'Tạm dừng học': Trẻ háo hức, người lớn giãy nảy

Monmunmon

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
1/1/2012
Bài viết
4.527
Dù chưa thành phong trào rầm rộ, nhưng dần dần nhiều người biết hơn về xu hướng "gap year" bởi vì những người từng trải nghiệm đều thấy quý thời gian đó và không hối tiếc.

Thủ khoa trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm nay là thí sinh Nguyễn Thành Trung, học sinh trường THPT Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An.

Trung đạt tổng điểm 29,75 và được làm tròn thành 30 điểm. Trung gây bất ngờ cho nhiều người khi tiết lộ “quá khứ” – năm 2012 từng thi đỗ vào khoa Toán, trường ĐH Sư phạm Hà Nội với số điểm 26,5, nhưng sau 2 tháng học đã quyết định nghỉ, về nhà ôn thi lại khi nhận ra môi trường học không phù hợp với bản thân, và giảng dạy không phải là nghề mà em thích thú.

Với học sinh các nước, đặc biệt là giới trẻ châu Âu, Mỹ, khái niệm về “gap year” - năm ngắt quãng - không còn xa lạ. Đây là tên gọi của việc khi các bạn trẻ vừa tốt nghiệp trung học hoặc đại học quyết định dành một khoảng thời gian trống (gap), đù dài (thường là một năm – year), mục đích là tích lũy kinh nghiệm sống và định hình cuộc sống sau này.


ImageHandler.ashx

Huyền Chip- cô gái đi 25 nước. Ảnh chụp trên núi Andes ..

Cửa ải khó

Trên một diễn đàn thảo luận về gap year, một thành viên đã kể câu chuyện hụt gap year như sau:

Phụ huynh hỏi rằng “Mày muốn làm gì trong một năm?”. Đáp: Con đi volunteer. Hỏi: Mày nghỉ thì bị bắt quân sự rồi sao? Đáp: Con trốn biệt tăm thì ai bắt. Hỏi: Mày không học hành gì à? Đáp: Con sẽ tự học thêm trong thời gian làm tình nguyện. Hỏi: Mày ... điên à? Đáp: Đương nhiên không --> Thôi đi học đại học đi con.

Quyết định từ bỏ ngành học không yêu thích của Nguyễn Thành Trung được xem như cú sốc đối với cả gia đình.

Trung chia sẻ những ngày tháng “khó khăn” sau khi phải đối mặt với gia đình, bạn bè:

Bố mẹ em đã phát hoảng. Mọi người trong gia đình khuyên em không được đã la mắng. Bạn bè của em cũng phản đối, thậm chí một số bạn còn cho rằng em… bị hâm khi bỏ lỡ một cơ hội tốt. Bố mẹ em cho rằng hành động nghỉ học của em là điên rồ, là khác người nên em áp lực trong em thời điểm đó khá lớn. Khoảng 2 tuần đầu, đã có những lúc em bị stress do quá căng thẳng”.

Khoảng hơn 1 tháng sau, thấy Trung có quyết tâm và nghị lực, bố mẹ em cũng dần cũng hiểu. Thời gian ở nhà, mỗi ngày em dành khoảng 6 đến 8 tiếng để học tập, thời gian rảnh còn lại phụ giúp việc nhà.

Nguyễn Gia Ngọc, hiện là sinh viên trường ĐH Ngoại thương TPHCM, khi gap year 2 năm cũng phải… âm thầm tự nghỉ.

Có thể nói, ở Việt Nam, hầu hết học sinh và đặc biệt là phụ huynh khó có thể tưởng tượng sau khi tốt nghiệp THPT con mình ở nhà, “đi chơi” cả năm trời, trừ trường hợp bất đắc dĩ là vì… trượt đại học.


ImageHandler.ashx

Phạm Anh Thư,đang học năm thứ 2 trường đại học Mount Holyoke College (Massachusetts), chuyên ngành Tâm lý học cũng đã từng dừng học một năm..

Từ chối một cơ hội để kiếm nhiều cơ hội


“Gap year” là thời gian khoảng một năm (thông thường sau khi tốt nghiệp THPT) dành cho các hoạt động cộng đồng để bổ sung kinh nghiệm sống.

Vào những năm 1960, phong trào này lan rộng tại Vương quốc Anh và thuật ngữ này cũng lần đầu tiên xuất hiện tại đây vào năm 1972 bởi GAP Activity Projects (Dự án hành động GAP, ngày nay là Lattitude Global Volunteering).

Vào thời điểm này, sinh viên thường du lịch kết hợp làm từ thiện trong kỳ nghỉ.

Tháng 4/2009, chính phủ Đan Mạch đã đề ra một Luật mới dành ra một khoản tiền thưởng thêm cho những sinh viên tham gia hoạt động này trong một năm.

Năm 2010, trên toàn nước Anh có đến hơn 100 nghìn bạn trẻ quyết định gap year. Con số này của năm 2005 mới là hơn 50 nghìn.

Mỗi năm ở Nga có hơn 30 nghìn bạn trẻ độ tuổi 18, 19 đi “gap year”.



Ở Mỹ, các trường đại học như Princeton University, Harvard University, Amherst College, Massachusettes Institute of Technology và Reed College luôn đưa nhiều chính sách hỗ trợ sinh viên khi họ phải hoãn việc nhập học cho kỳ gap year.

Úc là quốc gia luôn nằm trong “Top Offers” đối với “dân” gap year, đồng thời cũng là một trong những quốc gia có số lượng cựu học sinh đi gap year lớn nhất.

Website www.gapyear.com là một trong những trang web có tiếng nhất về các thông tin liên quan đến hoạt động này. Theo bình chọn của trang web này, Việt Nam là một trong những địa điểm được dân gap year ưa thích.



Dù chưa thành phong trào rầm rộ như các bạn cùng trang lứa ở châu Mỹ, châu Âu nhưng, hiện nay số lượng những bạn trẻ Việt Nam lựa chọn trải nghiệm gap year ngày càng tăng qua mỗi năm.


Điều này cho thấy rằng, bên cạnh việc lĩnh hội tri thức, giới trẻ Việt Nam cũng không để mình tụt hậu trong việc tiếp cận các xu thế sống lành mạnh, hữu ích của thế giới. Dần dần nhiều người biết hơn về xu hướng này bởi vì những người từng đi gap year đều thấy quý thời gian đó và không hối tiếc.

Trần Bá Khôi Nguyên - sinh viên năm thứ hai trường ĐH Duke University (bang North California), đã từng được 11 trường ở Mỹ nhận học, có nhiều trường có học bổng toàn phần - thì có đến hai năm gap year ở Việt Nam với các hoạt động như dạy tiếng Anh cho trẻ em nghèo ở Bến Tre, cứu trợ bão ở Tây Nguyên, cứu trợ hạn hán ở Hà Giang…

Diêm Anh Thư, cô nữ sinh lớp 12 hai năm trước đây của Trường Lê Hồng Phong vẫn chưa xác định con đường sau khi tốt nghiệp cấp ba của mình ra sao.

Được nghe nói đến “gap year”, Thư đã dành ra một năm để chuẩn bị, gồm trau dồi khả năng tiếng Anh, chuẩn hóa bộ hồ sơ. Mặt khác, Thư cũng tham gia các hoạt động ngoại khóa vì môi trường, làm từ thiện, học đàn… “Chính những việc như thế đã làm cho tôi hiểu biết hơn về cuộc sống quanh mình và cũng làm đầy hơn bộ hồ sơ để gây được sự chú ý đối với các trường học mà tôi nộp đơn” - Anh Thư cho biết. Năm 2012, Thư được 6 trường ĐH Mỹ nhận vào học.

Nguyễn Gia Ngọc sau 2 năm gap year cũng nhận được học bổng 50 nghìn USD của trường ĐH Saint John (Mỹ) và tiếp tục thi đỗ vào Trường ĐH Ngoại thương TPHCM.

Theo VietNamNet
 
×
Quay lại
Top Bottom