- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
[HRC] – Một hình ảnh có giá trị bằng cả ngàn lời nói, một đồ vật có giá trị không kém gì một bài diễn văn. Quà tặng và đồ lưu niệm là những thông điệp cuối cùng mà khách mời sẽ mang về nhà. Tặng quà là một thông lệ trong tất cả các nền văn minh của mọi thời đại. Có câu ngạn ngữ nói rằng: “Quà tặng duy trì tình bạn” đúng với cả đời sống lẫn đời tư.
Bạn cần phải phân biệt giữa quà tặng với đồ lưu niệm như sau: Đồ lưu niệm là đồ vật dùng để tặng hay lưu lại kỷ niệm cho khách nhằm giúp họ gợi nhớ đến người hay doanh nghiệp tặng và những sự kiện có liên quan. Đó là những đồ vật thông thường ít có giá trị kinh tế, được sản xuất hàng loạt song có những đặc trưng gợi nhớ đến những gì có liên quan đến chuyến viếng thăm của khách.
Còn quà tặng là đồ vật có giá trị dùng để tặng hay làm lưu niệm cho khách. Nếu như đồ lưu niệm được phát đại trà thì quà tặng lại mang tính độc nhất, được dành riêng cho một số cá nhân nhất định. Trong một số trường hợp quà tặng chỉ dành riêng cho Trưởng đoàn.
Việc tặng đồ lưu niệm, tặng quà cũng cần được trao tặng theo những quy ước nhất định như sau:
1) Tặng đúng mục đích: quà tặng đảm bảo duy trì mối quan hệ lâu dài, gợi nhớ về một chuyến đi, những con người đã được tiếp xúc;
2) Đúng thời điểm: nên tặng quà vào lúc bắt đầu chuyến viếng thăm, tốt nhất là bằng cách kín đáo gửi đến nơi ở của khách (ngược lại khách cũng sẽ làm như vậy đối với chủ nhà);
3) Không phạm vào những kiêng kỵ truyền thống của người được tặng như: người Hàn Quốc không tặng nhau dao, kéo, người Nhật không thích được tặng trà, vật sắc nhọn, người Đức không ưa được tặng rượu, người Venezuela không dùng đồ vật có hình vỏ ốc làm quà tặng…
4) Tôn trọng những nghi thức truyền thống: người châu Âu đa phần không đóng gói quà tặng, còn người Nhật lại coi việc đóng gói và nghi thức trao quà là nghệ thuật văn hoá giao tiếp tinh tế và nhiều ý nghĩa.
Ví dụ : Đối với đồng nghiệp trong cơ quan, khi tặng quà, bạn nên tránh những món quà quá đắt tiền, nước hoa, kem dưỡng thể, hay những thứ có nhiều mùi thơm, trang sức màu mè, thức ăn hay các tác phẩm nghệ thuật (bởi vì có thể thứ bạn thích chưa chắc đã là thứ người khác mong muốn).Những thứ an toàn để lựa chọn có thể là khung tranh, thẻ mua quà tặng, sách, đĩa CD, DVD, vật dụng nào đó cho vật nuôi hoặc cho con cái của họ, hoặc những thứ hữu ích trên bàn làm việc.
Điều quan trọng nhất là món quà của bạn phải phù hợp, nó nên là một món quà có ý nghĩa, thể hiện được “khẩu vị” của người nhận, bởi giá trị thực sự của món quà không nằm ở giá tiền ghi trên đó.Tặng quà không hẳn chỉ là những vấn đề tuân theo những quy ước của phép lịch sự, mà còn thể hiện văn hóa và trình độ của người trao gửi nó.
Bạn cần phải phân biệt giữa quà tặng với đồ lưu niệm như sau: Đồ lưu niệm là đồ vật dùng để tặng hay lưu lại kỷ niệm cho khách nhằm giúp họ gợi nhớ đến người hay doanh nghiệp tặng và những sự kiện có liên quan. Đó là những đồ vật thông thường ít có giá trị kinh tế, được sản xuất hàng loạt song có những đặc trưng gợi nhớ đến những gì có liên quan đến chuyến viếng thăm của khách.
Còn quà tặng là đồ vật có giá trị dùng để tặng hay làm lưu niệm cho khách. Nếu như đồ lưu niệm được phát đại trà thì quà tặng lại mang tính độc nhất, được dành riêng cho một số cá nhân nhất định. Trong một số trường hợp quà tặng chỉ dành riêng cho Trưởng đoàn.
Việc tặng đồ lưu niệm, tặng quà cũng cần được trao tặng theo những quy ước nhất định như sau:
1) Tặng đúng mục đích: quà tặng đảm bảo duy trì mối quan hệ lâu dài, gợi nhớ về một chuyến đi, những con người đã được tiếp xúc;
2) Đúng thời điểm: nên tặng quà vào lúc bắt đầu chuyến viếng thăm, tốt nhất là bằng cách kín đáo gửi đến nơi ở của khách (ngược lại khách cũng sẽ làm như vậy đối với chủ nhà);
3) Không phạm vào những kiêng kỵ truyền thống của người được tặng như: người Hàn Quốc không tặng nhau dao, kéo, người Nhật không thích được tặng trà, vật sắc nhọn, người Đức không ưa được tặng rượu, người Venezuela không dùng đồ vật có hình vỏ ốc làm quà tặng…
4) Tôn trọng những nghi thức truyền thống: người châu Âu đa phần không đóng gói quà tặng, còn người Nhật lại coi việc đóng gói và nghi thức trao quà là nghệ thuật văn hoá giao tiếp tinh tế và nhiều ý nghĩa.
Ví dụ : Đối với đồng nghiệp trong cơ quan, khi tặng quà, bạn nên tránh những món quà quá đắt tiền, nước hoa, kem dưỡng thể, hay những thứ có nhiều mùi thơm, trang sức màu mè, thức ăn hay các tác phẩm nghệ thuật (bởi vì có thể thứ bạn thích chưa chắc đã là thứ người khác mong muốn).Những thứ an toàn để lựa chọn có thể là khung tranh, thẻ mua quà tặng, sách, đĩa CD, DVD, vật dụng nào đó cho vật nuôi hoặc cho con cái của họ, hoặc những thứ hữu ích trên bàn làm việc.
Điều quan trọng nhất là món quà của bạn phải phù hợp, nó nên là một món quà có ý nghĩa, thể hiện được “khẩu vị” của người nhận, bởi giá trị thực sự của món quà không nằm ở giá tiền ghi trên đó.Tặng quà không hẳn chỉ là những vấn đề tuân theo những quy ước của phép lịch sự, mà còn thể hiện văn hóa và trình độ của người trao gửi nó.
(Skillbox)