Tận dụng của phế liệu làm đồ dùng dạy học cho trẻ

phelieusatthep

Thu mua sắt phế liệu giá cao Thành Minh
Tham gia
27/10/2016
Bài viết
0
Tận dụng của phế liệu làm đồ dùng dạy học cho trẻ
Với tấm lòng yêu nghề và yêu trẻ, sự sáng tạo, bàn tay khéo léo, các cô giáo mầm non tỉnh Nghệ An đã "biến" phế liệu mua tại cửa hàng thu mua phế liệu đồng,sắt,nhôm,inox,nhựa ... trở thành những sản phẩm đồ dùng, đồ chơi phục vụ công tác dạy và học thêm sinh động và lý thú.

1d50195c1b4d710d3c70fbf142f6940c.jpg


Đến lớp học của các cháu Trường mầm non Trung Thành, huyện Yên Thành, chúng tôi được xem bộ đồ chơi đa sắc mầu, độc đáo gồm những chữ cái, con số, con vật, củ quả, bức tranh… từ những hòn đá cuội, đá ngô, sỏi trắng ngộ nghĩnh, đáng yêu. Bộ đồ chơi bằng đá được sử dụng vào tất cả các chủ đề trong chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non như tô mầu, kể chuyện sáng tạo, học toán… Ngoài ra, đây còn là vật dụng trang trí góc lớp học, thêm sinh động.

Hiệu trưởng Trường mầm non Trung Thành cô giáo Nguyễn Thị Hường, cho biết: “Dạy trẻ ở lứa tuổi mầm non không giống với các bậc học khác. Chẳng hạn khi dạy trẻ học đếm từ 1 đến 10, giáo viên phải làm vài chục bộ đếm số, theo số lượng học sinh. Nếu chờ kinh phí hỗ trợ mua sắm thì không biết bao giờ mới đủ. Vì vậy, việc nhân rộng phong trào làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự làm là một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ, cũng là cách để khơi dậy tinh thần sáng tạo, lòng yêu nghề của các cô giáo đối với trẻ”.

Được tận mắt nhìn những con voi, chú thỏ, đàn gà, cá, tôm, cua ngộ nghĩnh làm từ lá ngô, mo cau, ống tre... mới thấy hết sự sáng tạo của cô giáo cắm bản điểm trường lẻ bản Lũng, thuộc Trường Mầm non Tam Thái, huyện Tương Dương.

Đáng chú ý, mặc dù đời sống người dân vùng sâu, vùng xa nơi đây còn nhiều khó khăn, nhưng khi được nhà trường phổ biến về ý nghĩa thiết thực của đồ dùng, đồ chơi, thì nhận được sự ủng hộ nhiệt tình quyên góp vật liệu sẵn có như: mét, nứa, tranh… để làm mô hình nhà sàn, làm các vật dụng sinh hoạt, lao động truyền thống như mâm cơm đan bằng mây, ghế mây... Ông La Văn Khơi ở bản Lũng phấn khởi: Trẻ nhỏ bây giờ ít biết về trò chơi dân gian ném còn, “tò mạc lẹ” (đánh đáo), việc trường học làm mô hình đồ chơi dân gian đã giúp con em trong bản thêm hiểu, yêu quý và tiếp tục giữ gìn những giá trị truyền thống tốt đẹp của cha ông”.
 
×
Top Bottom