- Tham gia
- 15/6/2017
- Bài viết
- 72
(Mọi thứ đều là sự thật)
Viết trong một ngày giao mùa, không nắng, không mưa, nhưng tâm hồn sụp đổ.
Thành lũy cuối cùng của tôi đã sụp đổ. Rào chắn cuối cùng, sự cứu rỗi cuối cùng, mất hết, chẳng còn lại gì. Trước đây, tôi cứ luôn nghĩ, mình chỉ cần ở trong nơi chốn này, có ra sao, tôi vẫn sẽ ổn. Hóa ra là tôi đã nhầm. Không, tôi luôn nhầm lẫn tai hại như thế. Ngôi nhà này của tôi vốn không bình yên như tôi tưởng.
Tôi căm ghét con người, cũng chẳng biết từ bao giờ nữa, nhưng dần dà, nỗi niềm căm ghét ấy càng sâu đậm. Không có một giây phút nào thuyên giảm. Và vì tôi căm ghét con người, cho nên nói một cách khác, tôi cũng căm ghét chính bản thân mình. Vì tôi là con người.
Con người thì luôn giả dối, dưới cái nhìn của tôi thì là vậy. Cho dù người đó có đối với mình tốt đến đâu đi chăng nữa, suy cho cùng, họ vẫn vì lợi ích của bản thân trước nhất. Nhận được giả dối, thì cũng đáp lại bằng giả dối. Hoặc là, tôi vốn dĩ không hề giỏi giao tiếp, hay nói đúng hơn, không hiểu cách bộc lộ tình cảm bản thân sao cho ‘êm tai và đi vào lòng người nhất có thể’. Chung quy lại, tôi là loại người tồi tệ và cục cằn. Cũng vì thế mà tôi luôn có cái nhìn tiêu cực với người xung quanh. Nhưng nguyên do vì ai nào? Tôi thực sự không lí giải nổi. Căn nguyên của vấn đề ngay từ ban đầu không nằm ở tôi.
Tôi biết điều đó, sau nhiều đêm trằn trọc không ngủ được. Tôi cứ mãi quanh quẩn với câu hỏi “Tại sao? Tại sao mọi thứ lại thành ra thế này?” và rồi chỉ còn biết âm thầm rơi nước mắt vì chẳng biết làm thế nào mới tốt. Hồi nhỏ, tôi là một đứa trẻ ngây ngô và nghịch ngợm, hay hiếu kì về mọi thứ xung quanh. Tôi thích la cà chơi với anh chị em họ hàng gần nhà. Có thể là do trẻ con thường dễ kết bạn, hoặc là thân nhau từ lúc nào tôi cũng chẳng hay, cho nên khi chơi với anh chị em hồi đó, tôi cảm thấy rất vui. Từ tận đáy lòng mình. Tha hồ cười nói, tha hồ tranh cãi ỏm tỏi hoặc giận dỗi nhau mà không sợ phải dò xét nét mặt người bên cạnh. Nhưng rồi đến một ngày, tôi phải đi nhà trẻ. Đó có lẽ là lúc, thế giới trong tôi sụp đổ.
Lần đầu tiên, tôi biết được rằng, thế giới không hề giới hạn bởi cái vỉa hè kéo dài từ nhà anh này sang nhà chị khác rồi kết thúc ở cái cột điện (cái cột điện này bây giờ còn chả còn nữa). Mà thế giới còn nhiều nơi khác, nhiều khuôn mặt người tôi chưa từng biết đến. Những đứa bạn ở nhà trẻ chính là một ví dụ điển hình. Hồi ấy, tôi nhập học vào lúc mọi người trong lớp đã quen thân với nhau. Tôi chỉ là một đứa thêm vào. Lúc ấy, cái lúc nhìn thấy bố thực sự đi khuất tầm mắt, tôi mới ngỡ ngàng nhận ra, mình chỉ có một mình. Trước khi đi đến nơi gọi là ‘nhà trẻ' ấy, không ai nói cho tôi biết, tôi đến đó để làm gì. Cho nên, mấy ngày liên tiếp, tôi đều trong trạng thái thất thần không tiếp xúc với ai, chỉ ngồi yên một xó. Dù đã nhiều năm trôi qua, tôi vẫn nhớ rất rõ cảm giác hồi mới năm tuổi ấy. Giống như một kẻ ngoài cuộc dõi theo sự vui đùa của những con người xa lạ. Nhìn họ thân thiết với nhau như thế, cõi lòng non nớt của tôi dấy lên nỗi sợ hãi. Rằng tôi không thể nào chen được vào khung cảnh vui vẻ ấy. Khoảnh khắc đó chắc là lần đầu tiên, tôi cảm thấy giao tiếp với đồng loại khó khăn đến mức nào (à, ‘đồng loại' là sau này tôi mới biết, còn hồi đó chỉ dừng lại ở ‘bạn cùng lớp').
Bẵng đi nhiều ngày, tôi bỗng trở thành kẻ xa lạ thực sự đối với đám bạn trạc tuổi. Cô trông trẻ không hề để ý đến điều đó. Trong mắt người lớn, họ chỉ luôn nghĩ tôi (lúc đó năm tuổi) vẫn còn nhớ bố mẹ, nhớ nhà. Họ không hề biết đến trở ngại to đùng đè lên lòng tôi. Mà, phải trông đến hàng chục đứa như thế, ồn ào nhốn nháo như chợ vỡ, họ căn bản chẳng có thời gian để bận tâm. Thế rồi, chuyện vượt ngoài sức tưởng tượng của tôi cũng đến. Tôi bị bắt nạt. Ngay trong lớp. Mới chỉ năm tuổi.
Hồi đó, nhận thức của tôi vẫn còn rất mập mờ. Trẻ con mà, chỉ thích cái gì vui thôi. Còn lại chả đủ khôn ngoan để suy nghĩ mọi việc một cách sâu xa. Nhưng ngay từ hồi còn nhỏ ấy, tự bản thân tôi đã sinh ra cảm giác ‘trường học không hề vui' và trớ trêu thay, cái cảm giác này sau trở thành bóng ma lẽo đẽo theo tôi đến tận Đại học. Tôi vốn không thích đi nhà trẻ, nhưng tôi không phản kháng lại. Có thể là do hồi còn nhỏ xíu, tôi đã rất sợ bố. Chỉ cần bố quắc mắt lên, hơi to tiếng một tí là tôi đã sợ xanh mắt mèo. Vì thế, không phải tôi không thích ở nhà, mà là không dám ở nhà. Đến lớp rồi, việc bản thân cảm thấy khó hòa đồng với các bạn lại khiến tôi do dự. Và thế là tôi chỉ biết chôn chân ở góc tường, ngồi chờ đến lúc bố đón. Đó cũng là những tháng ngày đầu tiên, tôi biết đến thứ cảm giác buồn tẻ (mà mãi sau này mới biết, nó có tên gọi là ‘cô đơn'). Rồi một ngày, trong lúc ngồi chờ như bao ngày, tôi bị hai đứa bạn cùng lớp(con gái) đến trêu chọc. Dù còn nhỏ, nhưng tôi lại ý thức được rằng, hai đứa nó không hề muốn chơi với tôi. Chúng chỉ muốn bẹo má tôi và chê tôi xấu xí. Lần đầu tiên trong đời, tôi bị mấy đứa trạc tuổi ức hiếp. Và vì chưa từng được ai chỉ dạy rằng, trong trường hợp ấy thì nên làm thế nào, cho nên tôi cứ ngồi đực mặt ra. Nhưng sau mỗi lần bị véo má rất đau ấy, tôi cảm nhận được trong lồng ngực có gì đó rất khó chịu. Hồi bé, không biết được đó là loại cảm giác gì. Một ngày, hai ngày, rồi ba ngày, cảm giác đó tích tụ càng nhiều. Cho đến một ngày, khi hai đứa nó sấn đến bên cạnh, tôi đã hùng hổ đứng bật dậy. Tôi chỉ biết nhìn chằm chằm tụi nó, không biết nên làm gì tiếp theo. Và, ôi trời, hai đứa nó tỏ vẻ sợ hãi. Chắc lúc đó mặt tôi trông ghê lắm. Mọi chuyện sẽ chẳng có gì nếu không đâu, một đứa con trai mặc đồ siêu nhân cắt dán từ bìa các-tông (theo trí nhớ của tôi thì là thế) đột nhiên nhảy ra, chỉ vào mặt tôi và hét “Đồ phù thủy xấu xa, mau tránh ra”. Tôi không nhớ rõ chính xác lúc đó mình đã làm gì. Chỉ nhớ khi mở mắt ra nhìn đã thấy đứa con trai đó đang ôm mũi khóc tu tu. Còn từ mũi nó thì chảy ra hai hàng nước màu đỏ thẫm. Mặc mọi người xung quanh nhốn nháo, la hét, tôi chỉ đứng yên một chỗ, trong lòng thấy thoải mái lạ thường. Đó có lẽ là giây phút, sự cục cằn đã nhen nhóm trong con người tôi.
Nói ra thì có hơi buồn cười. Vẻ bề ngoài với con người thật của tôi chả có gì ăn nhập với nhau. Nhìn hình thức, ai cũng nói tôi hiền kiểu dịu dàng, nhỏ nhẹ, rụt rè. Nhưng chẳng ai biết, tôi nhỏ tiếng là bởi vì tôi lúng túng khi giao tiếp với đồng loại. Bởi thế, nếu không phải đã quen từ trước, nhất định tôi sẽ không mở miệng ra bắt chuyện với người lạ. Trong mắt người lạ, tôi rất kiệm lời. Trong mắt tôi, tôi cũng là một kẻ khó gần. Khó gần và luôn đơn độc. Tôi luôn có một nỗi sợ, sợ mình sẽ vĩnh viễn mắc kẹt trong tình trạng này. Nhưng khi tôi ngỏ ý xin sự giúp đỡ, nói cách khác là khi tôi có dấu hiệu muốn mở lòng mình, đáng tiếc thay, thứ tôi nhận được chỉ là sự phũ phàng. Khi tôi biết bạn bè cũng gặp phải những vấn đề cá nhân chưa thể giải quyết, tôi đã thôi làm phiền tụi nó. Mà quả thực, tôi cũng rất hiếm khi kể lể nỗi lòng cho tụi nó nghe. Về căn bản, những đứa tôi thân cũng có phần nào tính cách giống tôi: không giỏi bộc lộ cảm xúc. Phàm là những con cá cùng kẹt trong lưới, làm thế quái nào có thể cùng giúp nhau thoát ra. Trong khi ngay cả cái lưới nằm ở đâu, nhiều lúc chúng tôi còn mù mờ không biết. Thế nên, tôi đã thử mở lòng với mẹ mình. So ra, con gái với mẹ vẫn dễ nói chuyện hơn là con gái với bố.
Nhưng có lẽ, số tôi không may mắn, hay nói đúng hơn là chưa từng may mắn để có thể than rằng “không may”. Giả sử, đứa đã có tiền lệ trong việc giao tiếp ngay từ nhỏ như tôi, được sống trong môi trường gia đình khác thì có lẽ tất cả đã là cục diện khác. Tôi không phủ nhận, rằng từ sớm tôi đã rất ghét con người. Suốt thời Tiểu học đến Trung học cơ sở rồi Trung học phổ thông, tôi phải sống trong những lời ghen ghét, đố kị, thậm chí là thóa mạ lẫn nhau giữa những cô em dâu, bác gái và mẹ tôi. Sự mâu thuẫn ngày nào cũng vô cùng căng thẳng, và trung tâm của vấn đề cũng chỉ xoay quanh việc đất cát tiền bạc. Đối với một đứa trẻ, suốt quãng thời thơ ấu chỉ bị xoay mòng mòng trong những lời lẽ ấy, với những con người ấy, liệu nó có thể lớn lên mà không hướng đến tiêu cực?
Nhưng tôi đã thực sự cố gắng kiềm chế phần ‘con' ấy ở bên trong mình. Bởi tôi biết, bố mẹ tôi xứng đáng có được một đứa trẻ là ‘người' chứ không phải ‘con'. Vì thế, tôi luôn cố gắng trở thành một đứa trẻ hoàn hảo, một học sinh giỏi và gương mẫu đúng quy chuẩn. Trong khi đám bạn đồng chang lứa mỗi lần đến kì họp phụ huynh là sợ són vó, thì tôi lại rất mong chờ. Bởi tôi biết, thế nào mình cũng được tuyên dương, không mặt này thì mặt khác. Chưa bao giờ tôi khiến bố mẹ phải lấn cấn vì việc học hành của mình, ít nhất là trong suốt 12 năm học. Nhưng có lẽ, quyết định và hành động hồi đó của tôi là sai lầm. Chẳng biết từ lúc nào, trong mắt bố mẹ tôi, tôi dần trở thành một đứa trẻ không-được-phạm-lỗi. Trong khi những đứa khác bằng tuổi được đi chơi với bạn, tôi bị cấm cửa. Bố mẹ luôn sợ tôi hư hỏng, lúc nào cũng dò hỏi về bạn bè của tôi. Nếu chúng nó học giỏi, ok tôi có thể tiếp tục kết bạn. Nhưng nếu chúng nó học hành làng nhàng thì đừng hòng dây dưa. Ban đầu, tôi cũng nghĩ là bố mẹ muốn tốt cho tôi. Lúc đó, tôi đã đủ lớn để nhận thức được sự nguy hiểm luôn rình rập ở ngoài xã hội. Cho nên, mặc dù có chút không can tâm, nhưng tôi vẫn chẳng phản kháng, vẫn lẳng lặng tuân theo ý muốn của bố mẹ. Nhưng rồi tôi ngày càng cảm thấy có điều gì đó không ổn. Chính xác là sự bức bối ở ngay trong chính ngôi nhà của tôi. Ngoài việc phải luôn sống trong môi trường đầy ắp sự cãi vã và ức chế tinh thần mà tôi đã nói ở trên kia, thì việc bố mẹ tôi suốt ngày làm việc túi bụi, không đủ thời gian dành cho tôi cũng khiến tôi thấy ngột ngạt. Rồi sau đó bắt đầu từ cấp hai, tôi có thói quen để đèn khi ngủ. Hồi nhỏ tôi là đứa bạo gan, không sợ ma chứ đừng nói đến sợ bóng tối. Hồi bé chỉ có uống thuốc với đủ loại viên xanh đỏ đắng nghét mới làm tôi vãi ra quần. Chứ khái niệm bóng tối vốn dĩ không hề có trong đầu tôi. Ấy vậy mà không biết từ lúc nào, tôi bắt đầu có cảm giác nghẹt thở khi mở mắt ra, khắp nơi đều là một màu đen như mực. Tôi sợ, chính bản thân tôi có thể cảm nhận được nhịp tim mình tăng cao khi ở trong bóng tối một mình. Không hiểu sao, nếu không để đèn ngủ, khi nhắm mắt lại, tôi sẽ gặp ác mộng. Ác mộng kinh khủng đến nỗi khiến tôi tỉnh giấc giữa đêm và rồi sáng hôm sau sẽ quên hết sạch.
Tôi sớm đã hiểu hoàn cảnh sống của bản thân là thế nào. Tôi không muốn trách bố mẹ mình. Tôi chỉ thấy giận chính bản thân đã nhu nhược chấp nhận tất cả sống qua ngày, hòng được yên thân. Và thế là tôi đóng vai một đứa trẻ cầu toàn trong học tập nhưng lại có vẻ khù khờ không hiểu chuyện. Chỉ khi ở bên đứa bạn thân nhất, tôi mới bộc lộ mình là kẻ hay đùa nhạt và hay nói chuyện phiếm. Còn ở bên cạnh bố mẹ tôi, điều duy nhất mà tôi có thể nói là việc học có tốt hay không, mai ăn gì, mai học đến mấy giờ rồi về. Những lúc tôi cảm thấy bế tắc trong mối quan hệ bạn bè, thầy cô, muốn nói gì đó với mẹ. Mẹ tôi luôn mào đầu bằng một câu “việc này mẹ cũng không biết, mày tự quyết định đi”. Tôi chán luôn chả buồn nói nữa. Hóa ra trong mắt mẹ tôi, việc tôi tâm sự với mẹ chỉ là để tìm kiếm giải pháp hoặc lời khuyên, chứ không đơn thuần chỉ là kể-ra-một-chuyện-gì-đấy. Tôi đã từng thử như thế vài lần, rồi tôi cũng nhụt chí. Trong những tháng ngày cấp 1 rồi cấp 2 ấy, tôi bắt đầu tự tưởng tượng ra một người bạn vô hình rồi tự trò chuyện. Thật thảm hại làm sao! Sự bế tắc của tôi dường như đã lên đến cực điểm. Nhưng không, hóa ra đấy vẫn chưa là gì so với những chuyện tiếp theo.
Lên lớp 9, tôi cảm nắng một cậu bạn. Hồi đó, tôi ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài, lúc nào cũng chỉ ru rú trong nhà, cho nên những rung động ấy thực sự rất ngây thơ. Rồi mẹ tôi biết chuyện, mẹ lồng lộn lên (xin lỗi phải dùng từ này, nhưng quả thực không còn từ nào khác để diễn tả đúng hơn) chì chiết tôi ngày qua ngày. Rằng tại sao tôi lại yêu đương sớm, tại sao không chú tâm học hành, tại sao và tại sao. Trong khi tôi vẫn ngù ngờ không hiểu mình đã làm gì. Tôi chỉ thích một cậu bạn, chứ chưa hề làm gì vượt quá giới hạn. Rồi mẹ tôi gọi điện kể lể than thở với hết bác này dì kia ở bên ngoại cho đến cả cô thuê nhà, mẹ cũng kể tuốt tuột. Nhưng với tôi, lại không hề nói một lời giải thích. Tôi thực sự cảm thấy chua xót và cay đắng khi bị chính những người trong gia đình đem ra làm trò cười. Mẹ tôi chỉ muốn trút bầu tâm sự, tôi hiểu. Đến tận thời khắc tôi đang đánh những dòng này, tôi vẫn hiểu. Vì mẹ không hề thay đổi thói quen ấy trong suốt nhiều năm. Và rồi, dù ngu ngốc đến cỡ nào, tôi cũng phải chấp nhận một sự thật rằng: mẹ không cần có tôi để tâm sự, mẹ đã có rất nhiều người sẵn sàng lắng nghe mẹ. Còn tôi, tôi chỉ có một mình. Luôn là như thế.
Kể từ giây phút đó, tôi đã không còn tin vào bất kì ai, ngoài bản thân mình. Cho đến khi đứng ở giữa bước ngoặt cuộc đời, tôi vẫn chỉ có một mình. Lần thi Đại học đầu tiên, tôi đỗ vào một trường khá có tiếng trong việc dạy ngôn ngữ ở Hà Nội, bố mẹ tôi vui lòng, nở mày nở mặt với họ hàng và làng xóm. Nhưng không quá nửa năm, tôi đã đánh bay niềm tự hào đó. Tôi bỏ ngôi trường đáng mơ ước kia, bắt tay vào ôn thi khi kì thi Đại học chỉ còn cách 4 tháng. Tôi tự cảm thấy mình điên rồ. Cho đến bây giờ nghĩ lại, tôi vẫn thấy mình liều lĩnh và điên rồ. Nhưng tôi lại chưa từng hối hận về quyết định ấy. Đó là lần đầu tiên tôi phản kháng, cũng là lần cuối cùng gò mình vào khuôn mẫu một đứa trẻ hoàn mĩ. Đương nhiên tôi và bố mẹ nảy sinh mâu thuẫn. Nhưng đó là lúc tôi đủ lớn để hiểu, không ai sống thay cuộc đời tôi ngoài bản thân tôi. Và, có lẽ đúng như người ta vẫn thường nói, khi bạn quyết tâm, quyết tâm đến cùng để làm một việc gì đó, bạn rốt cuộc cũng đạt được. Tôi đỗ Đại học lần 2, vào một ngôi trường không mấy danh tiếng, cách nhà 30 phút đi xe. Nhưng tôi hài lòng, vậy là đủ.
Trong cái lúc tôi ngỡ mọi chuyện thế là ổn thỏa thì sóng gió lại ập tới. Lần này, nó âm ỉ, thầm lặng mà nuốt chửng tôi. Bố mẹ dần nhận ra tôi có gì khác so với bạn bè cùng tuổi. Tôi không thích ra ngoài chơi, cũng không thích tụ tập, lại càng không có hứng thứ với mua sắm quần áo và trang điểm (dù tôi là con gái). Tôi chỉ quanh quẩn hết học đến làm vài việc nhà lặt vặt, rồi ngồi gõ chữ trên điện thoại. Không phải tôi không thích đi chơi. Mà là suốt quãng thời gian dài ở trong nhà, tôi đã sinh ra loại cảm giác an toàn không muốn phá bỏ. Còn bố mẹ tôi thì không hiểu điều đó. Cho nên bố mẹ bảo có phải tôi bị tự kỉ hay trầm cảm không? Và bắt đầu thuyết giáo tôi. Bắt đầu là mẹ, luôn luôn là mẹ. Bởi bố tôi kiệm lời và chỉ nghe theo mẹ tôi. Cho nên nếu có nảy sinh mâu thuẫn, thì chỉ có giữa tôi và mẹ. Ban đầu, tôi còn muốn giải thích. Nhưng lâu dần, tôi đã chán đến độ chỉ biết nghe mà lại tiếp tục nuôi dưỡng con người cục cằn. Dần dần, có vẻ như tôi càng ngày càng không kiểm soát được sự cục cằn đó. Nhất là khi lên Đại học. Sự vỡ mộng lần thứ n về mối quan hệ giữa bạn bè, thầy cô khiến tôi càng thêm căm ghét con người. Rồi từ trường quay về nhà, tôi lại tiếp tục nghe thêm những lời trách móc của mẹ. Nhiều khi chỉ từ những việc rất vụn vặt, từ cái chổi, cọng rau,...cũng thành cãi vã. Mẹ tôi thì là kiểu người nắm quyền quyết định trong nhà, cho nên mẹ không bao giờ nhận sai về mình. Đối với tôi, lại càng không có sự tha thứ. Cho nên khi tôi quá lời với mẹ, mẹ chỉ xoáy vào sự quá lời đó mà quên đi căn nguyên xuất phát từ sự lầm lẫn của mẹ. Số là tôi cứ đến kì liền đau bụng dữ dội. Đau âm ỉ suốt hàng mấy ngày, rất khó chịu trong lòng và chỉ muốn chết quách cho rồi. Đương lúc như thế, lại còn nhằm ngay lúc tôi vừa vác xác từ trường về, đang ngồi thở, mẹ tôi hùng hổ bước ra từ nhà tắm, liến thoắng mắng tôi là: đồ nghiện điện thoại, cứ bảo uống thuốc mà có thấy uống đâu, vẫn còn nguyên. Bố tôi chả biết đầu cua tai nheo ra làm sao, đã vội hùa theo mẹ mắng tôi xối xả. Đã sẵn cơn khó chịu trong người, tôi nói oang oang lên rằng một hộp có ba vỉ thuốc và tôi đã uống hết một vỉ rồi, mẹ chẳng biết gì nhưng vẫn cứ đổ oan cho tôi. Nhưng trong lúc cơn cục cằn trào dâng, đúng thật tôi có quá lời một câu. Và cũng chính cái câu quá lời đó, mẹ tôi nhận định tôi là một đứa hư đốn, không ra gì. Tôi đã quá mệt mỏi, quá chán nản với cái thành lũy cuối cùng này của mình. Tôi biết bố mẹ tôi không hoàn hảo, cũng có lúc mắc sai lầm. Cho nên tôi không muốn trách móc bất cứ điều gì. Tôi chỉ mong, bố mẹ cũng hãy nhìn tôi bằng con mắt ấy. Rằng tôi không hoàn hảo, cũng có sai lầm. Nhưng có vẻ như, mong đợi của tôi chỉ là hão huyền. Tôi vĩnh viễn phải là đứa trẻ không-được-phạm-lỗi, răm rắp nghe theo bố mẹ.
Đã quá mệt mỏi!
20/9/2018
Viết trong một ngày giao mùa, không nắng, không mưa, nhưng tâm hồn sụp đổ.
Thành lũy cuối cùng của tôi đã sụp đổ. Rào chắn cuối cùng, sự cứu rỗi cuối cùng, mất hết, chẳng còn lại gì. Trước đây, tôi cứ luôn nghĩ, mình chỉ cần ở trong nơi chốn này, có ra sao, tôi vẫn sẽ ổn. Hóa ra là tôi đã nhầm. Không, tôi luôn nhầm lẫn tai hại như thế. Ngôi nhà này của tôi vốn không bình yên như tôi tưởng.
Tôi căm ghét con người, cũng chẳng biết từ bao giờ nữa, nhưng dần dà, nỗi niềm căm ghét ấy càng sâu đậm. Không có một giây phút nào thuyên giảm. Và vì tôi căm ghét con người, cho nên nói một cách khác, tôi cũng căm ghét chính bản thân mình. Vì tôi là con người.
Con người thì luôn giả dối, dưới cái nhìn của tôi thì là vậy. Cho dù người đó có đối với mình tốt đến đâu đi chăng nữa, suy cho cùng, họ vẫn vì lợi ích của bản thân trước nhất. Nhận được giả dối, thì cũng đáp lại bằng giả dối. Hoặc là, tôi vốn dĩ không hề giỏi giao tiếp, hay nói đúng hơn, không hiểu cách bộc lộ tình cảm bản thân sao cho ‘êm tai và đi vào lòng người nhất có thể’. Chung quy lại, tôi là loại người tồi tệ và cục cằn. Cũng vì thế mà tôi luôn có cái nhìn tiêu cực với người xung quanh. Nhưng nguyên do vì ai nào? Tôi thực sự không lí giải nổi. Căn nguyên của vấn đề ngay từ ban đầu không nằm ở tôi.
Tôi biết điều đó, sau nhiều đêm trằn trọc không ngủ được. Tôi cứ mãi quanh quẩn với câu hỏi “Tại sao? Tại sao mọi thứ lại thành ra thế này?” và rồi chỉ còn biết âm thầm rơi nước mắt vì chẳng biết làm thế nào mới tốt. Hồi nhỏ, tôi là một đứa trẻ ngây ngô và nghịch ngợm, hay hiếu kì về mọi thứ xung quanh. Tôi thích la cà chơi với anh chị em họ hàng gần nhà. Có thể là do trẻ con thường dễ kết bạn, hoặc là thân nhau từ lúc nào tôi cũng chẳng hay, cho nên khi chơi với anh chị em hồi đó, tôi cảm thấy rất vui. Từ tận đáy lòng mình. Tha hồ cười nói, tha hồ tranh cãi ỏm tỏi hoặc giận dỗi nhau mà không sợ phải dò xét nét mặt người bên cạnh. Nhưng rồi đến một ngày, tôi phải đi nhà trẻ. Đó có lẽ là lúc, thế giới trong tôi sụp đổ.
Lần đầu tiên, tôi biết được rằng, thế giới không hề giới hạn bởi cái vỉa hè kéo dài từ nhà anh này sang nhà chị khác rồi kết thúc ở cái cột điện (cái cột điện này bây giờ còn chả còn nữa). Mà thế giới còn nhiều nơi khác, nhiều khuôn mặt người tôi chưa từng biết đến. Những đứa bạn ở nhà trẻ chính là một ví dụ điển hình. Hồi ấy, tôi nhập học vào lúc mọi người trong lớp đã quen thân với nhau. Tôi chỉ là một đứa thêm vào. Lúc ấy, cái lúc nhìn thấy bố thực sự đi khuất tầm mắt, tôi mới ngỡ ngàng nhận ra, mình chỉ có một mình. Trước khi đi đến nơi gọi là ‘nhà trẻ' ấy, không ai nói cho tôi biết, tôi đến đó để làm gì. Cho nên, mấy ngày liên tiếp, tôi đều trong trạng thái thất thần không tiếp xúc với ai, chỉ ngồi yên một xó. Dù đã nhiều năm trôi qua, tôi vẫn nhớ rất rõ cảm giác hồi mới năm tuổi ấy. Giống như một kẻ ngoài cuộc dõi theo sự vui đùa của những con người xa lạ. Nhìn họ thân thiết với nhau như thế, cõi lòng non nớt của tôi dấy lên nỗi sợ hãi. Rằng tôi không thể nào chen được vào khung cảnh vui vẻ ấy. Khoảnh khắc đó chắc là lần đầu tiên, tôi cảm thấy giao tiếp với đồng loại khó khăn đến mức nào (à, ‘đồng loại' là sau này tôi mới biết, còn hồi đó chỉ dừng lại ở ‘bạn cùng lớp').
Bẵng đi nhiều ngày, tôi bỗng trở thành kẻ xa lạ thực sự đối với đám bạn trạc tuổi. Cô trông trẻ không hề để ý đến điều đó. Trong mắt người lớn, họ chỉ luôn nghĩ tôi (lúc đó năm tuổi) vẫn còn nhớ bố mẹ, nhớ nhà. Họ không hề biết đến trở ngại to đùng đè lên lòng tôi. Mà, phải trông đến hàng chục đứa như thế, ồn ào nhốn nháo như chợ vỡ, họ căn bản chẳng có thời gian để bận tâm. Thế rồi, chuyện vượt ngoài sức tưởng tượng của tôi cũng đến. Tôi bị bắt nạt. Ngay trong lớp. Mới chỉ năm tuổi.
Hồi đó, nhận thức của tôi vẫn còn rất mập mờ. Trẻ con mà, chỉ thích cái gì vui thôi. Còn lại chả đủ khôn ngoan để suy nghĩ mọi việc một cách sâu xa. Nhưng ngay từ hồi còn nhỏ ấy, tự bản thân tôi đã sinh ra cảm giác ‘trường học không hề vui' và trớ trêu thay, cái cảm giác này sau trở thành bóng ma lẽo đẽo theo tôi đến tận Đại học. Tôi vốn không thích đi nhà trẻ, nhưng tôi không phản kháng lại. Có thể là do hồi còn nhỏ xíu, tôi đã rất sợ bố. Chỉ cần bố quắc mắt lên, hơi to tiếng một tí là tôi đã sợ xanh mắt mèo. Vì thế, không phải tôi không thích ở nhà, mà là không dám ở nhà. Đến lớp rồi, việc bản thân cảm thấy khó hòa đồng với các bạn lại khiến tôi do dự. Và thế là tôi chỉ biết chôn chân ở góc tường, ngồi chờ đến lúc bố đón. Đó cũng là những tháng ngày đầu tiên, tôi biết đến thứ cảm giác buồn tẻ (mà mãi sau này mới biết, nó có tên gọi là ‘cô đơn'). Rồi một ngày, trong lúc ngồi chờ như bao ngày, tôi bị hai đứa bạn cùng lớp(con gái) đến trêu chọc. Dù còn nhỏ, nhưng tôi lại ý thức được rằng, hai đứa nó không hề muốn chơi với tôi. Chúng chỉ muốn bẹo má tôi và chê tôi xấu xí. Lần đầu tiên trong đời, tôi bị mấy đứa trạc tuổi ức hiếp. Và vì chưa từng được ai chỉ dạy rằng, trong trường hợp ấy thì nên làm thế nào, cho nên tôi cứ ngồi đực mặt ra. Nhưng sau mỗi lần bị véo má rất đau ấy, tôi cảm nhận được trong lồng ngực có gì đó rất khó chịu. Hồi bé, không biết được đó là loại cảm giác gì. Một ngày, hai ngày, rồi ba ngày, cảm giác đó tích tụ càng nhiều. Cho đến một ngày, khi hai đứa nó sấn đến bên cạnh, tôi đã hùng hổ đứng bật dậy. Tôi chỉ biết nhìn chằm chằm tụi nó, không biết nên làm gì tiếp theo. Và, ôi trời, hai đứa nó tỏ vẻ sợ hãi. Chắc lúc đó mặt tôi trông ghê lắm. Mọi chuyện sẽ chẳng có gì nếu không đâu, một đứa con trai mặc đồ siêu nhân cắt dán từ bìa các-tông (theo trí nhớ của tôi thì là thế) đột nhiên nhảy ra, chỉ vào mặt tôi và hét “Đồ phù thủy xấu xa, mau tránh ra”. Tôi không nhớ rõ chính xác lúc đó mình đã làm gì. Chỉ nhớ khi mở mắt ra nhìn đã thấy đứa con trai đó đang ôm mũi khóc tu tu. Còn từ mũi nó thì chảy ra hai hàng nước màu đỏ thẫm. Mặc mọi người xung quanh nhốn nháo, la hét, tôi chỉ đứng yên một chỗ, trong lòng thấy thoải mái lạ thường. Đó có lẽ là giây phút, sự cục cằn đã nhen nhóm trong con người tôi.
Nói ra thì có hơi buồn cười. Vẻ bề ngoài với con người thật của tôi chả có gì ăn nhập với nhau. Nhìn hình thức, ai cũng nói tôi hiền kiểu dịu dàng, nhỏ nhẹ, rụt rè. Nhưng chẳng ai biết, tôi nhỏ tiếng là bởi vì tôi lúng túng khi giao tiếp với đồng loại. Bởi thế, nếu không phải đã quen từ trước, nhất định tôi sẽ không mở miệng ra bắt chuyện với người lạ. Trong mắt người lạ, tôi rất kiệm lời. Trong mắt tôi, tôi cũng là một kẻ khó gần. Khó gần và luôn đơn độc. Tôi luôn có một nỗi sợ, sợ mình sẽ vĩnh viễn mắc kẹt trong tình trạng này. Nhưng khi tôi ngỏ ý xin sự giúp đỡ, nói cách khác là khi tôi có dấu hiệu muốn mở lòng mình, đáng tiếc thay, thứ tôi nhận được chỉ là sự phũ phàng. Khi tôi biết bạn bè cũng gặp phải những vấn đề cá nhân chưa thể giải quyết, tôi đã thôi làm phiền tụi nó. Mà quả thực, tôi cũng rất hiếm khi kể lể nỗi lòng cho tụi nó nghe. Về căn bản, những đứa tôi thân cũng có phần nào tính cách giống tôi: không giỏi bộc lộ cảm xúc. Phàm là những con cá cùng kẹt trong lưới, làm thế quái nào có thể cùng giúp nhau thoát ra. Trong khi ngay cả cái lưới nằm ở đâu, nhiều lúc chúng tôi còn mù mờ không biết. Thế nên, tôi đã thử mở lòng với mẹ mình. So ra, con gái với mẹ vẫn dễ nói chuyện hơn là con gái với bố.
Nhưng có lẽ, số tôi không may mắn, hay nói đúng hơn là chưa từng may mắn để có thể than rằng “không may”. Giả sử, đứa đã có tiền lệ trong việc giao tiếp ngay từ nhỏ như tôi, được sống trong môi trường gia đình khác thì có lẽ tất cả đã là cục diện khác. Tôi không phủ nhận, rằng từ sớm tôi đã rất ghét con người. Suốt thời Tiểu học đến Trung học cơ sở rồi Trung học phổ thông, tôi phải sống trong những lời ghen ghét, đố kị, thậm chí là thóa mạ lẫn nhau giữa những cô em dâu, bác gái và mẹ tôi. Sự mâu thuẫn ngày nào cũng vô cùng căng thẳng, và trung tâm của vấn đề cũng chỉ xoay quanh việc đất cát tiền bạc. Đối với một đứa trẻ, suốt quãng thời thơ ấu chỉ bị xoay mòng mòng trong những lời lẽ ấy, với những con người ấy, liệu nó có thể lớn lên mà không hướng đến tiêu cực?
Nhưng tôi đã thực sự cố gắng kiềm chế phần ‘con' ấy ở bên trong mình. Bởi tôi biết, bố mẹ tôi xứng đáng có được một đứa trẻ là ‘người' chứ không phải ‘con'. Vì thế, tôi luôn cố gắng trở thành một đứa trẻ hoàn hảo, một học sinh giỏi và gương mẫu đúng quy chuẩn. Trong khi đám bạn đồng chang lứa mỗi lần đến kì họp phụ huynh là sợ són vó, thì tôi lại rất mong chờ. Bởi tôi biết, thế nào mình cũng được tuyên dương, không mặt này thì mặt khác. Chưa bao giờ tôi khiến bố mẹ phải lấn cấn vì việc học hành của mình, ít nhất là trong suốt 12 năm học. Nhưng có lẽ, quyết định và hành động hồi đó của tôi là sai lầm. Chẳng biết từ lúc nào, trong mắt bố mẹ tôi, tôi dần trở thành một đứa trẻ không-được-phạm-lỗi. Trong khi những đứa khác bằng tuổi được đi chơi với bạn, tôi bị cấm cửa. Bố mẹ luôn sợ tôi hư hỏng, lúc nào cũng dò hỏi về bạn bè của tôi. Nếu chúng nó học giỏi, ok tôi có thể tiếp tục kết bạn. Nhưng nếu chúng nó học hành làng nhàng thì đừng hòng dây dưa. Ban đầu, tôi cũng nghĩ là bố mẹ muốn tốt cho tôi. Lúc đó, tôi đã đủ lớn để nhận thức được sự nguy hiểm luôn rình rập ở ngoài xã hội. Cho nên, mặc dù có chút không can tâm, nhưng tôi vẫn chẳng phản kháng, vẫn lẳng lặng tuân theo ý muốn của bố mẹ. Nhưng rồi tôi ngày càng cảm thấy có điều gì đó không ổn. Chính xác là sự bức bối ở ngay trong chính ngôi nhà của tôi. Ngoài việc phải luôn sống trong môi trường đầy ắp sự cãi vã và ức chế tinh thần mà tôi đã nói ở trên kia, thì việc bố mẹ tôi suốt ngày làm việc túi bụi, không đủ thời gian dành cho tôi cũng khiến tôi thấy ngột ngạt. Rồi sau đó bắt đầu từ cấp hai, tôi có thói quen để đèn khi ngủ. Hồi nhỏ tôi là đứa bạo gan, không sợ ma chứ đừng nói đến sợ bóng tối. Hồi bé chỉ có uống thuốc với đủ loại viên xanh đỏ đắng nghét mới làm tôi vãi ra quần. Chứ khái niệm bóng tối vốn dĩ không hề có trong đầu tôi. Ấy vậy mà không biết từ lúc nào, tôi bắt đầu có cảm giác nghẹt thở khi mở mắt ra, khắp nơi đều là một màu đen như mực. Tôi sợ, chính bản thân tôi có thể cảm nhận được nhịp tim mình tăng cao khi ở trong bóng tối một mình. Không hiểu sao, nếu không để đèn ngủ, khi nhắm mắt lại, tôi sẽ gặp ác mộng. Ác mộng kinh khủng đến nỗi khiến tôi tỉnh giấc giữa đêm và rồi sáng hôm sau sẽ quên hết sạch.
Tôi sớm đã hiểu hoàn cảnh sống của bản thân là thế nào. Tôi không muốn trách bố mẹ mình. Tôi chỉ thấy giận chính bản thân đã nhu nhược chấp nhận tất cả sống qua ngày, hòng được yên thân. Và thế là tôi đóng vai một đứa trẻ cầu toàn trong học tập nhưng lại có vẻ khù khờ không hiểu chuyện. Chỉ khi ở bên đứa bạn thân nhất, tôi mới bộc lộ mình là kẻ hay đùa nhạt và hay nói chuyện phiếm. Còn ở bên cạnh bố mẹ tôi, điều duy nhất mà tôi có thể nói là việc học có tốt hay không, mai ăn gì, mai học đến mấy giờ rồi về. Những lúc tôi cảm thấy bế tắc trong mối quan hệ bạn bè, thầy cô, muốn nói gì đó với mẹ. Mẹ tôi luôn mào đầu bằng một câu “việc này mẹ cũng không biết, mày tự quyết định đi”. Tôi chán luôn chả buồn nói nữa. Hóa ra trong mắt mẹ tôi, việc tôi tâm sự với mẹ chỉ là để tìm kiếm giải pháp hoặc lời khuyên, chứ không đơn thuần chỉ là kể-ra-một-chuyện-gì-đấy. Tôi đã từng thử như thế vài lần, rồi tôi cũng nhụt chí. Trong những tháng ngày cấp 1 rồi cấp 2 ấy, tôi bắt đầu tự tưởng tượng ra một người bạn vô hình rồi tự trò chuyện. Thật thảm hại làm sao! Sự bế tắc của tôi dường như đã lên đến cực điểm. Nhưng không, hóa ra đấy vẫn chưa là gì so với những chuyện tiếp theo.
Lên lớp 9, tôi cảm nắng một cậu bạn. Hồi đó, tôi ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài, lúc nào cũng chỉ ru rú trong nhà, cho nên những rung động ấy thực sự rất ngây thơ. Rồi mẹ tôi biết chuyện, mẹ lồng lộn lên (xin lỗi phải dùng từ này, nhưng quả thực không còn từ nào khác để diễn tả đúng hơn) chì chiết tôi ngày qua ngày. Rằng tại sao tôi lại yêu đương sớm, tại sao không chú tâm học hành, tại sao và tại sao. Trong khi tôi vẫn ngù ngờ không hiểu mình đã làm gì. Tôi chỉ thích một cậu bạn, chứ chưa hề làm gì vượt quá giới hạn. Rồi mẹ tôi gọi điện kể lể than thở với hết bác này dì kia ở bên ngoại cho đến cả cô thuê nhà, mẹ cũng kể tuốt tuột. Nhưng với tôi, lại không hề nói một lời giải thích. Tôi thực sự cảm thấy chua xót và cay đắng khi bị chính những người trong gia đình đem ra làm trò cười. Mẹ tôi chỉ muốn trút bầu tâm sự, tôi hiểu. Đến tận thời khắc tôi đang đánh những dòng này, tôi vẫn hiểu. Vì mẹ không hề thay đổi thói quen ấy trong suốt nhiều năm. Và rồi, dù ngu ngốc đến cỡ nào, tôi cũng phải chấp nhận một sự thật rằng: mẹ không cần có tôi để tâm sự, mẹ đã có rất nhiều người sẵn sàng lắng nghe mẹ. Còn tôi, tôi chỉ có một mình. Luôn là như thế.
Kể từ giây phút đó, tôi đã không còn tin vào bất kì ai, ngoài bản thân mình. Cho đến khi đứng ở giữa bước ngoặt cuộc đời, tôi vẫn chỉ có một mình. Lần thi Đại học đầu tiên, tôi đỗ vào một trường khá có tiếng trong việc dạy ngôn ngữ ở Hà Nội, bố mẹ tôi vui lòng, nở mày nở mặt với họ hàng và làng xóm. Nhưng không quá nửa năm, tôi đã đánh bay niềm tự hào đó. Tôi bỏ ngôi trường đáng mơ ước kia, bắt tay vào ôn thi khi kì thi Đại học chỉ còn cách 4 tháng. Tôi tự cảm thấy mình điên rồ. Cho đến bây giờ nghĩ lại, tôi vẫn thấy mình liều lĩnh và điên rồ. Nhưng tôi lại chưa từng hối hận về quyết định ấy. Đó là lần đầu tiên tôi phản kháng, cũng là lần cuối cùng gò mình vào khuôn mẫu một đứa trẻ hoàn mĩ. Đương nhiên tôi và bố mẹ nảy sinh mâu thuẫn. Nhưng đó là lúc tôi đủ lớn để hiểu, không ai sống thay cuộc đời tôi ngoài bản thân tôi. Và, có lẽ đúng như người ta vẫn thường nói, khi bạn quyết tâm, quyết tâm đến cùng để làm một việc gì đó, bạn rốt cuộc cũng đạt được. Tôi đỗ Đại học lần 2, vào một ngôi trường không mấy danh tiếng, cách nhà 30 phút đi xe. Nhưng tôi hài lòng, vậy là đủ.
Trong cái lúc tôi ngỡ mọi chuyện thế là ổn thỏa thì sóng gió lại ập tới. Lần này, nó âm ỉ, thầm lặng mà nuốt chửng tôi. Bố mẹ dần nhận ra tôi có gì khác so với bạn bè cùng tuổi. Tôi không thích ra ngoài chơi, cũng không thích tụ tập, lại càng không có hứng thứ với mua sắm quần áo và trang điểm (dù tôi là con gái). Tôi chỉ quanh quẩn hết học đến làm vài việc nhà lặt vặt, rồi ngồi gõ chữ trên điện thoại. Không phải tôi không thích đi chơi. Mà là suốt quãng thời gian dài ở trong nhà, tôi đã sinh ra loại cảm giác an toàn không muốn phá bỏ. Còn bố mẹ tôi thì không hiểu điều đó. Cho nên bố mẹ bảo có phải tôi bị tự kỉ hay trầm cảm không? Và bắt đầu thuyết giáo tôi. Bắt đầu là mẹ, luôn luôn là mẹ. Bởi bố tôi kiệm lời và chỉ nghe theo mẹ tôi. Cho nên nếu có nảy sinh mâu thuẫn, thì chỉ có giữa tôi và mẹ. Ban đầu, tôi còn muốn giải thích. Nhưng lâu dần, tôi đã chán đến độ chỉ biết nghe mà lại tiếp tục nuôi dưỡng con người cục cằn. Dần dần, có vẻ như tôi càng ngày càng không kiểm soát được sự cục cằn đó. Nhất là khi lên Đại học. Sự vỡ mộng lần thứ n về mối quan hệ giữa bạn bè, thầy cô khiến tôi càng thêm căm ghét con người. Rồi từ trường quay về nhà, tôi lại tiếp tục nghe thêm những lời trách móc của mẹ. Nhiều khi chỉ từ những việc rất vụn vặt, từ cái chổi, cọng rau,...cũng thành cãi vã. Mẹ tôi thì là kiểu người nắm quyền quyết định trong nhà, cho nên mẹ không bao giờ nhận sai về mình. Đối với tôi, lại càng không có sự tha thứ. Cho nên khi tôi quá lời với mẹ, mẹ chỉ xoáy vào sự quá lời đó mà quên đi căn nguyên xuất phát từ sự lầm lẫn của mẹ. Số là tôi cứ đến kì liền đau bụng dữ dội. Đau âm ỉ suốt hàng mấy ngày, rất khó chịu trong lòng và chỉ muốn chết quách cho rồi. Đương lúc như thế, lại còn nhằm ngay lúc tôi vừa vác xác từ trường về, đang ngồi thở, mẹ tôi hùng hổ bước ra từ nhà tắm, liến thoắng mắng tôi là: đồ nghiện điện thoại, cứ bảo uống thuốc mà có thấy uống đâu, vẫn còn nguyên. Bố tôi chả biết đầu cua tai nheo ra làm sao, đã vội hùa theo mẹ mắng tôi xối xả. Đã sẵn cơn khó chịu trong người, tôi nói oang oang lên rằng một hộp có ba vỉ thuốc và tôi đã uống hết một vỉ rồi, mẹ chẳng biết gì nhưng vẫn cứ đổ oan cho tôi. Nhưng trong lúc cơn cục cằn trào dâng, đúng thật tôi có quá lời một câu. Và cũng chính cái câu quá lời đó, mẹ tôi nhận định tôi là một đứa hư đốn, không ra gì. Tôi đã quá mệt mỏi, quá chán nản với cái thành lũy cuối cùng này của mình. Tôi biết bố mẹ tôi không hoàn hảo, cũng có lúc mắc sai lầm. Cho nên tôi không muốn trách móc bất cứ điều gì. Tôi chỉ mong, bố mẹ cũng hãy nhìn tôi bằng con mắt ấy. Rằng tôi không hoàn hảo, cũng có sai lầm. Nhưng có vẻ như, mong đợi của tôi chỉ là hão huyền. Tôi vĩnh viễn phải là đứa trẻ không-được-phạm-lỗi, răm rắp nghe theo bố mẹ.
Đã quá mệt mỏi!
20/9/2018