Tầm quan trọng của quản trị nhân sự trong hệ thống

letra

Banned
Tham gia
3/6/2015
Bài viết
0
Tầm quan trọng của quản lý nhân sự trong doanh nghiệp

Người xưa gọi quản lý nhân sự là thuật dùng người và khẳng định: Người lãnh đạo làm nên sự nghiệp chính là ở chỗ biết dùng người. Bác Hồ đã dạy: Mọi việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém. Nghị quyết hội nghị TW 3 khóa VIII tiếp tục khẳng định: “… Cán bộ là nhân tố quyết định thành bại của cách mạng, …”.



Quản trị nhân sự là gì.

Quản trị nhân sự hay còn gọi là quản lý con người. Ta biết rằng tổ chức là một tập hợp gồm rất nhiều cá nhân, gồm nhiều tính cách, thói quen, năng lực đa dạng,khác nhau. Liệu rằng khi tập trung tất cả những điều đó lại vào một tổ chức có xảy ra mâu thuẫn không? Chắc chắn là có. Vậy quản trị nhân sự là gì?

Quản trị nhân sự hay quản lý con người trong một tổ chức là cả một quá trình xây dựng và thực hiện các hành động- những cái tác động đến nhân viên để khơi gợi và sử dụng hiệu quả trình độ và khả năng của mọi cá nhân nhằm giúp tổ chức đạt được thành công, đạt được mục tiêu đề ra , tuy nhiên phải đảm bảo rằng lợi ích của từng cá nhân phải đảm bảo, hài hòa với lợi ích của tổ chức

Ý nghĩa của quản lý nhân sự trong doanh nghiệp

Quản lý nhân sự có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý chung các hoạt động của một doanh nghiệp:

§ Giúp nhà quản lý nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố con người trong hoạt động của doanh nghiệp.

§ Nhà quản lý tìm được cách đối sử của tổ chức với người loa động.

§ Giúp nhà quản lý đánh giá được sự thực hiện công việc của nhân viên.

§ Xây dựng và quản lý hệ thống thù lao lao động.

§ Thiết lập và áp dụng các trính sách, phúc lợi, phụ cấp, bảo hiểm xã hội.

Tầm quan trọng của quản lý nhân sự.

Yếu tố giúp ta nhận biết được một tổ chức hoạt động tốt hay không hoạt động tốt, thành công hay không thành công hay không thành công chính là lực lượng nhân sự của nó, những con người cụ thể với tấm lòng nhiệt tình và óc sang tạo. Mọi thứ còn lại như: Máy móc thiết bị, của cái vạt chất, công nghệ kỹ thuật đều có thể mua được, học hỏi được, sao chép được, nhưng con người thì không thể. Vì vậy có thể khẳng định rằng quản lý nhân sự có vai trò thiết yếu đối với sự tồn tại và phát triển của tổ chức.


§ Quản lý nhân sự là chức năng cơ bản của người lãnh đạo

Quản lý nhân sự là chức năng cơ bản và năng lực cần có của người lãnh đạo, là tiêu chí quan trọng đánh giá độ chín chắn và trưởng thành của người lãnh đạo. Bởi vậy, người lãnh đạo cần phải coi trọng công tác quản lý nhân sự, phải giỏi dùng người mới thật sự lãnh đạo được đúng đắn, mới là người biết nắm cốt lõi của công tác lãnh đạo.

§ Quản lý nhân sự là điều kiện quan trọng để lãnh đạo có hiệu quả

Có thể liệt kê khá nhiều việc thuộc chức trách của người lãnh đạo, nhưng điều quan trọng nhất vẫn là quyết định và dùng người. Quyết sách là tiền đề của quản lý nhân sự, còn quản lý nhân sự là bảo đảm cho việc thực hiện quyết sách. Cán bộ như trưởng phỏng, tổ trưởng,.. là người dẫn đầu thực hiện các quyết sách của người lãnh đạo, là người triển khai cụ thể việc thực hiện các quyết định của người lãnh đạo, là người xử lý các vấn đề nảy sinh trong khi thực hiện các quyết định. Các quyết định của người lãnh đạo được quán triệt, thi hành chủ yếu thông qua đội ngũ cán bộ các cấp; bởi vậy, nếu thiếu vai trò của tổ chức, cán bộ thì không thể thực hiện được quyết định của người lãnh đạo

§ Quản lý nhân sự là nhân tố then chốt thành bại của người lãnh đạo

Sau khi có quyết định đúng, thì cán bộ là nhân tố quyết định. Điều đó vạch rõ vị trí, vai trò của công tác nhân sự, nói rõ sự nghiệp của người lãnh đạo thành, bại liên quan đến việc dùng người. Ngay từ thời cổ, việc dùng người đã là nhân tố quyết định sự hưng vong của quốc gia, sự thành bại của các nhà quân sự.

Sự thành công vượt bậc của nền kinh tế, kỹ thuật Nhật Bản trong thế kỷ 20 được đánh giá là do đã tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của văn minh phương Tây phù hợp với văn hóa Nhật, đặc biệt là những nhà lãnh đạo Nhật đã đặt “vấn đề con người” vào trung tâm của sự chú ý, họ có những chính sách, biện pháp cụ thể tác động đến người lao động, tạo nên thái độ tích cực của họ đối với sản xuất, đối với công ty, hết lòng vì sự thành công của công ty, vì sự hùng cường của nước Nhật.

Năm 1992 người ta đã trao giải thưởng Nobel kinh tế cho GS. Gary Backer vì công trình mang tính lý thuyết về “Vốn con người” (The Human capital). Ông đề nghị: Các công ty nên đầu tư hợp lý cho chăm lo sức khỏe, giáo dục-đào tạo, nâng cao trình độ người lao động để đạt năng suất cao

(ST)

Tìm hiểu các khóa học nhân sự tại Eduviet.vn

Mọi thắc mắc và hỗ trợ tư vấn xin vui lòng liên hệ:


Tổ chức Tư vấn Giáo dục Việt Nam - EduViet Corporation

Phone: 098.909.6565– Ms. Trà- Phòng đào tạo

Email: tralth@eduviet.vn
 
×
Quay lại
Top Bottom