Tâm lý học là gì?

Pagodasto

Thành viên cấp 2
Thành viên thân thiết
Tham gia
11/6/2013
Bài viết
12.016
Khi nói về tâm lý học, mọi người thường nghĩ về những bệnh rối loạn tâm thần hay điều trị tâm lý. Cho dù Tâm Lý Học Lâm Sàng (Clinical Psychology) là một phân ngành quan trọng mang tính thực tiễn cao, nó cũng chỉ là một trong rất nhiều phân ngành nhỏ của Tâm Lý Học.

Tâm lý học là sự nghiên cứu của các quá trình tâm thần và hành vi cá nhân, trong đó phân nhánh trong các chủ đề khác nhau như hành động (action), nhận thức (awareness), sự chú ý (attention), so sánh (comparative), phát triển (developmental), cảm xúc (emotion), sự tiến hóa (evolutionary), ngôn ngữ (language), bộ nhớ (memory), khoa học thần kinh (neuroscience), các giác quan – nhận thức (sensory & perception), xã hội (social), nhân cách và sự khác biệt cá nhân (personality and individual differences).

Theo Handbook of Psychology, các phân ngành chính của Tâm lý học bao gồm:

Biological Psychology (Tâm lý sinh học): Ngành học áp dụng kiến thức sinh học để nghiên cứu về ảnh hưởng của sinh lý, gen và sự phát triển sinh học lên hành vi của con người và các động vật khác. Các chủ đề ví dụ bao gồm: hành vi có động lực sinh học (từ sự đói khát và t.ình d.ục), trí nhớ và sự tiếp thu kiến thức, tình cảm, hội chứng sợ hãi thái quá (“phobia”), v.v.

Experimental Psychology (Tâm lý học thử nghiệm): Ngành học có sự kết hợp nhiều lĩnh vực trong tâm lí học như ngôn ngữ, trí nhớ, suy nghĩ, tiếp nhận kiến thức, nhận thức, sự chú ý, sự tỉnh táo, động lực, tình cảm, xã hội, v.v., tập trung vào việc tìm ra những quá trình dẫn tới nhận thức và hành động.

Personality and Social Psychology (Tâm lý tính cách và xã hội học): ngành học về tính cách con người và các vấn đề xã hội. Các chủ đề ví dụ bao gồm: các dạng thiết lập mối quan hệ tình cảm (personality), sống trong môi trường phù hợp với tính cách thì dễ hạnh phúc hơn (personality), người gốc Phi thường có cảm giác tự tin hơn về bản thân so với người gốc Á hay gốc Âu (social), dự đoán mức độ thành công trong tương lai của trẻ em trong trại mồ côi (social), v.v.

Developmental Psychology (Tâm lý học phát triển, còn được gọi là Tâm lý học con người – Human Psychology): ngành học về những thay đổi có hệ thống trong tâm sinh lý và nhận thức của con người trong suốt cuộc đời họ. Các chủ đề ví dụ bao gồm: kĩ năng sống, cách giải quyết vấn đề, lương tâm đạo đức, sự tiếp nhận ngôn ngữ, sự hình thành nhân cách, v.v. ở các giai đoạn phát triển khác nhau của con người (trẻ sơ sinh, vị thành niên, người lớn, người già)

Educational Psychology (Tâm lý học giáo dục): ngành học về cách con người tiếp nhận kiến thức trong môi trường giáo dục, tính hiệu quả của những giải pháp giáo dục, tâm lý học giảng dạy, và tâm lí học xã hội trong phạm vi trường học.

Clinical Psychology (Tâm lý học lâm sàng): ngành học có sự kết hợp của kiến thức khoa học, học thuyết và bệnh tật nhằm tìm hiểu, phòng tránh và giải toả tâm trạng buồn bực và hoạt động sinh lý bất bình thường dựa trên cơ sở tâm lí, đồng thời đẩy mạnh sự phát triển lành mạnh của con người. Các chủ đề ví dụ bao gồm: tâm lý liệu pháp (psychotherapy) và đánh giá mức độ tâm lý (psychological assessment).

Health Psychology (Tâm lý học sức khoẻ): ngành học về ảnh hưởng của yếu tố sinh học, tâm lý, môi trường và văn học đến bệnh tật và sức khoẻ con người. Các chủ đề ví dụ bao gồm: tình trạng nghiện thuốc phiện, rượu bia, sự tự bỏ đói (“anorexia”), hiện tượng móc họng liên tục sau khi ăn (“bulimia”) vì bị ám ảnh bởi thân hình ốm hoàn thiện, sự béo phì, v.v.

Assessment Psychology (Tâm lý học đánh giá): ngành học về cách đánh giá toàn diện một con người dựa trên những kiểm tra về mặt tâm lý. Các chủ đề ví dụ bao gồm: tính cách bình thường và bất thường, trí thông minh, thái độ, sở thích, v.v.

Forensic Psychology (Tâm lý học toà án): ngành học có sự kết hợp giữa tâm lí học và hệ thống luật pháp nhằm kiểm tra tính xác thực trong toà án. Các chủ đề ví dụ bao gồm: kiểm tra tính xác thực của nhân chứng, ảnh hưởng của tâm lí học lên những người điều hành luật pháp, tội phạm và nhân chứng, v.v.

Industrial and Organizational Psychology (Tâm lý học tổ chức và công nghiệp): ngành học về người lao động và cách tổ chức của cơ sở lao động nhằm cải thiện khả năng và hiệu quả sản xuất của nhân công. Các chủ đề ví dụ bao gồm: nâng cao thái độ và hiệu quả làm việc qua các chương trình huấn luyện, hệ thống ý kiến phản hồi (“feedbacks”), v.v.

Tuy nhiên cần phải lưu ý: không có ranh giới rõ ràng giữa các phân ngành nhỏ. Một chủ đề có thể là đối tượng nghiên cứu của nhiều phân ngành, ví dụ chủ đề dự đoán mức độ thành công trong tương tai của trẻ em mồ côi vừa có thể là đối tượng của cả Personality/Social Psych, Development Psych và Educational Psych.

Tâm lý học phương Tây thì khác gì với tâm lý học Việt Nam?

Tâm lý học hiện đại tại các nước phương Tây dựa vào khoa học. Nó có thể được xem là một môn khoa học xã hội (social science), và trong vài trường hợp khác nó được xem là một môn khoa học nhân sinh (life science). Điều này được phản ánh trong trong những phương pháp nghiên cứu trong bộ môn tâm lý học, trong đó việc sử dụng những phương pháp thống kê (statistical methods) thường được chú trọng. Bạn cho rằng bệnh nhân nói chuyện với người thân hai tiếng một ngày sẽ giúp bệnh nhân giảm áp lực – bạn cần phải chứng minh bằng số liệu; bạn cho rằng người châu Á bị áp lực với điểm số nhiều hơn người châu Âu – bạn cần phải chứng minh bằng số liệu; bạn cho rằng ABC là XYZ – bạn cần phải chứng minh bằng số liệu.

Tại Hoa Kì, tâm lý học gần như loại bỏ hoàn toàn các nghiên cứu về ngành phân tâm học (Psychoanalysis) do Freud đề xướng trong khi tâm lý học tại Việt Nam vẫn còn đang giảng dạy phân ngành này. Sự khác biệt này có thể lý giải bằng sự khác biệt văn hóa. Phân tâm học khá gần gũi với văn hóa Việt Nam: cả hai đều xem trọng quá khứ, xem nguồn cội là nền tảng lý giải cho mọi việc diễn ra trong ngày hôm nay và tương lai. Trong khi đó, văn hóa Mỹ, tuy có xem trọng quá khứ thế nhưng không xem đó là điều kiện kiên quyết dẫn đến thành công. Một ví dụ điển hình là niềm tin về “ước mơ Hoa Kì” – American Dream: mọi người không phân biệt tầng lớp xuất thân đều có thể thành công nếu cố gắng phấn đấu. Bên cạnh đó, tâm lý học tại US rất xem trọng số liệu, họ chỉ tin những gì có thể chứng minh. Những giả thuyết của Freud, ví dụ như về giấc mơ, không thể chứng minh. Chính vì vậy, phân tâm học chỉ còn là một chủ đề giảng dạy để tham khảo chứ không còn đối tượng để nghiên cứu tại Mỹ.

Tâm lý học tại Việt Nam chủ yếu tập trung về tâm lý học đường (educational psychology), tư vấn (clinical psychology), chữa bệnh tâm thần (abnormal psychology) và đi theo hướng áp dụng thực tiễn. Trong khi đó, tâm lý học tại phương Tây bao gồm nhiều phân ngành nhỏ đa dạng hơn. Một số hướng đi theo chuyên ngành Tâm lý tại Mỹ bao gồm nghiên cứu và giảng dạy (research & teaching), giáo dục (educational), lâm sàng và y tế (clinical & health), tổ chức (organisational) và tác động giữa con người và công nghệ (human-computer interaction) v.v.

Nguồn Vietspy.com
 
×
Quay lại
Top Bottom