- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Nếu như ở các trường học trên địa bàn cả nước hiện nay, việc dạy và học môn lịch sử gặp nhiều khó khăn, do cách giảng rập khuôn và mờ nhạt, thì các trường học của huyện Đông Triều, GV và học sinh xem môn lịch sử địa phương là môn học hấp dẫn và sinh động.
Toàn cảnh Hội thảo
Hội thảo Tăng cường giáo dục lịch sử địa phương trong các trường học trên địa bàn huyện Đông Triều, do UBND huyện và Phòng GD-ĐT tổ chức với mong muốn tiếp thu ý kiến của các nhà nghiên cứu, giáo sư trong ngành Sử học, nhằm hoàn thiện nội dung chương trình môn sử trong nhà trường.
Đông Triều là vùng đất địa linh, nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hóa qua các thời kỳ. Nổi bật nhất là hệ thống các di tích lăng, mộ, đền, miếu, chùa tháp thời Trần với kiến trúc độc đáo, bên trong ẩn chứa một kho tàng tư liệu Hán Nôm quý báu gồm hoành phi, câu đối, đại tự sắc phong... Trong đó, có nhiều di tích đã được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Với nhà Trần, Đông Triều không chỉ là quê gốc mà còn là trung tâm văn hóa tâm linh tiêu biểu và đặc sắc, một vương triều nổi tiếng với những chiến công hiển hách trong lịch sử Đại Việt. Nhà Trần đã chọn vùng đất này để xây dựng lăng mộ cho 11 vị tiên đế cùng với nhiều công trình Phật giáo tâm linh khác. Trong đó, phải kể đến am và chùa Ngọa Vân, nơi vua Trần Nhân Tông tu hành và hóa Phật; chùa Quỳnh Lâm, thiền viện của Thiền phái Trúc Lâm; chùa Hồ Thiên, chốn tu hành của các vị cao tăng do Pháp Loa, tổ thứ 2 của Thiền phái Trúc Lâm xây dựng năm 1327...
Xác định giáo dục lịch sử địa phương có tầm quan trong đối với nhà trường phổ thông hiện nay. Ngoài thời lượng 7 tiết dành cho phần lịch sử Quảng Ninh cho cấp học THCS và 2 tiết/năm của cấp tiểu học. Phòng GD-ĐT huyện Đông Triều đã xây dựng nội dung chương trình lịch sử địa phương dùng trong các trường THCS huyện.
Các cổ vật thời Trần được trưng bày tại đền An Sinh (Đông Triều, Quảng Ninh)
Theo đó, các trường trên địa bàn áp dụng 2 nhóm với 6 giải pháp đối với các cấp quản lý, giáo viên và học sinh. Đặc biệt, đối với học sinh giúp các em tăng cường tìm hiểu, khám phá kiến thức lịch sử tạo sự hứng thú khi học bộ môn này; xây dựng phương pháp học tập khoa học; tham gia tích cực các hoạt động ngoại khóa.
“Bộ tư liệu này vô cùng quý giá đối với những ai đã và đang muốn tìm hiểu về mảnh đất lịch sử văn hóa tâm linh Đông Triều. Mọi người có thể dễ dàng truy cứu trên Trung tâm Tư viện điện tử của ngành giáo dục. Chúng tôi hướng đến giảng dạy bộ môn lịch sử theo phương pháp mới bằng các hình thức: Tham quan, ngoại khóa, dã ngoại, nhờ sự hỗ trợ của công cụ trực quan, công nghệ thông tin. Phòng sẽ đưa nội dung này vào kỳ thi tuyển chọn học sinh giỏi cấp huyện bộ môn lịch sử”, ông Lưu Hữu Giới, Trưởng phòng GD-ĐT Đông Triều chia sẻ.
Tại buổi hội thảo các giáo sư, nhà nghiên cứu lịch sử đã đánh giá cao chương trình lịch sử địa phương huyện Đông Triều do Phòng GD-ĐT biên soạn.
Theo GS Nguyễn Huệ Chi, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học VN, chương trình cần tập trung giảng dạy 3 cụm di tích quan trọng của nhà Trần, đó là: Đền An Sinh, Đền Thái, Khu lăng mộ của nhà Trần; am và chùa Ngọa Vân- nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn; cụm di tích Yên Đức. Để nâng cao chất lương giảng dạy, phải kết hợp dạy lịch sử kèm với văn học nhằm khơi gợi tình yêu quê hương và vun đúc tâm hồn, hoàn thiện nhân cách, bản lĩnh và hình thành một thế giới quan đầy tính nhân văn trong tâm hồn học sinh. Đối với văn học tập trung vào văn và thơ của Trần Nhân Tông; thi xã Bích Động; đối với môn lịch sử nhấn mạnh trận đánh Bạch Đằng.
Được biết, đây là địa phương trong cả nước có chương trình giảng dạy lịch sử kỹ lưỡng, bài bản và dễ hiểu. Trong qúa trình học các em được tham gia nhiều buổi hoạt động ngoại khóa như: Tham quan đền An Sinh, chùa Ngọa Vân, nhà lưu niệm chiến khu Trần Hưng Đạo, di tích núi Canh... Qua đó, để đưa lịch sử Đông Triều thực sự là cầu nối quá khứ với hiện tại, vươn tới tương lai. Những chất liệu của lịch sử địa phương sẽ giúp các em cảm thụ những bài học về lịch sử dân tộc, thậm chí cả lịch sử thế giới thêm sống động, cụ thể và thực hơn.
Theo vietnamnet
Toàn cảnh Hội thảo
Hội thảo Tăng cường giáo dục lịch sử địa phương trong các trường học trên địa bàn huyện Đông Triều, do UBND huyện và Phòng GD-ĐT tổ chức với mong muốn tiếp thu ý kiến của các nhà nghiên cứu, giáo sư trong ngành Sử học, nhằm hoàn thiện nội dung chương trình môn sử trong nhà trường.
Đông Triều là vùng đất địa linh, nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hóa qua các thời kỳ. Nổi bật nhất là hệ thống các di tích lăng, mộ, đền, miếu, chùa tháp thời Trần với kiến trúc độc đáo, bên trong ẩn chứa một kho tàng tư liệu Hán Nôm quý báu gồm hoành phi, câu đối, đại tự sắc phong... Trong đó, có nhiều di tích đã được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Với nhà Trần, Đông Triều không chỉ là quê gốc mà còn là trung tâm văn hóa tâm linh tiêu biểu và đặc sắc, một vương triều nổi tiếng với những chiến công hiển hách trong lịch sử Đại Việt. Nhà Trần đã chọn vùng đất này để xây dựng lăng mộ cho 11 vị tiên đế cùng với nhiều công trình Phật giáo tâm linh khác. Trong đó, phải kể đến am và chùa Ngọa Vân, nơi vua Trần Nhân Tông tu hành và hóa Phật; chùa Quỳnh Lâm, thiền viện của Thiền phái Trúc Lâm; chùa Hồ Thiên, chốn tu hành của các vị cao tăng do Pháp Loa, tổ thứ 2 của Thiền phái Trúc Lâm xây dựng năm 1327...
Xác định giáo dục lịch sử địa phương có tầm quan trong đối với nhà trường phổ thông hiện nay. Ngoài thời lượng 7 tiết dành cho phần lịch sử Quảng Ninh cho cấp học THCS và 2 tiết/năm của cấp tiểu học. Phòng GD-ĐT huyện Đông Triều đã xây dựng nội dung chương trình lịch sử địa phương dùng trong các trường THCS huyện.
Các cổ vật thời Trần được trưng bày tại đền An Sinh (Đông Triều, Quảng Ninh)
Theo đó, các trường trên địa bàn áp dụng 2 nhóm với 6 giải pháp đối với các cấp quản lý, giáo viên và học sinh. Đặc biệt, đối với học sinh giúp các em tăng cường tìm hiểu, khám phá kiến thức lịch sử tạo sự hứng thú khi học bộ môn này; xây dựng phương pháp học tập khoa học; tham gia tích cực các hoạt động ngoại khóa.
“Bộ tư liệu này vô cùng quý giá đối với những ai đã và đang muốn tìm hiểu về mảnh đất lịch sử văn hóa tâm linh Đông Triều. Mọi người có thể dễ dàng truy cứu trên Trung tâm Tư viện điện tử của ngành giáo dục. Chúng tôi hướng đến giảng dạy bộ môn lịch sử theo phương pháp mới bằng các hình thức: Tham quan, ngoại khóa, dã ngoại, nhờ sự hỗ trợ của công cụ trực quan, công nghệ thông tin. Phòng sẽ đưa nội dung này vào kỳ thi tuyển chọn học sinh giỏi cấp huyện bộ môn lịch sử”, ông Lưu Hữu Giới, Trưởng phòng GD-ĐT Đông Triều chia sẻ.
Tại buổi hội thảo các giáo sư, nhà nghiên cứu lịch sử đã đánh giá cao chương trình lịch sử địa phương huyện Đông Triều do Phòng GD-ĐT biên soạn.
Theo GS Nguyễn Huệ Chi, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học VN, chương trình cần tập trung giảng dạy 3 cụm di tích quan trọng của nhà Trần, đó là: Đền An Sinh, Đền Thái, Khu lăng mộ của nhà Trần; am và chùa Ngọa Vân- nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn; cụm di tích Yên Đức. Để nâng cao chất lương giảng dạy, phải kết hợp dạy lịch sử kèm với văn học nhằm khơi gợi tình yêu quê hương và vun đúc tâm hồn, hoàn thiện nhân cách, bản lĩnh và hình thành một thế giới quan đầy tính nhân văn trong tâm hồn học sinh. Đối với văn học tập trung vào văn và thơ của Trần Nhân Tông; thi xã Bích Động; đối với môn lịch sử nhấn mạnh trận đánh Bạch Đằng.
Được biết, đây là địa phương trong cả nước có chương trình giảng dạy lịch sử kỹ lưỡng, bài bản và dễ hiểu. Trong qúa trình học các em được tham gia nhiều buổi hoạt động ngoại khóa như: Tham quan đền An Sinh, chùa Ngọa Vân, nhà lưu niệm chiến khu Trần Hưng Đạo, di tích núi Canh... Qua đó, để đưa lịch sử Đông Triều thực sự là cầu nối quá khứ với hiện tại, vươn tới tương lai. Những chất liệu của lịch sử địa phương sẽ giúp các em cảm thụ những bài học về lịch sử dân tộc, thậm chí cả lịch sử thế giới thêm sống động, cụ thể và thực hơn.
Theo vietnamnet