Trên thế giới hiện nay có hơn 1 tỷ người sống chung với tăng huyết áp (cao huyết áp), gần 9,4 triệu ca tử vong xảy ra hàng năm do tăng huyết áp trên toàn thế giới.
Ở Việt Nam, theo điều tra của Viện Tim mạch Quốc gia năm 2015 có 47,3% người trưởng thành (> 24 tuổi) bị tăng huyết áp. Cơ quan “đích” của tăng huyết áp (cao huyết áp) là tim và mạch máu, tăng huyết áp liên quan đến 50% đột quỵ và bệnh tim thiếu máu cục bộ, là nguyên nhân của 13% ca tử vong trên toàn cầu. Nguy cơ tử vong tim mạch tăng gấp đôi khi huyết áp tăng lên theo mỗi nấc 20mmHg huyết áp tâm thu/10mmHg huyết áp tâm trương.
Có rất nhiều thông tin nói về bệnh lý nguy hiểm này. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả xin được đi sâu phân tích về sự khác biệt gì giữa nam và nữ mắc bệnh tăng huyết áp (bệnh cao huyết áp), từ đó để có thể đánh giá và có chiến lược tiếp cận theo dõi, điều trị cho phù hợp.
HUYẾT ÁP Ở NAM VÀ NỮ KHÁC NHAU THẾ NÀO?
a. Về tuổi tác:
Nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới trước tuổi 50
Phụ nữ trong độ tuổi này thường không bị bệnh tăng huyết áp (bệnh cao huyết áp) do có sự bảo vệ của estrogen (hormone giới tính nữ). Nội tiết tố nữ estrogen có tác dụng làm giãn mạch máu.
Khi estrogen bắt đầu giảm ở độ tuổi 40, huyết áp nữ giới sẽ tăng dần. Việc sử dụng các thuốc tránh thai hỗn hợp estrogen và progesteron có khuynh hướng làm tăng huyết áp, trung bình mức độ tăng là 5/3mmHg và 1% phụ nữ bị tăng huyết áp nặng. Thuốc tránh thai chỉ chứa progesteron không gây tăng huyết áp. Đối với phụ nữ, đặc biệt người > 35 tuổi, có các yếu tố nguy cơ khác như hút thuốc lá, nên dùng biện pháp tránh thai không có hormon.
Sau tuổi 55 tỷ lệ phụ nữ bị mắc bệnh này không khác biệt so với nam giới
Phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh có nguyên nhân chính dẫn đến tăng huyết áp (cao huyết áp) là do thay đổi nội tiết tố. Những phụ nữ mãn kinh sớm trước tuổi 40 cũng có nguy cơ tương tự. Do đó, trong thực tế lâm sàng có rất nhiều trường hợp phụ nữ bị tai biến mạch máu não khi vào viện mới phát hiện bị tăng huyết áp (cao huyết áp) dù cho tuổi trẻ họ có mức huyết áp bình thường, thậm chí còn thấp và luôn nghĩ rằng họ sẽ không mắc tăng huyết áp.
Các yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp ở hai giới:
Có nhiều yếu tố làm gia tăng khả năng mắc bệnh tăng huyết áp (bệnh cao huyết áp), thường thì các yếu tố nguy cơ hay đi kèm nhau, thúc đẩy nhau phát triển và làm nguy cơ bị bệnh tăng theo cấp số nhân.
b. Vấn đề thuốc lá
Theo Điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành năm 2015, tỷ lệ hút thuốc ở nam giới là 45,3%, có nghĩa là cứ 2 nam giới trưởng thành thì có 1 người hút thuốc lá; tỉ lệ này ở nữ giới là 1,1%. Do vậy, sự khác biệt do yếu tố nguy cơ này cũng làm tăng tỷ lệ mắc tăng huyết áp ở nam giới. Tuy nhiên, cũng phải kể đến những người nữ bị phơi nhiễm với khói thuốc lá thụ động.
c. Vấn đề uống rượu và sự khác biệt về liều lượng giữa nam với nữ
Hiện nay, các khuyến cáo cho rằng, đối với nam giới, nếu sử dụng quá nhiều rượu (nhiều hơn hai đơn vị cồn: tương đương 60ml rượu vang, 300ml bia, hoặc 30ml rượu nặng) hoặc một đơn vị cồn, đối với nữ giới, mỗi ngày lại có thể có làm tăng huyết áp.
d. Đàn ông trẻ bị tăng huyết áp
Điều này có liên quan đến chế độ làm việc căng thẳng, lối sống không lành mạnh, tiêu thụ rượu bia quá nhiều là lý do tăng huyết áp ở nam giới dưới tuổi 45.
e. Tình trạng hôn nhân
Tác động nhiều đến huyết áp của nam giới hơn là nữ giới. Huyết áp cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tâm lý và xã hội, mức độ stress. Một số nghiên cứu cho thấy rằng hầu hết ảnh hưởng về cao huyết áp là do tình trạng hôn nhân. Người đã kết hôn có nguy cơ cao huyết áp hơn người độc thân.
f. Hội chứng ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai ở mọi lứa tuổi, thậm chí là trẻ em. Nhưng ở nam giới, đặc biệt là người thừa cân có tỷ lệ mắc cao hơn nữ giới. Nếu không được điều trị, ngưng thở khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp (bệnh cao huyết áp), đặc biệt là khi nghi ngờ có tăng huyết áp về đêm.
Yếu tố nguy cơ nào thường gặp ở nữ giới hơn so với nam giới ?
Rối loạn chuyển hóa lipid máu (cholesterol toàn phần > 5,2 mmol/L) và béo phì thường gặp ở bệnh nhân nữ hơn, trong khi đái tháo đường và giảm HDL – Cholesterol thường gặp ở bệnh nhân nam hơn. Cùng với đó, nữ giới bị tăng triglycerid máu hoặc mắc có nguy cơ bị bệnh tim mạch trong đó có tăng huyết áp (cao huyết áp) cao hơn so với bệnh nhân nam giới bị mắc các bệnh trên. Vì vậy, bệnh nhân nữ bị đái tháo đường cần được tích cực điều chỉnh các yếu tố nguy cơ.
Các khuyến cáo về phòng ngừa nguyên phát cho bệnh tăng huyết áp (bệnh cao huyết áp) có giống nhau giữa nam giới và phụ nữ không?
Mặc dù các khuyến cáo này tương tự nhau nhưng có nhiều điểm khác biệt. Khuyến cáo về sinh hoạt và tập luyện cụ thể dành cho phụ nữ được tóm tắt như sau: tránh hoàn toàn thuốc lá và các sản phẩm từ thuốc lá; vận động cơ thể tối thiểu 30ph mỗi ngày; chế độ ăn giàu rau, trái cây, gạo nguyên cám (gạo lứt); uống rượu ít hơn một cốc nhỏ mỗi ngày…Đối với các loại thực phẩm chức năng: nữ giới nên dùng acid béo loại omega-3, liều 1g mỗi ngày. Riêng các chất chống oxy hóa như vitamin E, C, betacarotene, liệu pháp hormon thay thế không được khuyến cáo, thậm chí có thể có hại.
Ở Việt Nam, theo điều tra của Viện Tim mạch Quốc gia năm 2015 có 47,3% người trưởng thành (> 24 tuổi) bị tăng huyết áp. Cơ quan “đích” của tăng huyết áp (cao huyết áp) là tim và mạch máu, tăng huyết áp liên quan đến 50% đột quỵ và bệnh tim thiếu máu cục bộ, là nguyên nhân của 13% ca tử vong trên toàn cầu. Nguy cơ tử vong tim mạch tăng gấp đôi khi huyết áp tăng lên theo mỗi nấc 20mmHg huyết áp tâm thu/10mmHg huyết áp tâm trương.
Có rất nhiều thông tin nói về bệnh lý nguy hiểm này. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả xin được đi sâu phân tích về sự khác biệt gì giữa nam và nữ mắc bệnh tăng huyết áp (bệnh cao huyết áp), từ đó để có thể đánh giá và có chiến lược tiếp cận theo dõi, điều trị cho phù hợp.
HUYẾT ÁP Ở NAM VÀ NỮ KHÁC NHAU THẾ NÀO?
a. Về tuổi tác:
Nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới trước tuổi 50
Phụ nữ trong độ tuổi này thường không bị bệnh tăng huyết áp (bệnh cao huyết áp) do có sự bảo vệ của estrogen (hormone giới tính nữ). Nội tiết tố nữ estrogen có tác dụng làm giãn mạch máu.
Khi estrogen bắt đầu giảm ở độ tuổi 40, huyết áp nữ giới sẽ tăng dần. Việc sử dụng các thuốc tránh thai hỗn hợp estrogen và progesteron có khuynh hướng làm tăng huyết áp, trung bình mức độ tăng là 5/3mmHg và 1% phụ nữ bị tăng huyết áp nặng. Thuốc tránh thai chỉ chứa progesteron không gây tăng huyết áp. Đối với phụ nữ, đặc biệt người > 35 tuổi, có các yếu tố nguy cơ khác như hút thuốc lá, nên dùng biện pháp tránh thai không có hormon.
Sau tuổi 55 tỷ lệ phụ nữ bị mắc bệnh này không khác biệt so với nam giới
Phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh có nguyên nhân chính dẫn đến tăng huyết áp (cao huyết áp) là do thay đổi nội tiết tố. Những phụ nữ mãn kinh sớm trước tuổi 40 cũng có nguy cơ tương tự. Do đó, trong thực tế lâm sàng có rất nhiều trường hợp phụ nữ bị tai biến mạch máu não khi vào viện mới phát hiện bị tăng huyết áp (cao huyết áp) dù cho tuổi trẻ họ có mức huyết áp bình thường, thậm chí còn thấp và luôn nghĩ rằng họ sẽ không mắc tăng huyết áp.
Các yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp ở hai giới:
Có nhiều yếu tố làm gia tăng khả năng mắc bệnh tăng huyết áp (bệnh cao huyết áp), thường thì các yếu tố nguy cơ hay đi kèm nhau, thúc đẩy nhau phát triển và làm nguy cơ bị bệnh tăng theo cấp số nhân.
- Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được như: tuổi, giới tính, có tiền sử gia đình có người thân bị bệnh tim mạch sớm. Nếu có người thân là nam giới thuộc nhóm thứ nhất (tức là cha, anh em trai, hay con trai) bị bệnh trước tuổi 55 hoặc người thân là nữ giới thuộc nhóm thứ nhất (tức là mẹ, chị em gái, hay con gái) bị bệnh trước tuổi 65 thì được coi là bị bệnh sớm và sẽ có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn những người khác.
- Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được như: rối loạn chuyển hóa lipid máu, hút thuốc lá, thừa cân/béo phì, giảm dung nạp đường/ đái tháo đường, lối sống tĩnh tại, căng thẳng, uống rượu quá mức, ăn mặn, hội chứng ngưng thở khi ngủ… ở hai giới tương tự nhau. Tuy nhiên, tỷ lệ các yếu tố nguy cơ này không giống nhau giữa nam và nữ.
b. Vấn đề thuốc lá
Theo Điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành năm 2015, tỷ lệ hút thuốc ở nam giới là 45,3%, có nghĩa là cứ 2 nam giới trưởng thành thì có 1 người hút thuốc lá; tỉ lệ này ở nữ giới là 1,1%. Do vậy, sự khác biệt do yếu tố nguy cơ này cũng làm tăng tỷ lệ mắc tăng huyết áp ở nam giới. Tuy nhiên, cũng phải kể đến những người nữ bị phơi nhiễm với khói thuốc lá thụ động.
c. Vấn đề uống rượu và sự khác biệt về liều lượng giữa nam với nữ
Hiện nay, các khuyến cáo cho rằng, đối với nam giới, nếu sử dụng quá nhiều rượu (nhiều hơn hai đơn vị cồn: tương đương 60ml rượu vang, 300ml bia, hoặc 30ml rượu nặng) hoặc một đơn vị cồn, đối với nữ giới, mỗi ngày lại có thể có làm tăng huyết áp.
d. Đàn ông trẻ bị tăng huyết áp
Điều này có liên quan đến chế độ làm việc căng thẳng, lối sống không lành mạnh, tiêu thụ rượu bia quá nhiều là lý do tăng huyết áp ở nam giới dưới tuổi 45.
e. Tình trạng hôn nhân
Tác động nhiều đến huyết áp của nam giới hơn là nữ giới. Huyết áp cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tâm lý và xã hội, mức độ stress. Một số nghiên cứu cho thấy rằng hầu hết ảnh hưởng về cao huyết áp là do tình trạng hôn nhân. Người đã kết hôn có nguy cơ cao huyết áp hơn người độc thân.
f. Hội chứng ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai ở mọi lứa tuổi, thậm chí là trẻ em. Nhưng ở nam giới, đặc biệt là người thừa cân có tỷ lệ mắc cao hơn nữ giới. Nếu không được điều trị, ngưng thở khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp (bệnh cao huyết áp), đặc biệt là khi nghi ngờ có tăng huyết áp về đêm.
Yếu tố nguy cơ nào thường gặp ở nữ giới hơn so với nam giới ?
Rối loạn chuyển hóa lipid máu (cholesterol toàn phần > 5,2 mmol/L) và béo phì thường gặp ở bệnh nhân nữ hơn, trong khi đái tháo đường và giảm HDL – Cholesterol thường gặp ở bệnh nhân nam hơn. Cùng với đó, nữ giới bị tăng triglycerid máu hoặc mắc có nguy cơ bị bệnh tim mạch trong đó có tăng huyết áp (cao huyết áp) cao hơn so với bệnh nhân nam giới bị mắc các bệnh trên. Vì vậy, bệnh nhân nữ bị đái tháo đường cần được tích cực điều chỉnh các yếu tố nguy cơ.
Các khuyến cáo về phòng ngừa nguyên phát cho bệnh tăng huyết áp (bệnh cao huyết áp) có giống nhau giữa nam giới và phụ nữ không?
Mặc dù các khuyến cáo này tương tự nhau nhưng có nhiều điểm khác biệt. Khuyến cáo về sinh hoạt và tập luyện cụ thể dành cho phụ nữ được tóm tắt như sau: tránh hoàn toàn thuốc lá và các sản phẩm từ thuốc lá; vận động cơ thể tối thiểu 30ph mỗi ngày; chế độ ăn giàu rau, trái cây, gạo nguyên cám (gạo lứt); uống rượu ít hơn một cốc nhỏ mỗi ngày…Đối với các loại thực phẩm chức năng: nữ giới nên dùng acid béo loại omega-3, liều 1g mỗi ngày. Riêng các chất chống oxy hóa như vitamin E, C, betacarotene, liệu pháp hormon thay thế không được khuyến cáo, thậm chí có thể có hại.