4. Có trường hợp ngoại lệ cho việc hạn chế chất bột, chất lỏng, bình xịt và gel trên chuyến bay không?
Chất bột
- Các loại sữa bột công thức cho trẻ em, các loại thuốc chữa bệnh/ dụng cụ y tế nếu có xác nhận của bác sỹ thì sẽ không bị hạn chế khi mang lên máy bay.
- Tro hỏa táng cũng không bị hạn chế trên chuyến bay.
- Tất cả các loại bột hữu cơ bao gồm hầu hết các thực phẩm dạng bột, cà phê, sữa bột trẻ em… đều được phép mang lên máy bay.
Chất lỏng, bình xịt và gel
- Các sản phẩm dành cho trẻ em, thuốc được kê đơn/ không kê đơn, các vật dụng y tế cần thiết cho chuyến bay đều không bị hạn chế.
- Riêng đối với các loại thuốc và vật dụng y tế, hành khách cần phải xuất trình giấy tờ xác nhận của bác sỹ hoặc cơ sở y tế khi qua cổng kiểm tra an ninh.
Sữa bột công thức cho trẻ em không bị hạn chế trên chuyến bay tới Úc
4. Những gì không được phép nhập cảnh vào Úc?
Úc có các quy định về vận chuyển, nhập khẩu vào trong nước rất nghiêm ngặt. Các mặt hàng bị hạn chế chủ yếu là thực phẩm, thực vật, động vật… vì các sản phẩm này có khả năng gây hại tới nền nông nghiệp của đất nước.
4.1. Hàng hóa bị cấm
Các hàng hóa dưới đây sẽ bị cấm nhập cảnh vào Úc:
- Các sản phẩm từ sữa (trường hợp ngoại lệ sẽ được chấp nhận nếu được nhập khẩu từ một quốc gia không có bệnh tay chân miệng).
- Cây sống: bao gồm tất cả các loại cây trồng trong chậu/ rễ trần, rễ, củ, cành giâm, các nguyên liệu thực vật sống khác.
- Các loại hạt và hạt giống: bao gồm hạt ngũ cốc, ngô popping, hạt dẻ, nón thông ( kể cả nón thông trang trí Giáng sinh), đồ trang sức có hạt giống, các loại hạt giống, hạt thô, hạt đóng gói…
- Các sản phẩm thịt chưa được kiểm dịch.
- Tủ lạnh, máy lạnh, xe có động cơ hoặc bất kỳ thiết bị nào có chứa CFC hoặc Hydro Chrolofluorocarbons đều bị cấm nhập khẩu vào Úc.
Các loại thực vật sống đều bị cấm nhập cảnh Úc
4.2. Hàng hóa có thể được phép nhập cảnh Úc nhưng phải qua kiểm tra, khai báo
- Các nguyên liệu thực vật bao gồm: đồ gỗ (các vật dụng bằng gỗ từ gỗ hoặc vỏ cây chưa được xử lý đều không được chấp nhận), đồ thủ công mỹ nghệ làm từ nguyên liệu thực vật, sản phẩm từ rơm rạ, các mặt hàng được làm từ lá cọ hoặc cây chuối (bị cấm), vỏ dừa, đồ trang trí/ vòng hoa Giáng sinh, hoa khô/ hoa tươi, các sản phẩm có chứa hạt…
- Các sản phẩm động vật: Lông, xương, ngà và sừng động vật (phải được làm sạch); len và lông động vật (kể cả len hoặc lông trong các mặt hàng thủ công); thú nhồi bông và chim; vỏ và san hô (kể cả đồ trang sức); các sản phẩm có nguồn gốc từ ong (bao gồm phấn hoa, sáp ong, nến sáp ong, tổ ong…); thiết bị và thuốc thú y đã qua sử dụng; thức ăn cho vật nuôi (bị cấm).
- Các hàng hóa khác: bao gồm bất kỳ sản phẩm thủ công nào được làm từ nguyên liệu động/ thực vật; giày dép, quần áo được sử dụng ở các khu vực nông thôn có thể mang vi khuẩn từ nguồn nguyên liệu động/ thực vật; trang thiết bị và quần áo thể thao (gậy chơi golf, giày chơi golf, giày đi bộ đường dài, dụng cụ câu cá, xe đạp hay bất kỳ vật dụng thể thao nào đã tiếp xúc với đất hoặc các nguyên liệu thực vật).
- Các thiết bị thể thao phải được làm sạch và khử trùng trước khi vận chuyển. Nguyên tắc này cũng áp dụng đối với: thiết bị cắm trại, thiết bị làm vườn (máy cắt cỏ…), thiết bị vui chơi ngoài trời dành cho trẻ em…
- Đồ ăn: Thực phẩm hàng không và đồ ăn nhẹ; thực phẩm, nguyên liệu đã được chuẩn bị và chế biến sẵn; rau quả sấy khô; mì ăn liền và cơm; thực phẩm đóng gói; các loại thảo mộc và gia vị; thuốc thảo dược, thuốc bổ, trà thảo dược.
- Các sản phẩm dùng hàng ngày, các sản phẩm từ trứng: Sữa công thức cho trẻ nhỏ (hành khách phải đi cùng trẻ em); các sản phẩm từ sữa (sữa tươi, sữa bột) bao gồm sữa, phomai, kem béo thực vật; phomai (được chế biến, đóng gói và có nguồn gốc từ các quốc gia không có bệnh tay chân miệng); tất cả các loại bột, trứng khô, các sản phẩm từ trứng (chẳng hạn: sốt mayonnaise); các sản phẩm từ trứng như mì ăn liền, pasta.
- Các sản phẩm từ động vật: các loại thịt tươi, sấy khô, đông lạnh, nấu chín, hun khói, thịt muối… từ tất cả các loài động vật; các loại xúc xích và thịt thái lát; các loại cá và sản phẩm thủy sản khác; các loại thức ăn vật nuôi, bao gồm cả các sản phẩm đóng hộp; các đồ thủ công mỹ nghệ được làm từ da sống (chẳng hạn như trống).
- Rau quả tươi: Tất cả các loại rau quả tươi và đông lạnh (Tất cả các loại rau quả phải có giấy phép nhập khẩu hợp lệ).
Thịt và các sản phẩm từ thịt đều phải được khai báo trước khi nhập cảnh vào Úc
Thông thường, các mặt hàng mà hành khách khai báo nếu kiểm tra không có gì bất thường thì sẽ được trả lại cho hành khách. Tuy nhiên nếu phát hiện chúng có những nguy cơ gây sâu bệnh, ô nhiễm, vi khuẩn thì sẽ bị thu hồi và xử lý.
Trước khi đi qua cổng kiểm tra an ninh của sân bay Úc, nếu như có mang theo những hàng hóa nằm trong danh mục bị cấm hoặc yêu cầu khai báo, bạn nhất thiết phải khai báo với nhân viên an ninh, nếu bị phát hiện không khai báo, bạn có thể phải chịu hình phạt khá nặng, chẳng hạn:
- Phạt tại chỗ lên tới 340 AUD (Đô la Úc).
- Truy tố hình sự với mức tiền phạt khoảng 66.000 AUD.
- 10 năm tù giam.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về visa du lịch Úc cùng các quy định khi mang hành lý trên máy bay tới Úc, quy định nhập cảnh hàng hóa vào Úc.
Úc là quốc gia khá nghiêm ngặt trong việc kiểm tra, khai báo hàng hóa nhập cảnh vào nước họ. Vì thế, trước chuyến bay đi Úc, bạn hãy tìm hiểu, tham khảo và nắm rõ những quy định cơ bản nhất, nhằm giúp cho hành trình bay của mình thêm suôn sẻ.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu đặt vé máy bay đi Úc, vui lòng liên hệ ABAY để được hỗ trợ tốt nhất bạn nhé.
Xứ sở chuột túi là một trong những quốc gia nổi tiếng về phong cảnh thiên nhiên cùng nền văn hóa cực kỳ ấn tượng trên thế giới. Úc cũng là điểm đến của rất nhiều du học sinh Việt Nam trên con đường tìm kiếm tri thức và sự nghiệp. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều quốc gia khác, việc nhập cảnh Úc sẽ có thể gây phiền phức, rắc rối nếu như bạn không nắm rõ các quy định của nước này. Hãy cùng ABAY.vn tham khảo bài viết dưới đây nhé.
1. Các quy định về visa (thị thực) Úc
1.1 Du khách có cần visa để nhập cảnh Úc không?
Trừ khi bạn là công dân Úc hoặc Zew Zealand, bạn đều sẽ cần visa Úc HỢP LỆ để có thể nhập cảnh vào nước này.
Lưu ý: Du khách có hộ chiếu New Zealand có thể nộp đơn xin visa khi tới Úc. Ngoài trường hợp này, tất cả các trường hợp khác đều phải xin visa trước chuyến bay tới Úc. Hành khách có thể nộp đơn để xin nhiều loại visa (visa du lịch, thăm thân, du lịch thương mại…) tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Úc gần nhất. Bạn cũng có thể nộp đơn xin một số loại visa trên trang web của Bộ Nhập cư và Bảo vệ biên giới Úc.
Trừ trường hợp bạn là công dân Úc hoặc Zew Zealand, bạn đều sẽ cần visa Úc hợp lệ để có thể nhập cảnh vào nước này
1.2. Hành khách nên nộp loại visa du lịch nào?
Có nhiều loại thị thực dành cho du khách đến Úc. Tùy thuộc vào thời gian lưu trú, hộ chiếu và mục đích chuyến thăm mà bạn lựa chọn nộp loại visa nào cho phù hợp.
eVisitor (subclass 651)
Đây là một loại thị thực miễn phí cho du khách nhiều lần đến Úc với mục đích du lịch hoặc kinh doanh. Thị thực cho phép thời gian lưu trú lên đến 3 tháng và có thời hạn tối đa 12 tháng. Thị thực này có sẵn cho các du khách có hộ chiếu từ một số quốc gia châu Âu, và không thể gia hạn được.
Electronic Travel Authority visa (subclass 601)
Thị thực này cho phép du khách đến Úc nhiều lần tùy ý trong vòng 1 năm và mỗi lần đến Úc sẽ có thể lưu trú tới 3 tháng. Thị thực này có sẵn cho các du khách có hộ chiếu từ một số quốc gia và khu vực bên ngoài nước Úc.
Visitor visa (subclass 600)
Thị thực này dành cho những du khách không đủ điều kiện xin eVisitor hoặc Electronic Travel Authority visa. Loại visa này cho phép hành khách đến Úc với mục đích du lịch hoặc kinh doanh với thời gian lưu trú là 3, 6 hoặc 12 tháng. Lệ phí xin visa này khoảng 135 - 340 USD.
Lưu ý: Nếu bạn đang ở Úc và có visa Electronic Travel Authority hợp lệ, bạn vẫn có thể gia hạn visa hoặc nộp đơn xin loại visa khác như Visitor visa. Riêng visa eVisitor là không thể gia hạn được.
Có nhiều loại visa phù hợp với từng đối tượng hành khách đến Úc
1.3. Các loại giấy tờ cần chuẩn bị khi xin visa Úc tại Việt Nam
Tại Việt Nam, khi muốn nộp hồ sơ xin visa du lịch Úc, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau đây:
- Đơn xin thị thực
- 02 tấm ảnh cỡ hộ chiếu (4cm x 6cm) cho mỗi đương đơn. Ảnh chụp không được quá 6 tháng.
- Hộ chiếu đã được ký tên (Không chấp nhận Hộ chiếu hết hạn hoặc chưa ký tên)
- Tờ khai chi tiết về thân nhân (tờ khai theo mẫu của Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Úc tại Việt Nam)
- Bản sao công chứng tất cả các trang của Sổ hộ khẩu hiện tại
- Bản sao Giấy khai sinh
- Bản gốc Sơ yếu lý lịch có xác nhận của chính quyền địa phương. Đối với những đương đơn làm việc tại các cơ quan/xí nghiệp của Nhà nước thì Sơ yếu lý lịch có thể do cơ quan/xí nghiệp đó chứng nhận. Sơ yếu lý lịch phải được xác nhận không quá 6 tháng.
- Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân (Giấy đăng ký kết hôn, Giấy xác nhận đã ly hôn…)
- Giấy tờ chứng minh tài chính cho thấy bạn đủ điều kiện để trang trải mọi chi phí cho thời gian dự kiến ở tại Úc, ví dụ như bằng chứng về thu nhập ở Việt Nam và bằng chứng về các khoản tiết kiệm/tiền gửi ngân hàng (nếu có) – Sổ tiết kiệm và/hoặc bản kê chi tiết tiền gửi ngân hàng phải là bản sao công chứng và được cấp trong vòng 02 tháng (trước ngày nộp hồ sơ).
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà cửa, đất đai hoặc các tài sản có giá trị lớn khác
- Nếu bạn đang đi làm, cần cung cấp đầy đủ chi tiết về công việc, bao gồm: chức danh, địa chỉ, điện thoại nơi làm việc và một giấy xác nhận của cơ quan về việc nghỉ phép.
- Nếu có trẻ em dưới 18 tuổi cùng đi – cần nộp thư ủy quyền của cả hai bố mẹ của em bé, cho phép em bé đi cùng. Chữ ký của cả hai bố mẹ trên thư phải được chính quyền địa phương xác nhận.
2. Trên chuyến bay tới Úc, hành khách được phép/ không được phép mang theo những gì?
2.1. Các vật dụng/ vật phẩm được phép mang theo trên chuyến bay tới Úc
- Đồ gia dụng, các vật dụng cá nhân như: dao kéo bằng nhựa; các loại hộp thiếc hình vuông hoặc tròn, không có cạnh sắc nhọn, không thể tháo rời; kéo không có lưỡi sắc nhọn và lưỡi dài dưới 6cm; dao cạo an toàn; kim tiêm dưới da (yêu cầu có giấy xác nhận của bác sỹ/ cơ sở y tế đi kèm)...
- Các loại hàng hóa dễ cháy, nổ: Diêm và bật lửa; nước hoa; bình xăng lighter fluid; chất lỏng có cồn.
- Các mặt hàng khác như: kim đan len; vợt thể thao (sử dụng trong quần vợt, tennis, cầu lông); kìm cắt móng tay kim loại; ô dù có đính kim loại…
2.2. Các vật dụng/ vật phẩm tuyệt đối không được mang lên máy bay đi Úc
Các vật dụng/ vật phẩm sau đây không được mang theo trên chuyến bay tới Úc, kể cả bản sao hoặc mô phỏng các vật dụng này.
- Các dụng cụ thể thao, dụng cụ nhà bếp và các vật dụng có cạnh sắc nhọn, có thể gây thương tích cho người khác: Rìu, máy cắt hộp, đinh móc, phi tiêu, mũi khoan, giày trượt băng, các loại dao kéo kim loại sắc nhọn, các thiết bị leo núi, cưa, tua vít, xà benh, búa, kìm, cột trượt tuyết…
- Các vật không phải là vũ khí nhưng sắc nhọn và có khả năng gây tổn hại, thương tích: kéo kim loại nhọn, kéo làm móng có lưỡi dài hơn 6 cm, dao cạo, kim tiêm dưới da không được xác nhận bởi bác sỹ hoặc cơ sở y tế.
- Các vật dụng không sắc nhọn nhưng có thể sử dụng để gây thương tích cho người khác: bóng chày, bóng mềm, gậy bi-a, gậy khúc côn cầu, gậy chơi golf, các miếng gỗ/ kim loại hoặc bất kỳ chất liệu nào có thể đủ lớn để gây thương tích…
- Các chất liệu/ vật dụng dễ gây cháy nổ: bình xịt, sơn phun, xăng/ bất kỷ chất lỏng dễ cháy nào khác, pháo hoa…
- Các vật dụng đặc thù: còng tay…
- Vũ khí: Các loại vũ khí gây nguy hiểm cho người khác như: Súng, pháo sáng, các loại dao, chất nổ, kíp nổ, pháo, lựu đạn, mìn, pháo sáng, chất boxotin và các chất nhiễm trùng, hóa chất độc tố…
- Hàng hóa nguy hiểm: Các vật phẩm/ chất liệu có thể gây nguy hiểm đối với sức khỏe, an toàn của con người hoặc môi trường khi được vận chuyển bằng máy bay: các chất nổ, khí nén, chất độc, pin lithium, vật liệu phóng xạ, axit mạnh, bình xịt, chất lỏng dễ cháy, hóa chất nguy hiểm hoặc dễ bay hơi.
Các vật phẩm không được mang theo trên chuyến bay tới Úc
3. Quy định về vận chuyển chất bột, chất lỏng, bình xịt và gel trên chuyến bay đến Úc
3.1. Các chất bột, chất lỏng, bình xịt và gel bao gồm những vật phẩm nào?
Chất bột
Chất bột được chia thành bột vô cơ và bột hữu cơ. Đối với bột hữu cơ, hành khách được phép mang không giới hạn về số lượng. Riêng bột vô cơ sẽ áp dụng các quy định về hạn chế số lượng.
- Bột vô cơ bao gồm: muối, cát, bột talc, các chất khử mùi dạng bột, bột giặt và các sản phẩm tẩy rửa…
- Bột hữu cơ bao gồm: sữa bột trẻ em, thực phẩm dạng bột, cà phê, bột đạm, bột gia vị, đường, hầu hết các loại mỹ phẩm, muối Epsom...
Chất lỏng, bình xịt và gel
Chất lỏng, bình xịt và gel bao gồm:
- Chất lỏng: Nước hoa, dầu gội, dầu xả, nước súc miệng, dầu, giấm, nước sốt (salsa, nước thịt), súp, món hầm, nước rửa rau, nước ngọt, nước ép, nước đóng chai, đồ hộp có chứa lượng chất lỏng cao (bào ngư, cá mòi, cá ngừ), kem, rượu (rượu vang, bia)...
- Bình xịt: xịt khử mùi, xịt tóc, kem chống nắng dạng xịt, kem cạo râu dạng xịt…
- Gel: Son bóng, gel tạo kiểu tóc, mứt, sữa chua, mật ong, bơ đậu phộng, phomai mềm, bơ vegemite, gel cạo râu, kem đánh răng, viên thuốc dạng gel (dầu cá, vitamin E)...
Lưu ý: Có một số vật dụng/ vật phẩm không rõ ràng là thuộc dạng bột, hay chất lỏng, bình xịt, gel, vui lòng đóng gói chúng trong hành lý ký gửi.
Tất cả các chất bột vô cơ đều bị hạn chế và phải được kiểm duyệt trước khi nhập cảnh vào Úc
3.2. Các lưu ý về chất bột, chất lỏng, bình xịt và gel trên chuyến bay nội địa Úc và chuyến bay quốc tế
Trên các chuyến bay nội địa Úc
Thông thường các chuyến bay nội địa Úc đều không bị hạn chế về lượng chất bột, chất lỏng, bình xịt và gel mà hành khách có thể mang lên tàu bay. Tuy nhiên nếu bạn bay nội địa nhưng lại khởi hành từ nhà ga quốc tế, có nghĩa là các thủ tục lên tàu bay của bạn sẽ được thực hiện tại nhà ga quốc tế. Khi đó bạn sẽ phải chấp nhận các quy định về hạn chế chất bột, chất lỏng, bình xịt và gel.
Bạn cũng nên lưu ý: Tất cả các bình xịt đều phải có nắp đậy hoặc thiết bị khóa.
Trên các chuyến bay quốc tế
Trên các chuyến bay quốc tế đến Úc, chất bột, chất lỏng, bình xịt, gel bị hạn chế khi vận chuyển dưới dạng hành lý xách tay. Nếu để trong hành lý ký gửi thì những vật liệu/ vật phẩm này không bị hạn chế.
Các chuyến bay sau đây sẽ được áp dụng quy định hạn chế về chất bột, chất lỏng, bình xịt, gel:
- Các chuyến bay khởi hành từ Úc.
- Các chuyến bay từ 1 quốc gia khác, quá cảnh tại Úc.
- Các chuyến bay nội địa Úc nhưng khởi hành từ nhà ga quốc tế của sân bay Úc. Chẳng hạn: chuyến bay khởi hành từ nhà ga quốc tế của sân bay quốc tế Sydney đến Melbourne.
- Các chuyến bay quốc tế.
3.3. Số lượng chất bột, chất lỏng, bình xịt và gel được quy định khi vận chuyển trên máy bay như thế nào?
Chất bột
- Đối với các loại chất bột như thức ăn, sữa bột cho trẻ em thì không bị hạn chế.
- Đối với một số loại bột vô cơ như muối, cát, bột talc thì số lượng được quy định như sau:
+ Bột phải được chứa trong lọ/ hộp có thể tích không quá 350ml và trọng lượng không quá 350g.
+ Tổng lượng bột vô cơ không được vượt quá 350ml, 350g/ người.
+ Lượng bột đúng quy định được tính trên tổng khối lượng bột và hộp chứa.
+ Tại cổng kiểm soát an ninh, các loại bột trong hành lý xách tay của hành khách phải được để riêng để tiện cho việc sàng lọc.
Chất lỏng, bình xịt và gel
- Các chất lỏng, bình xịt và gel phải được đựng trong hộp chứa có thể tích không quá 100ml, trọng lượng không quá 100g.
- Hộp chứa phải được đựng trong một túi nhựa trong suốt, có khóa zip khóa kín.
- Mỗi hành khách chỉ được phép mang theo 1 túi nhựa đựng hộp chất lỏng, bình xịt hoặc gel.
Lưu ý: Hộp chứa chất lỏng, bình xịt và gel nếu lớn hơn 100ml hoặc 100g đều sẽ không được chấp nhận. Chẳng hạn, 1 ống kem đánh răng chứa đầy 200g gel sẽ không được phép qua cổng an ninh.
Các loại chất lỏng, bình xịt và gel đều phải được đựng trong một bình/ hộp chứa có thể tích không quá 100ml và trọng lượng không quá 100g
3.4. Có trường hợp ngoại lệ cho việc hạn chế chất bột, chất lỏng, bình xịt và gel trên chuyến bay không?
Chất bột
- Các loại sữa bột công thức cho trẻ em, các loại thuốc chữa bệnh/ dụng cụ y tế nếu có xác nhận của bác sỹ thì sẽ không bị hạn chế khi mang lên máy bay.
- Tro hỏa táng cũng không bị hạn chế trên chuyến bay.
- Tất cả các loại bột hữu cơ bao gồm hầu hết các thực phẩm dạng bột, cà phê, sữa bột trẻ em… đều được phép mang lên máy bay.
Chất lỏng, bình xịt và gel
- Các sản phẩm dành cho trẻ em, thuốc được kê đơn/ không kê đơn, các vật dụng y tế cần thiết cho chuyến bay đều không bị hạn chế.
- Riêng đối với các loại thuốc và vật dụng y tế, hành khách cần phải xuất trình giấy tờ xác nhận của bác sỹ hoặc cơ sở y tế khi qua cổng kiểm tra an ninh.
Sữa bột công thức cho trẻ em không bị hạn chế trên chuyến bay tới Úc
4. Những gì không được phép nhập cảnh vào Úc?
Úc có các quy định về vận chuyển, nhập khẩu vào trong nước rất nghiêm ngặt. Các mặt hàng bị hạn chế chủ yếu là thực phẩm, thực vật, động vật… vì các sản phẩm này có khả năng gây hại tới nền nông nghiệp của đất nước.
4.1. Hàng hóa bị cấm
Các hàng hóa dưới đây sẽ bị cấm nhập cảnh vào Úc:
- Các sản phẩm từ sữa (trường hợp ngoại lệ sẽ được chấp nhận nếu được nhập khẩu từ một quốc gia không có bệnh tay chân miệng).
- Cây sống: bao gồm tất cả các loại cây trồng trong chậu/ rễ trần, rễ, củ, cành giâm, các nguyên liệu thực vật sống khác.
- Các loại hạt và hạt giống: bao gồm hạt ngũ cốc, ngô popping, hạt dẻ, nón thông ( kể cả nón thông trang trí Giáng sinh), đồ trang sức có hạt giống, các loại hạt giống, hạt thô, hạt đóng gói…
- Các sản phẩm thịt chưa được kiểm dịch.
- Tủ lạnh, máy lạnh, xe có động cơ hoặc bất kỳ thiết bị nào có chứa CFC hoặc Hydro Chrolofluorocarbons đều bị cấm nhập khẩu vào Úc.
Các loại thực vật sống đều bị cấm nhập cảnh Úc
4.2. Hàng hóa có thể được phép nhập cảnh Úc nhưng phải qua kiểm tra, khai báo
- Các nguyên liệu thực vật bao gồm: đồ gỗ (các vật dụng bằng gỗ từ gỗ hoặc vỏ cây chưa được xử lý đều không được chấp nhận), đồ thủ công mỹ nghệ làm từ nguyên liệu thực vật, sản phẩm từ rơm rạ, các mặt hàng được làm từ lá cọ hoặc cây chuối (bị cấm), vỏ dừa, đồ trang trí/ vòng hoa Giáng sinh, hoa khô/ hoa tươi, các sản phẩm có chứa hạt…
- Các sản phẩm động vật: Lông, xương, ngà và sừng động vật (phải được làm sạch); len và lông động vật (kể cả len hoặc lông trong các mặt hàng thủ công); thú nhồi bông và chim; vỏ và san hô (kể cả đồ trang sức); các sản phẩm có nguồn gốc từ ong (bao gồm phấn hoa, sáp ong, nến sáp ong, tổ ong…); thiết bị và thuốc thú y đã qua sử dụng; thức ăn cho vật nuôi (bị cấm).
- Các hàng hóa khác: bao gồm bất kỳ sản phẩm thủ công nào được làm từ nguyên liệu động/ thực vật; giày dép, quần áo được sử dụng ở các khu vực nông thôn có thể mang vi khuẩn từ nguồn nguyên liệu động/ thực vật; trang thiết bị và quần áo thể thao (gậy chơi golf, giày chơi golf, giày đi bộ đường dài, dụng cụ câu cá, xe đạp hay bất kỳ vật dụng thể thao nào đã tiếp xúc với đất hoặc các nguyên liệu thực vật).
- Các thiết bị thể thao phải được làm sạch và khử trùng trước khi vận chuyển. Nguyên tắc này cũng áp dụng đối với: thiết bị cắm trại, thiết bị làm vườn (máy cắt cỏ…), thiết bị vui chơi ngoài trời dành cho trẻ em…
- Đồ ăn: Thực phẩm hàng không và đồ ăn nhẹ; thực phẩm, nguyên liệu đã được chuẩn bị và chế biến sẵn; rau quả sấy khô; mì ăn liền và cơm; thực phẩm đóng gói; các loại thảo mộc và gia vị; thuốc thảo dược, thuốc bổ, trà thảo dược.
- Các sản phẩm dùng hàng ngày, các sản phẩm từ trứng: Sữa công thức cho trẻ nhỏ (hành khách phải đi cùng trẻ em); các sản phẩm từ sữa (sữa tươi, sữa bột) bao gồm sữa, phomai, kem béo thực vật; phomai (được chế biến, đóng gói và có nguồn gốc từ các quốc gia không có bệnh tay chân miệng); tất cả các loại bột, trứng khô, các sản phẩm từ trứng (chẳng hạn: sốt mayonnaise); các sản phẩm từ trứng như mì ăn liền, pasta.
- Các sản phẩm từ động vật: các loại thịt tươi, sấy khô, đông lạnh, nấu chín, hun khói, thịt muối… từ tất cả các loài động vật; các loại xúc xích và thịt thái lát; các loại cá và sản phẩm thủy sản khác; các loại thức ăn vật nuôi, bao gồm cả các sản phẩm đóng hộp; các đồ thủ công mỹ nghệ được làm từ da sống (chẳng hạn như trống).
- Rau quả tươi: Tất cả các loại rau quả tươi và đông lạnh (Tất cả các loại rau quả phải có giấy phép nhập khẩu hợp lệ).
Thịt và các sản phẩm từ thịt đều phải được khai báo trước khi nhập cảnh vào Úc
Thông thường, các mặt hàng mà hành khách khai báo nếu kiểm tra không có gì bất thường thì sẽ được trả lại cho hành khách. Tuy nhiên nếu phát hiện chúng có những nguy cơ gây sâu bệnh, ô nhiễm, vi khuẩn thì sẽ bị thu hồi và xử lý.
Trước khi đi qua cổng kiểm tra an ninh của sân bay Úc, nếu như có mang theo những hàng hóa nằm trong danh mục bị cấm hoặc yêu cầu khai báo, bạn nhất thiết phải khai báo với nhân viên an ninh, nếu bị phát hiện không khai báo, bạn có thể phải chịu hình phạt khá nặng, chẳng hạn:
- Phạt tại chỗ lên tới 340 AUD (Đô la Úc).
- Truy tố hình sự với mức tiền phạt khoảng 66.000 AUD.
- 10 năm tù giam.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về visa du lịch Úc cùng các quy định khi mang hành lý trên máy bay tới Úc, quy định nhập cảnh hàng hóa vào Úc.
Úc là quốc gia khá nghiêm ngặt trong việc kiểm tra, khai báo hàng hóa nhập cảnh vào nước họ. Vì thế, trước chuyến bay đi Úc, bạn hãy tìm hiểu, tham khảo và nắm rõ những quy định cơ bản nhất, nhằm giúp cho hành trình bay của mình thêm suôn sẻ.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu đặt vé máy bay đi Úc, vui lòng liên hệ ABAY để được hỗ trợ tốt nhất bạn nhé.
Hiệu chỉnh bởi quản lý: