dunzi
Thành viên
- Tham gia
- 23/2/2021
- Bài viết
- 63
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường ở phụ nữ trưởng thành. Tuy nhiên, không phải phụ nữ nào cũng hiểu rõ về chu kỳ sinh lý của cơ thể mình. Chu kỳ kinh nguyệt được hình thành như thế nào? Chu kỳ kinh nguyệt là gì và các vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt sẽ được chia sẻ qua bài viết dưới đây.
Kinh nguyệt được hình thành như thế nào?
Ở phụ nữ trưởng thành, mỗi tháng âm đạo thường ra máu vài ngày, y học gọi là kinh nguyệt. Khi đến chu kỳ kinh nguyệt, oestrogen được tiết ra trong giai đoạn noãn bào phát dục làm cho niêm mạc tử cung tăng sinh sau khi trứng rụng. Oestrogen, progestagen do hoàng thể tiết ra làm cho ở niêm mạc tử cung đang tăng sinh xuất hiện những thay đổi về nội tiết. Nếu tế bào trứng không được thụ tinh thì khoảng mười bốn ngày sau khi trứng rụng, hoàng thể sẽ thoái hóa, mức độ của oestrogen và progestagen cũng theo đó mà giảm bớt. Niêm mạc tử cung, vì vậy, sẽ trở nên mỏng, mạch máu bị chèn và co thắt, máu huyết không thông, khiến tổ chức niêm mạc bị thiếu máu, hoại tử và rụng, gây chảy máu.
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt
Ở giai đoạn cuối cùng, noãn bào phát dục cần mười sáu ngày, hoàng thể từ khi bắt đầu hình thành đến khi thoái hóa cũng cần khoảng mười bốn ngày nên hiện tượng bong và chảy máu niêm mạc tử cung sẽ xảy ra một tháng một lần. Do xuất hiện tuần hoàn nên hiện tượng này cũng được gọi là chu kỳ kinh nguyệt. Khi đến kỳ kinh nguyệt, tử cung ra máu là kết quả của sự tăng sinh, thoái hóa và bong rụng niêm mạc tử cung trong tháng trước. Nhưng để thuận tiện, người ta đều coi ngày kinh nguyệt đầu tiên là ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt tháng hiện tại. Số ngày trong chu kỳ kinh nguyệt sẽ được tính toán từ ngày này.
Trong thời kỳ kinh nguyệt, phải chú ý những biện pháp giữ gìn sức khỏe nào?
Trong thời gian hành kinh, niêm mạc trong khoang tử cung của người phụ nữ sẽ bong từng mảng lớn, tạo nên những vết thương lớn. Lỗ cổ tử cung ở trong trạng thái mở rộng, trong âm đạo có máu, môi trường axit bình thường bị thay đổi. Tình trạng này có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loại vi khuẩn, từ đó dẫn đến nhiễm trùng. Do vậy, trong thời kỳ kinh nguyệt, bạn cần tuyệt đối tránh sinh hoạt t.ình d.ục, tắm bồn, bơi, lội nước và rửa âm đạo. Băng vệ sinh phải được khử trùng, thay thường xuyên. Phải thường xuyên rửa cơ quan sinh dục ngoài, đảm bảo vệ sinh cục bộ. Do trong thời gian hành kinh, sức đề kháng của cơ thể bị giảm thấp nên bạn cần phải tránh vận động mạnh và lao động thể lực nặng. Cần sắp xếp hợp lý giữa lao động và nghỉ ngơi, ngủ đủ, giữ tâm trạng vui vẻ. Cố gắng giữ ấm nửa dưới cơ thể, ăn ít đồ sống, lạnh và có tính kích thích.
Chu kỳ buồng trứng được tính như thế nào?
Các giai đoạn phát triển của buồng trứng (noãn bào trong buồng trứng phát dục, sự rụng trứng, sự hình thành và thoái hóa của hoàng thể) kéo dài trong thời gian khoảng một tháng nên được gọi là chu kỳ buồng trứng. Sự tăng sinh niêm mạc, nội tiết và sự bong rụng, xuất huyết của tử cung cũng phải trải qua khoảng một tháng nên được gọi là chu kỳ kinh nguyệt. Do vậy, sự thay đổi của chu kỳ kinh nguyệt và chu kỳ buồng trứng là song song với nhau. Chu kỳ kinh nguyệt chịu sự điều khiển của hoóc môn sinh dục do buồng trứng tiết ra. Sự rụng trứng xảy ra vào khoảng ngày thứ 14-15 của chu kỳ kinh nguyệt, hoặc là khoảng 14 ngày trước kỳ kinh nguyệt sau.
Rụng trứng và kinh nguyệt có liên quan gì với nhau?
Kinh nguyệt là kết quả của việc tế bào trứng (của chu kỳ rụng trứng trước) không được thụ tinh. Nếu trứng được thụ tinh, trứng đã thụ tinh bắt rễ thành công thì niêm mạc tử cung sẽ đảm nhiệm chức năng nuôi dưỡng phôi thai trong giai đoạn đầu. Trong trường hợp này, nó không những không bong ra và xuất huyết mà còn dày thêm lên, chuyển dần thành một bộ phận của rau thai. Hiểu được mối quan hệ giữa kinh nguyệt và sự rụng trứng, nguyên nhân, kết quả và thời gian của sự thụ tinh, chúng ta có thể chủ động trong việc sinh hoạt t.ình d.ục để thụ thai hoặc tránh thai.
Chu kỳ buồng trứng được điều khiển như thế nào?
Nhiều người lấy làm lạ rằng, không biết cái gì điều khiển công năng của buồng trứng một cách khéo léo, để nó có những thay đổi mang tính quy luật như vậy? Làm rõ vấn đề này sẽ có lợi cho việc đi tìm nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt ở một số người.
Yếu tố điều khiển sự bắt đầu và giai đoạn phát dục đầu tiên của noãn bào trong buồng trứng vẫn chưa được làm rõ. Còn trong 15-20 ngày sau, quá trình này chịu sự điều khiển của hoóc môn sinh dục được tiết ra bởi các tế bào thùy trước tuyến yên.
Tuyến yên là một tuyến nhỏ nhô ra ở phần đáy não, khối lượng không đến 1 g nhưng lại là “thủ lĩnh của các tuyến nội tiết”. Nó được chia thành thùy trước và thùy sau. Một tế bào của thùy trước có thể tổng hợp và tạo thành 2 hoóc môn FSH và LH. FSH là hoóc môn chủ yếu kích thích sự phát dục và chín của noãn bào. Cùng với một số chất do buồng trứng sản sinh, nó làm cho mỗi tháng có một nang noãn phát dục và chín (gọi là “nang noãn ưu thế”), còn các nang noãn khác đều bị thoái hóa. Quá trình chọn lựa này đảm bảo cho người phụ nữ chỉ có một tế bào trứng chín mỗi tháng, tránh hiện tượng đa thai. Còn hoóc môn LH có tác dụng tạo thành oestrogen, cung cấp nguyên liệu cho cả quá trình phát dục của noãn bào.
Sự tiết ra FSH và LH cũng có tính chu kỳ. Ở giai đoạn cuối của chu kỳ trước và giai đoạn đầu của chu kỳ hiện tại, lượng FSH do tuyến yên tiết ra sẽ tăng lên, thúc đẩy sự phát dục của một noãn bào trong buồng trứng. Cùng với các chất khác được sinh ra trong buồng trứng, FSH tác dụng vào nhóm nang noãn phát dục, lựa chọn ra một nang noãn ưu thế. Vào giai đoạn phát dục cuối của nang noãn, lượng hoóc môn tiết ra ở nang noãn ưu thế sẽ tăng lên nhanh chóng; hoóc môn với nồng độ cao trong máu sẽ thúc đẩy tuyến yên giải phóng một lượng lớn LH và FSH. Điều này thúc đẩy tế bào noãn mẫu phân chia lần thứ nhất, nhiễm sắc thể giảm đi một nửa, tế bào trứng cũng có xu hướng chín, chuẩn bị sẵn sàng cho việc thụ tinh. Mặt khác, nó làm cho vỏ nang noãn đã chín và bề mặt buồng trứng tạo thành một miệng mở; để 3 – 4 giờ sau khi nồng độ LH/FSH đạt tới đỉnh điểm, tế bào trứng có thể vào ổ bụng.
Sau khi trứng rụng, sự hình thành và duy trì công năng hoàng thể đều cần đến tác dụng của LH. Sau khi hoàng thể thoái hóa, lượng oestrogen và progestagen sẽ giảm, lượng FSH lại tăng lên, kích thích một nhóm nang noãn phát triển và phát dục, bắt đầu một chu kỳ buồng trứng mới.
Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu tử cung theo chu kỳ tháng ở phụ nữ trưởng thành đang trong độ tuổi sinh đẻ. Chu kỷ kinh nguyệt diễn ra đều đặn hàng tháng là do có sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng, trật tự và phức tạp của hệ thống nội tiết sinh sản bên trong cơ thể phụ nữ bao gồm: vùng dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng. Với lượng kiến thức trên, Wikiacabinet hy vọng quý độc giả đặc biệt là chị em phụ nữ có thể hiểu rõ hơn về sinh lý chu kỳ kinh nguyệt.
Source:Wiki Cabinet
Kinh nguyệt được hình thành như thế nào?
Ở phụ nữ trưởng thành, mỗi tháng âm đạo thường ra máu vài ngày, y học gọi là kinh nguyệt. Khi đến chu kỳ kinh nguyệt, oestrogen được tiết ra trong giai đoạn noãn bào phát dục làm cho niêm mạc tử cung tăng sinh sau khi trứng rụng. Oestrogen, progestagen do hoàng thể tiết ra làm cho ở niêm mạc tử cung đang tăng sinh xuất hiện những thay đổi về nội tiết. Nếu tế bào trứng không được thụ tinh thì khoảng mười bốn ngày sau khi trứng rụng, hoàng thể sẽ thoái hóa, mức độ của oestrogen và progestagen cũng theo đó mà giảm bớt. Niêm mạc tử cung, vì vậy, sẽ trở nên mỏng, mạch máu bị chèn và co thắt, máu huyết không thông, khiến tổ chức niêm mạc bị thiếu máu, hoại tử và rụng, gây chảy máu.
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt
Ở giai đoạn cuối cùng, noãn bào phát dục cần mười sáu ngày, hoàng thể từ khi bắt đầu hình thành đến khi thoái hóa cũng cần khoảng mười bốn ngày nên hiện tượng bong và chảy máu niêm mạc tử cung sẽ xảy ra một tháng một lần. Do xuất hiện tuần hoàn nên hiện tượng này cũng được gọi là chu kỳ kinh nguyệt. Khi đến kỳ kinh nguyệt, tử cung ra máu là kết quả của sự tăng sinh, thoái hóa và bong rụng niêm mạc tử cung trong tháng trước. Nhưng để thuận tiện, người ta đều coi ngày kinh nguyệt đầu tiên là ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt tháng hiện tại. Số ngày trong chu kỳ kinh nguyệt sẽ được tính toán từ ngày này.
Trong thời kỳ kinh nguyệt, phải chú ý những biện pháp giữ gìn sức khỏe nào?
Trong thời gian hành kinh, niêm mạc trong khoang tử cung của người phụ nữ sẽ bong từng mảng lớn, tạo nên những vết thương lớn. Lỗ cổ tử cung ở trong trạng thái mở rộng, trong âm đạo có máu, môi trường axit bình thường bị thay đổi. Tình trạng này có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loại vi khuẩn, từ đó dẫn đến nhiễm trùng. Do vậy, trong thời kỳ kinh nguyệt, bạn cần tuyệt đối tránh sinh hoạt t.ình d.ục, tắm bồn, bơi, lội nước và rửa âm đạo. Băng vệ sinh phải được khử trùng, thay thường xuyên. Phải thường xuyên rửa cơ quan sinh dục ngoài, đảm bảo vệ sinh cục bộ. Do trong thời gian hành kinh, sức đề kháng của cơ thể bị giảm thấp nên bạn cần phải tránh vận động mạnh và lao động thể lực nặng. Cần sắp xếp hợp lý giữa lao động và nghỉ ngơi, ngủ đủ, giữ tâm trạng vui vẻ. Cố gắng giữ ấm nửa dưới cơ thể, ăn ít đồ sống, lạnh và có tính kích thích.
Chu kỳ buồng trứng được tính như thế nào?
Các giai đoạn phát triển của buồng trứng (noãn bào trong buồng trứng phát dục, sự rụng trứng, sự hình thành và thoái hóa của hoàng thể) kéo dài trong thời gian khoảng một tháng nên được gọi là chu kỳ buồng trứng. Sự tăng sinh niêm mạc, nội tiết và sự bong rụng, xuất huyết của tử cung cũng phải trải qua khoảng một tháng nên được gọi là chu kỳ kinh nguyệt. Do vậy, sự thay đổi của chu kỳ kinh nguyệt và chu kỳ buồng trứng là song song với nhau. Chu kỳ kinh nguyệt chịu sự điều khiển của hoóc môn sinh dục do buồng trứng tiết ra. Sự rụng trứng xảy ra vào khoảng ngày thứ 14-15 của chu kỳ kinh nguyệt, hoặc là khoảng 14 ngày trước kỳ kinh nguyệt sau.
Rụng trứng và kinh nguyệt có liên quan gì với nhau?
Kinh nguyệt là kết quả của việc tế bào trứng (của chu kỳ rụng trứng trước) không được thụ tinh. Nếu trứng được thụ tinh, trứng đã thụ tinh bắt rễ thành công thì niêm mạc tử cung sẽ đảm nhiệm chức năng nuôi dưỡng phôi thai trong giai đoạn đầu. Trong trường hợp này, nó không những không bong ra và xuất huyết mà còn dày thêm lên, chuyển dần thành một bộ phận của rau thai. Hiểu được mối quan hệ giữa kinh nguyệt và sự rụng trứng, nguyên nhân, kết quả và thời gian của sự thụ tinh, chúng ta có thể chủ động trong việc sinh hoạt t.ình d.ục để thụ thai hoặc tránh thai.
Chu kỳ buồng trứng được điều khiển như thế nào?
Nhiều người lấy làm lạ rằng, không biết cái gì điều khiển công năng của buồng trứng một cách khéo léo, để nó có những thay đổi mang tính quy luật như vậy? Làm rõ vấn đề này sẽ có lợi cho việc đi tìm nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt ở một số người.
Yếu tố điều khiển sự bắt đầu và giai đoạn phát dục đầu tiên của noãn bào trong buồng trứng vẫn chưa được làm rõ. Còn trong 15-20 ngày sau, quá trình này chịu sự điều khiển của hoóc môn sinh dục được tiết ra bởi các tế bào thùy trước tuyến yên.
Tuyến yên là một tuyến nhỏ nhô ra ở phần đáy não, khối lượng không đến 1 g nhưng lại là “thủ lĩnh của các tuyến nội tiết”. Nó được chia thành thùy trước và thùy sau. Một tế bào của thùy trước có thể tổng hợp và tạo thành 2 hoóc môn FSH và LH. FSH là hoóc môn chủ yếu kích thích sự phát dục và chín của noãn bào. Cùng với một số chất do buồng trứng sản sinh, nó làm cho mỗi tháng có một nang noãn phát dục và chín (gọi là “nang noãn ưu thế”), còn các nang noãn khác đều bị thoái hóa. Quá trình chọn lựa này đảm bảo cho người phụ nữ chỉ có một tế bào trứng chín mỗi tháng, tránh hiện tượng đa thai. Còn hoóc môn LH có tác dụng tạo thành oestrogen, cung cấp nguyên liệu cho cả quá trình phát dục của noãn bào.
Sự tiết ra FSH và LH cũng có tính chu kỳ. Ở giai đoạn cuối của chu kỳ trước và giai đoạn đầu của chu kỳ hiện tại, lượng FSH do tuyến yên tiết ra sẽ tăng lên, thúc đẩy sự phát dục của một noãn bào trong buồng trứng. Cùng với các chất khác được sinh ra trong buồng trứng, FSH tác dụng vào nhóm nang noãn phát dục, lựa chọn ra một nang noãn ưu thế. Vào giai đoạn phát dục cuối của nang noãn, lượng hoóc môn tiết ra ở nang noãn ưu thế sẽ tăng lên nhanh chóng; hoóc môn với nồng độ cao trong máu sẽ thúc đẩy tuyến yên giải phóng một lượng lớn LH và FSH. Điều này thúc đẩy tế bào noãn mẫu phân chia lần thứ nhất, nhiễm sắc thể giảm đi một nửa, tế bào trứng cũng có xu hướng chín, chuẩn bị sẵn sàng cho việc thụ tinh. Mặt khác, nó làm cho vỏ nang noãn đã chín và bề mặt buồng trứng tạo thành một miệng mở; để 3 – 4 giờ sau khi nồng độ LH/FSH đạt tới đỉnh điểm, tế bào trứng có thể vào ổ bụng.
Sau khi trứng rụng, sự hình thành và duy trì công năng hoàng thể đều cần đến tác dụng của LH. Sau khi hoàng thể thoái hóa, lượng oestrogen và progestagen sẽ giảm, lượng FSH lại tăng lên, kích thích một nhóm nang noãn phát triển và phát dục, bắt đầu một chu kỳ buồng trứng mới.
Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu tử cung theo chu kỳ tháng ở phụ nữ trưởng thành đang trong độ tuổi sinh đẻ. Chu kỷ kinh nguyệt diễn ra đều đặn hàng tháng là do có sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng, trật tự và phức tạp của hệ thống nội tiết sinh sản bên trong cơ thể phụ nữ bao gồm: vùng dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng. Với lượng kiến thức trên, Wikiacabinet hy vọng quý độc giả đặc biệt là chị em phụ nữ có thể hiểu rõ hơn về sinh lý chu kỳ kinh nguyệt.
Source:Wiki Cabinet