- Tham gia
- 5/10/2017
- Bài viết
- 1.322
Thiết lập hệ sinh thái tự dưỡng là một hoạt động lý thú và bổ ích. Bạn có thể dùng bể cá để tạo hệ sinh thái thủy sinh hoặc lập hệ sinh thái trong lọ thủy tinh với các loài thực vật đã chọn. Quy trình này khá đơn giản, nhưng việc giữ cân bằng giữa các sinh vật đòi hỏi phải tinh tế một chút. Với nhiều lần thử nghiệm và rút kinh nghiệm, với thời gian và sự kiên trì, bạn sẽ có một hệ sinh thái tự dưỡng do chính tay bạn tạo ra.
Phương pháp 1: Lắp đặt hệ sinh thái thủy sinh
1. Chọn kích cỡ cho hệ sinh thái bạn muốn lắp đặt
Nếu chưa từng tạo hệ sinh thái tự dưỡng bao giờ, có lẽ ban đầu bạn chỉ muốn chọn kích cỡ nhỏ. Tuy nhiên, bể thủy sinh càng nhỏ thì lại càng khó duy trì môi trường tự dưỡng. Bể lớn hơn sẽ có nhiều không gian cho nhiều loài sinh vật đa dạng phát triển. Bể phải trong suốt để ánh sáng có thể xuyên qua.
Bình thủy tinh nhỏ sẽ dễ lắp đặt và không chiếm nhiều diện tích. Tuy những chiếc bình nhỏ có thể khó bảo dưỡng hơn, nhưng người chưa có kinh nghiệm vẫn có thể chăm sóc được.
Bể thủy sinh cỡ vừa (40 – 120 lít) có nhiều không gian hơn nhưng đắt hơn và kích thước vẫn còn hạn chế cho sinh vật phát triển.
Bể thủy sinh lớn (230 – 760 lít) có không gian rộng rãi cho sự phát triển của nhiều loài sinh vật đa dạng và có cơ hội thành công cao nhất; tuy nhiên, chúng rất đắt tiền và chiếm rất nhiều không gian.
2. Đặt bể dưới ánh sáng đèn huỳnh quang
Đèn huỳnh quang là một yếu tố quan trọng cho sự sinh trưởng của các loài thực vật trong hệ sinh thái của bạn. Các chuyên gia khuyến nghị nên sử dụng bóng đèn huỳnh quang công suất 2-5 W cho mỗi 4 lít nước trong bể thủy sinh nước ngọt.
Ánh sáng đèn sợi đốt sẽ không giúp thực vật của bạn phát triển.
3. Lót nền cho bể thủy sinh
Lớp nền chính là lớp đất trong bể thủy sinh để thực vật bám vào và sinh trưởng. Bạn cần tạo một lớp nền thích hợp trước khi thực hiện các bước kế tiếp để tạo môi trường sinh trưởng và tái tạo chất dinh dưỡng.
Với bình thủy tinh nhỏ: Rải một lớp cát dày khoảng 2,5 cm, sau đó rải lớp sỏi dày 1,3 cm lên trên.
Với bể thủy sinh cỡ vừa hoặc lớn: Rải lớp cát dày khoảng 5 cm xuống đáy, sau đó rải lớp sỏi dày khoảng 2,5 cm lên trên.
Bạn có thể mua cát và sỏi nhỏ tại các tiệm cá cảnh hoặc lấy từ hồ nước xung quanh.
4. Đổ nước vào bể
Nước là yếu tố quan trọng, vì nó tạo nên nguồn thức ăn đầu tiên cho cá và các sinh vật khác: tảo và các vi sinh vật. Bạn có thể dùng nước cất/nước đóng chai, nước máy đã khử clo, hoặc nước từ bể cá hoặc bể thủy sinh cũ.
Nếu dùng nước cất/nước đóng chai, bạn hãy rắc một ít thức ăn cá dạng vảy vào nước để tạo điều kiện cho sinh vật phát triển.
Bạn cũng có thể giúp cho sinh vật phát triển bằng cách bổ sung một ít nước của bể cá có sẵn, vì trong đó đã có các chất dinh dưỡng cần thiết.
5. Mua nhiều loại thực vật
Khi chọn thực vật cho bể thủy sinh, bạn nên cân nhắc các yếu tố sau: tốc độ sinh trưởng (bạn sẽ phải cắt tỉa bao lâu một lần), kích thước, khả năng làm thức ăn cho cá và ốc, và nơi sinh trưởng (mọc từ dưới đáy, trên bề mặt hoặc trên các cành cây). Để nuôi dưỡng một môi trường đa dạng, bạn nên đưa vào các nhóm thực vật sau:
Sinh trưởng dưới đáy: cỏ ngưu mao chiên (hair grass), cây lá xoăn (corkscrew grass) hoặc cây vẩy ốc xoăn (green rotala)
Sinh trưởng trên mặt nước: bèo tấm, sen
Sinh trưởng trên cành cây: Rêu Riccia (crystalwort), rêu java (java moss), rêu X mas (Christmas moss), rêu US Fiss (phoenix moss)
Bạn cần đảm bảo các loài thực vật phải thích nghi tốt (chờ cho cây mọc và bén rễ) trước khi thả cá hoặc ốc vào hệ sinh thái.
6. Nuôi vi sinh vật
Bước kế tiếp để tạo chuỗi thức ăn của hệ sinh thái là thêm vào các động vật nhỏ li ti như ốc thủy sinh, rận nước (daphnia) và giun dẹp nhỏ (micro-planarians). Các động vật này sẽ là thức ăn cho mọi loài cá không ăn cây và tảo. Bạn có thể dùng bộ lọc bể cá cũ có bán ở các tiệm cá cảnh để gieo vi sinh vật cho bể thủy sinh của bạn.
Hầu hết các vi sinh vật này không thể trông thấy bằng mắt thường, nhưng bạn nên đợi ít nhất 2 tuần để chúng phát triển đầy đủ trước khi thả cá vào.
7. Thả cá và tôm vào hệ sinh thái
Khi thực vật và các vi sinh vật đã hình thành, bạn có thể bắt đầu thả cá vào bể. Ban đầu, bạn nên nuôi các loài tôm cá nhỏ như cá bảy màu hoặc tôm anh đào, và mỗi lần chỉ thả 1-2 con. Những động vật thủy sinh này sinh sản nhanh và sẽ đóng vai trò là thức ăn cho các loài cá lớn hơn.
Nếu có bể thủy sinh lớn hơn, bạn có thể thả nhiều loại cá và số lượng nhiều hơn. Việc cân đối các loài cá hơi phức tạp và cần có thời gian. Bạn cần dành một thời gian cho mỗi loài cá thích nghi trước khi thả thêm loài khác vào bể.
Phương pháp 2: Duy trì hệ sinh thái thủy sinh
1. Thay nước bể
Bể thủy sinh cần được chăm sóc đôi chút để đảm bảo các động vật nhỏ trong bể sống khỏe mạnh. Cách khoảng 2 tuần một lần, bạn nên thay 10-15% nước trong bể bằng nước mới. Nếu dùng nước máy, bạn cần đựng nước trong xô và sục khí 24 tiếng để clo trong nước bay hơi.
Kiểm tra nguồn nước ở khu vực bạn sống để biết trong nước có chứa kim loại nặng không.
Sử dụng nước lọc nếu bạn lo ngại về chất lượng nước máy.
2. Kiểm soát số lượng tảo
Máy hút bụi sỏi trong bể cá là một dụng cụ hữu ích để kiểm soát tảo trong bể thủy sinh. Mỗi khi thay nước, bạn cũng nên hút bụi sỏi trong bể cá để loại bớt tảo và thức ăn thừa có thể còn tích tụ.
Cọ thành bể bằng miếng lọc hoặc dụng cu cọ bể cá nam châm để ngăn ngừa tảo bám trên kính.
Bổ sung thực vật, ốc hoặc rận nước để giúp kiểm soát sự sinh sôi của tảo.
3. Vớt cá chết ra ngay
Đếm số cá mỗi tuần ít nhất một lần để biết có con nào chết không. Xác cá nhỏ có thể phân hủy nhanh và khiến mức nitrit, amoniac và nitrat tăng vọt. Những hoá chất này có thể gây hại cho những con cá khác trong bể. Nếu nhìn thấy cá chết, bạn hãy vớt xác cá ra càng sớm càng tốt.
Sử dụng bộ thử để kiểm tra nồng độ amoniac, nitrit, nitrat, độ pH và thay nước nếu thấy quá cao.
Nồng độ lý tưởng của các hoá chất trên sẽ khác nhau tùy vào loại cá trong bể, nhưng nhìn chung, nồng độ amoniac phải nằm trong khoảng 0 đến 0,25 mg/L, nitrit phải dưới 0,5 mg/L, nitrat dưới 40 mg/L, và độ pH nằm trong khoảng 6.
Phương pháp 3: Tạo hệ sinh thái trong lọ thủy tinh
1. Mua lọ thủy tinh lớn có nắp đậy kín
Bạn có thể dùng lọ hoặc chai thủy tinh đủ mọi kích cỡ để làm hệ sinh thái thu nhỏ. Lọ thủy tinh miệng rộng sẽ giúp bạn thực hiện thao tác bên trong dễ dàng hơn. Chọn lọ thủy tinh có nắp đậy thật kín.
Bạn có thể dùng lọ đựng kẹo có nắp chắc chắn, lọ đựng mì sợi hoặc lọ bảo quản thực phẩm.
Nhớ rửa thật sạch lọ trước khi sử dụng.
2. Rải sỏi xuống đáy lọ
Lớp sỏi có tác dụng giữ nước dưới đáy lọ và giúp cây khỏi bị ngập. Bạn có thể rải lớp sỏi dày khoảng 1,5 – 5 cm.
Loại sỏi hoặc đá rải dưới đáy lọ không quan trọng. Thậm chí bạn có thể dùng sỏi màu mua ở các cửa hàng thú cưng cho thêm sinh động.
3. Phủ một lớp than hoạt tính bên trên sỏi
Lớp than có vai trò quan trọng trong việc lọc các tạp chất trong nước. Điều này sẽ giúp hệ sinh thái sạch và khỏe mạnh nhờ tác dụng giảm vi khuẩn và nấm. Lớp than không cần dày lắm, chỉ cần phủ kín sỏi là được.
Than hoạt tính có bán tại các tiệm thú cưng.
4. Thêm một lớp rêu than bùn dày khoảng 1,3 cm
Rải một lớp rêu than bùn lên trên lớp than. Rêu than bùn là loại đất giàu dinh dưỡng giúp giữ nước và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây mọc.
Bạn có thể mua rêu than bùn tại các vườn ươm cây.
5. Rải đất trồng cây lên trên lớp rêu than bùn
Lớp đất trồng cây là lớp rải trên cùng trước khi trồng cây trong lọ. Cây sẽ bám rễ trong đất và hút nước cũng như chất dinh dưỡng từ tất cả các lớp rải bên dưới.
Cho thêm lượng đất đủ để cây bén rễ và phát triển. Cho vào lọ một lớp đất cao hơn chậu cũ của cây một chút là được.
Hầu hết các loại đất trồng cây đều thích hợp để làm hệ sinh thái. Xương rồng và các cây mọng nước đòi hỏi loại đất đặc biệt.
6. Trồng cây nhỏ vào lọ
Bạn có thể trồng bất cứ cây nào bạn thích vào hệ sinh thái tự dưỡng, nhưng tốt nhất là nên trồng cây nhỏ. Lấy cây ra khỏi chậu và bóp vỡ đất cứng xung quanh bộ rễ. Tỉa bớt những sợi rễ dài trước khi trồng. Dùng thìa đào một lỗ nhỏ trong đất và đặt bộ rễ cây vào lỗ. Rắc đất lên trên và nén xuống xung quanh cây.
Lặp lại các thao tác trên với số cây còn lại, cẩn thận để cây cách xa thành lọ.
Cố gắng tránh để lá cây chạm vào thành lọ.
Một số cây rất phù hợp là cây moon valley friendship, variegata, aquamarine, minimus aureus, strawberry begonias, cây cẩm nhung, dương xỉ, và rêu.
7. Đậy kín lọ và đặt ở nơi có ánh sáng gián tiếp
Đậy nắp lọ hoặc nút chai cho chặt sau khi đã trồng cây. Hệ sinh thái thu nhỏ của bạn sẽ phát triển tốt khi được đặt ở nơi có ánh sáng, nhưng là ánh sáng mặt trời gián tiếp. Nó sẽ khô kiệt nếu bạn đặt ở nơi có nhiều ánh nắng trực tiếp, nhưng cây cối bên trong sẽ không phát triển nếu luôn ở trong bóng râm. Bạn nên chọn một khu vực gần cửa sổ.
Phương pháp 4: Duy trì hệ sinh thái trong lọ thủy tinh
1. Tưới cây chỉ khi cần thiết
Trong môi trường khép kín, hệ sinh thái trong lọ thủy tinh sẽ không cần bảo dưỡng nhiều. Nếu bạn thấy trong lọ có vẻ khô, hãy mở ra và tưới một ít nước. Ngược lại, nếu thấy bên trong có quá nhiều hơi ẩm, bạn nên để mở nắp lọ trong 1-2 ngày cho khô bớt.
2. Bắt sâu bọ nếu có
Trong đất hoặc trong cây cối có thể chứa trứng sâu bọ. Nếu thấy có sâu bọ bò bên trong lọ thủy tinh, bạn hãy cho chúng ra ngoài và đóng nắp lọ lại.
3. Tỉa cây nếu cần thiết
Với lượng nước và ánh sáng thích hợp, cây cối của bạn sẽ phát triển. Nếu cây mọc quá lớn so với lọ thủy tinh, bạn cần phải tỉa bớt cho khỏi chật chội. Giữ cho cây có kích thước mong muốn để chúng tiếp tục sinh trưởng.
Loại bỏ tất cả các cây bị chết có thể đã rụng xuống đáy bình.
4. Làm sạch tảo và nấm thường xuyên
Bạn có thể dễ dàng loại bỏ tảo và nấm khi chúng mọc trên thành lọ thủy tinh. Dùng vải mềm hoặc bông gòn lau sạch thành lọ sao cho thật trong.
Phương pháp 1: Lắp đặt hệ sinh thái thủy sinh
Nếu chưa từng tạo hệ sinh thái tự dưỡng bao giờ, có lẽ ban đầu bạn chỉ muốn chọn kích cỡ nhỏ. Tuy nhiên, bể thủy sinh càng nhỏ thì lại càng khó duy trì môi trường tự dưỡng. Bể lớn hơn sẽ có nhiều không gian cho nhiều loài sinh vật đa dạng phát triển. Bể phải trong suốt để ánh sáng có thể xuyên qua.
Bình thủy tinh nhỏ sẽ dễ lắp đặt và không chiếm nhiều diện tích. Tuy những chiếc bình nhỏ có thể khó bảo dưỡng hơn, nhưng người chưa có kinh nghiệm vẫn có thể chăm sóc được.
Bể thủy sinh cỡ vừa (40 – 120 lít) có nhiều không gian hơn nhưng đắt hơn và kích thước vẫn còn hạn chế cho sinh vật phát triển.
Bể thủy sinh lớn (230 – 760 lít) có không gian rộng rãi cho sự phát triển của nhiều loài sinh vật đa dạng và có cơ hội thành công cao nhất; tuy nhiên, chúng rất đắt tiền và chiếm rất nhiều không gian.
Đèn huỳnh quang là một yếu tố quan trọng cho sự sinh trưởng của các loài thực vật trong hệ sinh thái của bạn. Các chuyên gia khuyến nghị nên sử dụng bóng đèn huỳnh quang công suất 2-5 W cho mỗi 4 lít nước trong bể thủy sinh nước ngọt.
Ánh sáng đèn sợi đốt sẽ không giúp thực vật của bạn phát triển.
Lớp nền chính là lớp đất trong bể thủy sinh để thực vật bám vào và sinh trưởng. Bạn cần tạo một lớp nền thích hợp trước khi thực hiện các bước kế tiếp để tạo môi trường sinh trưởng và tái tạo chất dinh dưỡng.
Với bình thủy tinh nhỏ: Rải một lớp cát dày khoảng 2,5 cm, sau đó rải lớp sỏi dày 1,3 cm lên trên.
Với bể thủy sinh cỡ vừa hoặc lớn: Rải lớp cát dày khoảng 5 cm xuống đáy, sau đó rải lớp sỏi dày khoảng 2,5 cm lên trên.
Bạn có thể mua cát và sỏi nhỏ tại các tiệm cá cảnh hoặc lấy từ hồ nước xung quanh.
Nước là yếu tố quan trọng, vì nó tạo nên nguồn thức ăn đầu tiên cho cá và các sinh vật khác: tảo và các vi sinh vật. Bạn có thể dùng nước cất/nước đóng chai, nước máy đã khử clo, hoặc nước từ bể cá hoặc bể thủy sinh cũ.
Nếu dùng nước cất/nước đóng chai, bạn hãy rắc một ít thức ăn cá dạng vảy vào nước để tạo điều kiện cho sinh vật phát triển.
Bạn cũng có thể giúp cho sinh vật phát triển bằng cách bổ sung một ít nước của bể cá có sẵn, vì trong đó đã có các chất dinh dưỡng cần thiết.
Khi chọn thực vật cho bể thủy sinh, bạn nên cân nhắc các yếu tố sau: tốc độ sinh trưởng (bạn sẽ phải cắt tỉa bao lâu một lần), kích thước, khả năng làm thức ăn cho cá và ốc, và nơi sinh trưởng (mọc từ dưới đáy, trên bề mặt hoặc trên các cành cây). Để nuôi dưỡng một môi trường đa dạng, bạn nên đưa vào các nhóm thực vật sau:
Sinh trưởng dưới đáy: cỏ ngưu mao chiên (hair grass), cây lá xoăn (corkscrew grass) hoặc cây vẩy ốc xoăn (green rotala)
Sinh trưởng trên mặt nước: bèo tấm, sen
Sinh trưởng trên cành cây: Rêu Riccia (crystalwort), rêu java (java moss), rêu X mas (Christmas moss), rêu US Fiss (phoenix moss)
Bạn cần đảm bảo các loài thực vật phải thích nghi tốt (chờ cho cây mọc và bén rễ) trước khi thả cá hoặc ốc vào hệ sinh thái.
Bước kế tiếp để tạo chuỗi thức ăn của hệ sinh thái là thêm vào các động vật nhỏ li ti như ốc thủy sinh, rận nước (daphnia) và giun dẹp nhỏ (micro-planarians). Các động vật này sẽ là thức ăn cho mọi loài cá không ăn cây và tảo. Bạn có thể dùng bộ lọc bể cá cũ có bán ở các tiệm cá cảnh để gieo vi sinh vật cho bể thủy sinh của bạn.
Hầu hết các vi sinh vật này không thể trông thấy bằng mắt thường, nhưng bạn nên đợi ít nhất 2 tuần để chúng phát triển đầy đủ trước khi thả cá vào.
Khi thực vật và các vi sinh vật đã hình thành, bạn có thể bắt đầu thả cá vào bể. Ban đầu, bạn nên nuôi các loài tôm cá nhỏ như cá bảy màu hoặc tôm anh đào, và mỗi lần chỉ thả 1-2 con. Những động vật thủy sinh này sinh sản nhanh và sẽ đóng vai trò là thức ăn cho các loài cá lớn hơn.
Nếu có bể thủy sinh lớn hơn, bạn có thể thả nhiều loại cá và số lượng nhiều hơn. Việc cân đối các loài cá hơi phức tạp và cần có thời gian. Bạn cần dành một thời gian cho mỗi loài cá thích nghi trước khi thả thêm loài khác vào bể.
Phương pháp 2: Duy trì hệ sinh thái thủy sinh
Bể thủy sinh cần được chăm sóc đôi chút để đảm bảo các động vật nhỏ trong bể sống khỏe mạnh. Cách khoảng 2 tuần một lần, bạn nên thay 10-15% nước trong bể bằng nước mới. Nếu dùng nước máy, bạn cần đựng nước trong xô và sục khí 24 tiếng để clo trong nước bay hơi.
Kiểm tra nguồn nước ở khu vực bạn sống để biết trong nước có chứa kim loại nặng không.
Sử dụng nước lọc nếu bạn lo ngại về chất lượng nước máy.
Máy hút bụi sỏi trong bể cá là một dụng cụ hữu ích để kiểm soát tảo trong bể thủy sinh. Mỗi khi thay nước, bạn cũng nên hút bụi sỏi trong bể cá để loại bớt tảo và thức ăn thừa có thể còn tích tụ.
Cọ thành bể bằng miếng lọc hoặc dụng cu cọ bể cá nam châm để ngăn ngừa tảo bám trên kính.
Bổ sung thực vật, ốc hoặc rận nước để giúp kiểm soát sự sinh sôi của tảo.
Đếm số cá mỗi tuần ít nhất một lần để biết có con nào chết không. Xác cá nhỏ có thể phân hủy nhanh và khiến mức nitrit, amoniac và nitrat tăng vọt. Những hoá chất này có thể gây hại cho những con cá khác trong bể. Nếu nhìn thấy cá chết, bạn hãy vớt xác cá ra càng sớm càng tốt.
Sử dụng bộ thử để kiểm tra nồng độ amoniac, nitrit, nitrat, độ pH và thay nước nếu thấy quá cao.
Nồng độ lý tưởng của các hoá chất trên sẽ khác nhau tùy vào loại cá trong bể, nhưng nhìn chung, nồng độ amoniac phải nằm trong khoảng 0 đến 0,25 mg/L, nitrit phải dưới 0,5 mg/L, nitrat dưới 40 mg/L, và độ pH nằm trong khoảng 6.
Phương pháp 3: Tạo hệ sinh thái trong lọ thủy tinh
Bạn có thể dùng lọ hoặc chai thủy tinh đủ mọi kích cỡ để làm hệ sinh thái thu nhỏ. Lọ thủy tinh miệng rộng sẽ giúp bạn thực hiện thao tác bên trong dễ dàng hơn. Chọn lọ thủy tinh có nắp đậy thật kín.
Bạn có thể dùng lọ đựng kẹo có nắp chắc chắn, lọ đựng mì sợi hoặc lọ bảo quản thực phẩm.
Nhớ rửa thật sạch lọ trước khi sử dụng.
Lớp sỏi có tác dụng giữ nước dưới đáy lọ và giúp cây khỏi bị ngập. Bạn có thể rải lớp sỏi dày khoảng 1,5 – 5 cm.
Loại sỏi hoặc đá rải dưới đáy lọ không quan trọng. Thậm chí bạn có thể dùng sỏi màu mua ở các cửa hàng thú cưng cho thêm sinh động.
Lớp than có vai trò quan trọng trong việc lọc các tạp chất trong nước. Điều này sẽ giúp hệ sinh thái sạch và khỏe mạnh nhờ tác dụng giảm vi khuẩn và nấm. Lớp than không cần dày lắm, chỉ cần phủ kín sỏi là được.
Than hoạt tính có bán tại các tiệm thú cưng.
Rải một lớp rêu than bùn lên trên lớp than. Rêu than bùn là loại đất giàu dinh dưỡng giúp giữ nước và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây mọc.
Bạn có thể mua rêu than bùn tại các vườn ươm cây.
Lớp đất trồng cây là lớp rải trên cùng trước khi trồng cây trong lọ. Cây sẽ bám rễ trong đất và hút nước cũng như chất dinh dưỡng từ tất cả các lớp rải bên dưới.
Cho thêm lượng đất đủ để cây bén rễ và phát triển. Cho vào lọ một lớp đất cao hơn chậu cũ của cây một chút là được.
Hầu hết các loại đất trồng cây đều thích hợp để làm hệ sinh thái. Xương rồng và các cây mọng nước đòi hỏi loại đất đặc biệt.
Bạn có thể trồng bất cứ cây nào bạn thích vào hệ sinh thái tự dưỡng, nhưng tốt nhất là nên trồng cây nhỏ. Lấy cây ra khỏi chậu và bóp vỡ đất cứng xung quanh bộ rễ. Tỉa bớt những sợi rễ dài trước khi trồng. Dùng thìa đào một lỗ nhỏ trong đất và đặt bộ rễ cây vào lỗ. Rắc đất lên trên và nén xuống xung quanh cây.
Lặp lại các thao tác trên với số cây còn lại, cẩn thận để cây cách xa thành lọ.
Cố gắng tránh để lá cây chạm vào thành lọ.
Một số cây rất phù hợp là cây moon valley friendship, variegata, aquamarine, minimus aureus, strawberry begonias, cây cẩm nhung, dương xỉ, và rêu.
Đậy nắp lọ hoặc nút chai cho chặt sau khi đã trồng cây. Hệ sinh thái thu nhỏ của bạn sẽ phát triển tốt khi được đặt ở nơi có ánh sáng, nhưng là ánh sáng mặt trời gián tiếp. Nó sẽ khô kiệt nếu bạn đặt ở nơi có nhiều ánh nắng trực tiếp, nhưng cây cối bên trong sẽ không phát triển nếu luôn ở trong bóng râm. Bạn nên chọn một khu vực gần cửa sổ.
Phương pháp 4: Duy trì hệ sinh thái trong lọ thủy tinh
1. Tưới cây chỉ khi cần thiết
Trong môi trường khép kín, hệ sinh thái trong lọ thủy tinh sẽ không cần bảo dưỡng nhiều. Nếu bạn thấy trong lọ có vẻ khô, hãy mở ra và tưới một ít nước. Ngược lại, nếu thấy bên trong có quá nhiều hơi ẩm, bạn nên để mở nắp lọ trong 1-2 ngày cho khô bớt.
2. Bắt sâu bọ nếu có
Trong đất hoặc trong cây cối có thể chứa trứng sâu bọ. Nếu thấy có sâu bọ bò bên trong lọ thủy tinh, bạn hãy cho chúng ra ngoài và đóng nắp lọ lại.
Với lượng nước và ánh sáng thích hợp, cây cối của bạn sẽ phát triển. Nếu cây mọc quá lớn so với lọ thủy tinh, bạn cần phải tỉa bớt cho khỏi chật chội. Giữ cho cây có kích thước mong muốn để chúng tiếp tục sinh trưởng.
Loại bỏ tất cả các cây bị chết có thể đã rụng xuống đáy bình.
4. Làm sạch tảo và nấm thường xuyên
Bạn có thể dễ dàng loại bỏ tảo và nấm khi chúng mọc trên thành lọ thủy tinh. Dùng vải mềm hoặc bông gòn lau sạch thành lọ sao cho thật trong.
Dịch bởi Kênh Sinh Viên
Nguồn: WIKIHOW
Nguồn: WIKIHOW