Sinh viên năm 1 thường được xem là ‘nhàn rỗi’ nhất vì chưa bị nhiều áp lực bởi bài vở, điểm số, danh hiệu… Vậy nên dành thời gian để làm gì đây nhỉ?
Hoàn thành các kế hoạch còn dang dở
Trước khi thi đại học, các teen thường rất hào hứng với những kế hoạch mình tự đặt ra, rồi lấy đó làm động lực để cố gắng vào được trường đại học mà mình mong muốn. Bích Ngân, sinh viên năm 1 ĐH Hoa Sen chia sẻ: “Mình dự định sẽ học nhảy, rồi nấu ăn và đan một chiếc áo ấm gửi cho “ai kia” đang du học ở Mỹ. Hiện tại, thời gian rảnh rỗi khá nhiều nên mình sẽ dành để thực hiện kế hoạch nhỏ xinh này!”
Tuy nhiên, không phải bạn nào cũng thực hiện được trọn vẹn những dự định “dễ thương” như Bích Ngân. Hà Anh, sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng chia sẻ: “Trước khi thi đại học, mình ra chỉ tiêu là phải đọc được 4 quyển sách dày vài trăm trang, học tiếng Trung, dọn dẹp phòng ngủ… Vậy mà đã vài tháng trôi qua, mình chưa làm được gì cả. Nhưng khi nào thật sự rảnh, mình nhất định sẽ làm.”
Thời học sinh, quỹ thời gian và áp lực thi cử không cho phép các teen làm thêm. Lên năm 1 đồng nghĩa với việc trưởng thành hơn, tự lập hơn, nên các bạn sẽ tự tìm cho mình những trải nghiệm mới bằng một công việc part-time nào đó, vừa tích lũy kinh nghiệm, vừa học cách quý trọng đồng tiền.
H.Lộc, sinh viên ĐH Ngân Hàng cho biết: “Thi xong, không cần biết kết quả, hội bạn của mình ráo riết tìm việc. Đứa thì đi làm cho một nhà hàng Ấn Độ, đứa thì đi may túi xách, đứa khác lại trông cửa hàng. Riêng mình, hiện tại đang làm phục vụ, một tuần hai buổi. Lương chưa đến một triệu, làm thì vất vả nhưng vui. Mình cảm thấy mình trưởng thành hơn, có ý thức trách nhiệm hơn.”
18 tuổi, phải làm quen với môi trường mới, cuộc sống mới, nên các tân sinh viên năng động sẽ luôn cố tạo các mối quan hệ tốt đẹp và vun đắp, xây dựng… Việc này giúp họ cởi mở hơn, hòa nhập hơn và không bị lạc lõng.
Tú Anh, sinh viên ĐH KHXH & NV cho biết: “Mình học quan hệ quốc tế nên phải tập làm quen với việc giao tiếp cởi mở ngay bây giờ. Bên cạnh việc hòa nhập với môi trường học tập, mình còn tích cực kết bạn tại lớp học thêm anh văn và tham gia vào vài diễn đàn trên mạng. Mình rất hài lòng với cuộc sống hiện tại vì nó không tẻ nhạt chút nào”.
Phần lớn các sinh viên đều đi học xa nhà nên khoảng thời gian này là lúc để họ thích nghi, hòa nhập với nhịp sống mới tại nơi họ đang ở.
B.Minh, sinh viên năm 1 ĐH KHTN chia sẻ: “Mình phải tập làm quen nhiều thứ, từ việc chịu đựng tiếng ồn của nhà bên cạnh cho đến thức ăn không hợp khẩu vị, thời tiết chưa thích nghi… Ban đầu mình cảm thấy khá khổ sở, nhiều lúc nản cùng cực, nhưng rồi tự động viên tinh thần “đâu phải chỉ có mình đi học xa nhà!”, thế là bạn bè cùng nương tựa lẫn nhau thôi. Hiện tại mọi chuyện cũng dần đi vào nếp, chỉ còn phải cố gắng bắt kịp chương trình học là được”.
Suy nghĩ về tương lai
Năm cuối cấp, các teen luôn có nhiều ước vọng và hoài bão cao đẹp. Thế nhưng, rồi sau một thời gian học tập ở môi trường mới, chúng ta buộc phải có cái nhìn khác đi và suy nghĩ theo hướng thực tế hơn. Cuộc sống không như ước mơ, và mọi thứ chẳng bao giờ suôn sẻ như ta mong đợi. Ở từng hoàn cảnh và giai đoạn, chúng ta buộc phải thay đổi cách suy nghĩ, cách sống để thích nghi. Đối với các sinh viên năm 1, việc suy nghĩ về tương lai là một chuyện hiển nhiên, khi chúng ta chỉ vừa bỡ ngỡ bước chân vào đời và còn bao khó khăn phía trước.
________________________________________NH_________________________________________
Hoàn thành các kế hoạch còn dang dở
Trước khi thi đại học, các teen thường rất hào hứng với những kế hoạch mình tự đặt ra, rồi lấy đó làm động lực để cố gắng vào được trường đại học mà mình mong muốn. Bích Ngân, sinh viên năm 1 ĐH Hoa Sen chia sẻ: “Mình dự định sẽ học nhảy, rồi nấu ăn và đan một chiếc áo ấm gửi cho “ai kia” đang du học ở Mỹ. Hiện tại, thời gian rảnh rỗi khá nhiều nên mình sẽ dành để thực hiện kế hoạch nhỏ xinh này!”
Tuy nhiên, không phải bạn nào cũng thực hiện được trọn vẹn những dự định “dễ thương” như Bích Ngân. Hà Anh, sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng chia sẻ: “Trước khi thi đại học, mình ra chỉ tiêu là phải đọc được 4 quyển sách dày vài trăm trang, học tiếng Trung, dọn dẹp phòng ngủ… Vậy mà đã vài tháng trôi qua, mình chưa làm được gì cả. Nhưng khi nào thật sự rảnh, mình nhất định sẽ làm.”
Rảnh rỗi thì hãy đọc thêm sách teen nhé!
Tìm việc part-timeThời học sinh, quỹ thời gian và áp lực thi cử không cho phép các teen làm thêm. Lên năm 1 đồng nghĩa với việc trưởng thành hơn, tự lập hơn, nên các bạn sẽ tự tìm cho mình những trải nghiệm mới bằng một công việc part-time nào đó, vừa tích lũy kinh nghiệm, vừa học cách quý trọng đồng tiền.
H.Lộc, sinh viên ĐH Ngân Hàng cho biết: “Thi xong, không cần biết kết quả, hội bạn của mình ráo riết tìm việc. Đứa thì đi làm cho một nhà hàng Ấn Độ, đứa thì đi may túi xách, đứa khác lại trông cửa hàng. Riêng mình, hiện tại đang làm phục vụ, một tuần hai buổi. Lương chưa đến một triệu, làm thì vất vả nhưng vui. Mình cảm thấy mình trưởng thành hơn, có ý thức trách nhiệm hơn.”
Có thêm kinh nghiệm từ một công việc bán thời gian.
Mở rộng các mối quan hệ18 tuổi, phải làm quen với môi trường mới, cuộc sống mới, nên các tân sinh viên năng động sẽ luôn cố tạo các mối quan hệ tốt đẹp và vun đắp, xây dựng… Việc này giúp họ cởi mở hơn, hòa nhập hơn và không bị lạc lõng.
Tú Anh, sinh viên ĐH KHXH & NV cho biết: “Mình học quan hệ quốc tế nên phải tập làm quen với việc giao tiếp cởi mở ngay bây giờ. Bên cạnh việc hòa nhập với môi trường học tập, mình còn tích cực kết bạn tại lớp học thêm anh văn và tham gia vào vài diễn đàn trên mạng. Mình rất hài lòng với cuộc sống hiện tại vì nó không tẻ nhạt chút nào”.
Tham gia các câu lạc bộ, diễn đàn sẽ giúp teen thêm năng động.
Thích nghi với môi trường mớiPhần lớn các sinh viên đều đi học xa nhà nên khoảng thời gian này là lúc để họ thích nghi, hòa nhập với nhịp sống mới tại nơi họ đang ở.
B.Minh, sinh viên năm 1 ĐH KHTN chia sẻ: “Mình phải tập làm quen nhiều thứ, từ việc chịu đựng tiếng ồn của nhà bên cạnh cho đến thức ăn không hợp khẩu vị, thời tiết chưa thích nghi… Ban đầu mình cảm thấy khá khổ sở, nhiều lúc nản cùng cực, nhưng rồi tự động viên tinh thần “đâu phải chỉ có mình đi học xa nhà!”, thế là bạn bè cùng nương tựa lẫn nhau thôi. Hiện tại mọi chuyện cũng dần đi vào nếp, chỉ còn phải cố gắng bắt kịp chương trình học là được”.
Suy nghĩ về tương lai
Năm cuối cấp, các teen luôn có nhiều ước vọng và hoài bão cao đẹp. Thế nhưng, rồi sau một thời gian học tập ở môi trường mới, chúng ta buộc phải có cái nhìn khác đi và suy nghĩ theo hướng thực tế hơn. Cuộc sống không như ước mơ, và mọi thứ chẳng bao giờ suôn sẻ như ta mong đợi. Ở từng hoàn cảnh và giai đoạn, chúng ta buộc phải thay đổi cách suy nghĩ, cách sống để thích nghi. Đối với các sinh viên năm 1, việc suy nghĩ về tương lai là một chuyện hiển nhiên, khi chúng ta chỉ vừa bỡ ngỡ bước chân vào đời và còn bao khó khăn phía trước.
________________________________________NH_________________________________________