- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.441
Trong tình hình khó khăn chung, bên cạnh việc đối mặt với các thách thức, việc đầu tư cho giá trị bản thân sẽ là giải pháp giúp người lao động giữ được vị trí của mình và tạo cơ hội phát triển trong tương lai...
Chủ động hành động
Nhìn vào lịch làm việc của những doanh nhân thành đạt, rất nhiều người thắc mắc rằng họ lấy đâu ra năng lượng để có thể làm được nhiều việc như thế. Bằng cách nào mà họ luôn có thể “giữ lửa” và sự nhiệt huyết trong công việc cũng như có thể cân bằng công việc và cuộc sống?
Làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự lâu, tôi nghiệm ra câu trả lời chung, chỉ đơn giản là họ đặt tất cả tình yêu của mình vào mọi thứ họ làm. Điều này cũng có thể hiểu giản dị đó chính là sự đam mê...
Khi có đam mê cho những thứ thực sự quan trọng với mình, người ta dường như không biết mệt mỏi trong hành trình chinh phục những thử thách để có thể cán đích như mong muốn.
Stephen R. Covey, một chuyên gia về nghệ thuật lãnh đạo, một nhà quản trị học bậc thầy, tác giả cuốn sách nổi tiếng “7 thói quen của người thành đạt” (The 7 Habits of Highly Effective People) cho rằng:
“Bản chất cơ bản của con người là chủ động hành động chứ không phải bị động đối phó. Cũng như chúng ta có quyền lựa chọn phản ứng phù hợp với hoàn cảnh và có được sức mạnh để tạo ra các hoàn cảnh”.
Trong công việc, và cả trong đời sống, ai cũng phải đối mặt với những thách thức nằm ngoài tầm kiểm soát của mình. Ai cũng bị chi phối bởi sự thay đổi của các quy định, chính sách, nền kinh tế hoặc các yếu tố bên ngoài khác. Những thách thức này có thể ảnh hưởng sâu sắc đến bản thân mỗi người theo chiều hướng tốt hơn hay tồi tệ đi.
Tuy nhiên, những thách thức đó có khi chính là “hàn thử biểu” để đo khả năng thích ứng của mỗi người. Trong những tình huống như thế, điều cần nhất là tập trung vào những gì thực sự có ý nghĩa đối với mình, củng cố và nâng cao các giá trị riêng của bản thân để không bị hoàn cảnh quật ngã hoặc làm mình chao đảo.
Ở vai trò là một nhà tư vấn chiến lược và cung cấp nhân sự cao cấp cho các tổ chức, tôi thấy rằng việc củng cố sức mạnh nội tại đã giúp nhiều ứng viên chủ động ứng phó với những tác động tiêu cực của ngoại cảnh cũng như nhanh chóng vượt qua những cú “ngã ngựa” trong sự nghiệp.
Kiểm soát từ bên trong
Nếu chủ doanh nghiệp đau đầu với lãi suất ngân hàng, chi phí sản xuất tăng, tiêu thụ giảm... thì nhân viên đang phải đối mặt với lạm phát, vật giá leo thang, nguy cơ bị sa thải do cắt giảm chi phí...
“Người Mỹ đầu tiên” Benjamin Franklin từng nói rằng: “Trong khi không thể kiểm soát được những chuyện xảy đến với mình, chúng ta có thể kiếm soát được những gì xảy ra bên trong chúng ta”. Nhưng, để có thể kiếm soát được những gì xảy ra bên trong, rõ ràng là cần có bí quyết.Đòi hỏi đầu tiên là phải luôn tích cực. Dù tình hình kinh tế tác động đến đời sống, công việc... của rất nhiều người thì việc nhận thức rõ ràng về giá trị của bản thân sẽ giúp nhân viên tự tin hơn. Không chỉ suy nghĩ tích cực, nhân viên cần truyền tinh thần này cho đồng nghiệp, bạn bè và những người thân để có được cộng hưởng.
Sự chia sẻ lối sống tích cực sẽ mang lại những kết quả bất ngờ. Bởi, khi mọi người xung quanh cảm thấy lạc quan, yêu đời hơn sẽ tạo nên một bầu không khí cởi mở và lạc quan. Điều đó có thể giúp cho công việc và các mối quan hệ của công ty trở nên suôn sẻ hơn, thậm chí có thể mang đến cả những cơ hội mới trong sự nghiệp.
Bên cạnh việc tư duy tích cực, việc san sẻ cũng giúp ích rất nhiều trong công việc, trong cuộc sống. Cho đi là sẽ được nhận về. Bản chất việc chia sẻ rất đơn giản. Có thể chia sẻ bằng hành động cụ thể, bằng đóng góp vật chất hay đơn giản chỉ là mang đến niềm vui, giải toả những mối âu lo cho những người sống quanh mình.
Bạn có thể sắp xếp thời gian để tham gia các chương trình thiện nguyện với gia đình, bạn bè hoặc đồng nghiệp... Thông qua những hoạt động đó, người ta không chỉ trao sự sẻ chia cho người khác mà còn nhận được về sự gắn bó sâu sắc hơn trong các mối quan hệ hời hợt thông thường hay mở rộng thêm các mối quan hệ mới.
Ngoài ra, việc hoàn thiện bản thân mỗi ngày cũng rất quan trọng. Những khó khăn trong công việc đôi khi chính là thời điểm tốt để có thể dừng lại một chút để nghỉ ngơi và đầu tư phát triển cho bản thân.
Tranh thủ thời gian này, tích cực tham gia vào các khóa đào tạo nội bộ lẫn bên ngoài để trau dồi kiến thức và phát triển kỹ năng sẽ là giải pháp tốt. Khi khó khăn trôi qua, kỹ năng sẽ là chìa khóa giúp nhân viên có thể khẳng định vị trí của mình.
Thái độ ảnh hưởng tới mọi khía cạnh trong cuộc sống và quyết định kết quả của mọi việc. Do đó, cần thiết phải trang bị cho thái độ sống tốt, từ đó, tạo ra giá trị của riêng của bản thân. Không một doanh nghiệp nào không cần nhân viên, nhất là nhân viên giỏi. Khi đã có giá trị bản thân, tồn tại hay phát triển đều trở nên dễ dàng!
Chủ động hành động
Nhìn vào lịch làm việc của những doanh nhân thành đạt, rất nhiều người thắc mắc rằng họ lấy đâu ra năng lượng để có thể làm được nhiều việc như thế. Bằng cách nào mà họ luôn có thể “giữ lửa” và sự nhiệt huyết trong công việc cũng như có thể cân bằng công việc và cuộc sống?
Làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự lâu, tôi nghiệm ra câu trả lời chung, chỉ đơn giản là họ đặt tất cả tình yêu của mình vào mọi thứ họ làm. Điều này cũng có thể hiểu giản dị đó chính là sự đam mê...
Khi có đam mê cho những thứ thực sự quan trọng với mình, người ta dường như không biết mệt mỏi trong hành trình chinh phục những thử thách để có thể cán đích như mong muốn.
Stephen R. Covey, một chuyên gia về nghệ thuật lãnh đạo, một nhà quản trị học bậc thầy, tác giả cuốn sách nổi tiếng “7 thói quen của người thành đạt” (The 7 Habits of Highly Effective People) cho rằng:
“Bản chất cơ bản của con người là chủ động hành động chứ không phải bị động đối phó. Cũng như chúng ta có quyền lựa chọn phản ứng phù hợp với hoàn cảnh và có được sức mạnh để tạo ra các hoàn cảnh”.
Trong công việc, và cả trong đời sống, ai cũng phải đối mặt với những thách thức nằm ngoài tầm kiểm soát của mình. Ai cũng bị chi phối bởi sự thay đổi của các quy định, chính sách, nền kinh tế hoặc các yếu tố bên ngoài khác. Những thách thức này có thể ảnh hưởng sâu sắc đến bản thân mỗi người theo chiều hướng tốt hơn hay tồi tệ đi.
Tuy nhiên, những thách thức đó có khi chính là “hàn thử biểu” để đo khả năng thích ứng của mỗi người. Trong những tình huống như thế, điều cần nhất là tập trung vào những gì thực sự có ý nghĩa đối với mình, củng cố và nâng cao các giá trị riêng của bản thân để không bị hoàn cảnh quật ngã hoặc làm mình chao đảo.
Ở vai trò là một nhà tư vấn chiến lược và cung cấp nhân sự cao cấp cho các tổ chức, tôi thấy rằng việc củng cố sức mạnh nội tại đã giúp nhiều ứng viên chủ động ứng phó với những tác động tiêu cực của ngoại cảnh cũng như nhanh chóng vượt qua những cú “ngã ngựa” trong sự nghiệp.
Kiểm soát từ bên trong
Nếu chủ doanh nghiệp đau đầu với lãi suất ngân hàng, chi phí sản xuất tăng, tiêu thụ giảm... thì nhân viên đang phải đối mặt với lạm phát, vật giá leo thang, nguy cơ bị sa thải do cắt giảm chi phí...
“Người Mỹ đầu tiên” Benjamin Franklin từng nói rằng: “Trong khi không thể kiểm soát được những chuyện xảy đến với mình, chúng ta có thể kiếm soát được những gì xảy ra bên trong chúng ta”. Nhưng, để có thể kiếm soát được những gì xảy ra bên trong, rõ ràng là cần có bí quyết.Đòi hỏi đầu tiên là phải luôn tích cực. Dù tình hình kinh tế tác động đến đời sống, công việc... của rất nhiều người thì việc nhận thức rõ ràng về giá trị của bản thân sẽ giúp nhân viên tự tin hơn. Không chỉ suy nghĩ tích cực, nhân viên cần truyền tinh thần này cho đồng nghiệp, bạn bè và những người thân để có được cộng hưởng.
Sự chia sẻ lối sống tích cực sẽ mang lại những kết quả bất ngờ. Bởi, khi mọi người xung quanh cảm thấy lạc quan, yêu đời hơn sẽ tạo nên một bầu không khí cởi mở và lạc quan. Điều đó có thể giúp cho công việc và các mối quan hệ của công ty trở nên suôn sẻ hơn, thậm chí có thể mang đến cả những cơ hội mới trong sự nghiệp.
Bên cạnh việc tư duy tích cực, việc san sẻ cũng giúp ích rất nhiều trong công việc, trong cuộc sống. Cho đi là sẽ được nhận về. Bản chất việc chia sẻ rất đơn giản. Có thể chia sẻ bằng hành động cụ thể, bằng đóng góp vật chất hay đơn giản chỉ là mang đến niềm vui, giải toả những mối âu lo cho những người sống quanh mình.
Bạn có thể sắp xếp thời gian để tham gia các chương trình thiện nguyện với gia đình, bạn bè hoặc đồng nghiệp... Thông qua những hoạt động đó, người ta không chỉ trao sự sẻ chia cho người khác mà còn nhận được về sự gắn bó sâu sắc hơn trong các mối quan hệ hời hợt thông thường hay mở rộng thêm các mối quan hệ mới.
Ngoài ra, việc hoàn thiện bản thân mỗi ngày cũng rất quan trọng. Những khó khăn trong công việc đôi khi chính là thời điểm tốt để có thể dừng lại một chút để nghỉ ngơi và đầu tư phát triển cho bản thân.
Tranh thủ thời gian này, tích cực tham gia vào các khóa đào tạo nội bộ lẫn bên ngoài để trau dồi kiến thức và phát triển kỹ năng sẽ là giải pháp tốt. Khi khó khăn trôi qua, kỹ năng sẽ là chìa khóa giúp nhân viên có thể khẳng định vị trí của mình.
Thái độ ảnh hưởng tới mọi khía cạnh trong cuộc sống và quyết định kết quả của mọi việc. Do đó, cần thiết phải trang bị cho thái độ sống tốt, từ đó, tạo ra giá trị của riêng của bản thân. Không một doanh nghiệp nào không cần nhân viên, nhất là nhân viên giỏi. Khi đã có giá trị bản thân, tồn tại hay phát triển đều trở nên dễ dàng!
JOHNNY PARK , Giám đốc khu vực, Công ty Navigos Search
Nguồn Doanh Nhân Sài Gòn
Nguồn Doanh Nhân Sài Gòn
Hiệu chỉnh: