- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Văn bản quy định phải đánh máy đúng và chuẩn cứ ngỡ đương nhiên như chuyện viết trăm chữ phải đúng cả trăm. Nhưng hóa ra đó là chuyện khác hẳn, đặc biệt là khi nghề đánh máy không được coi trọng. Hệ quả là khi một văn bản “có vấn đề”, người ta có thể đổ thừa cho cái máy hay do “kỹ năng kém” của nhân viên. Vì thế, nếu học sinh được đào tạo để biết các kỹ năng “gõ phím” chuyện nghiệp và thành thạo ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, thì những chuyện đổ lỗi… đánh máy sai trong những văn bản quan trọng sẽ không còn xảy ra thường xuyên như thời gian vừa qua.
Tại phương Tây, khi máy tính hay máy chữ mới xuất hiện, công việc đánh máy đã từng mang lại doanh thu khá cao, có giá trị trên thị trường. Vì vậy, nhiều phụ nữ kiếm sống bằng việc đánh máy thuê, nhiều công ty có bộ phận đánh máy riêng, các giám đốc thuê riêng thư ký đánh máy để viết hoặc trả lời thư tín. Các học sinh khi tham dự một hoặc hai khóa học đánh máy sẽ được cấp một tín chỉ, rất dễ tìm việc.
Tuy nhiên, theo đánh giá của tờ Worthwhile , ngày nay hầu hết học sinh cấp 3 đều biết những kiến thức cơ bản về bàn phím nên đây mặc nhiên được coi là kỹ năng thông dụng ai cũng phải biết. Chưa kể, bàn phím đã đi vào cuộc sống con người hiện đại, nên không ai coi nó là một thứ “phải học” mà nghiễm nhiên kỹ năng này được coi như tương đương với hoạt động ăn, ngủ, thắt cravat và trang điểm mỗi ngày.
Giả sử, nếu có một môn dạy đánh máy trong trường thì nó sẽ dễ bị đánh giá là môn buồn tẻ nhất, cho dù trong thực tế có một số trò chơi như “spacebar invaders” hoặc “keyboard revolution” khá hấp dẫn.
Nhưng chính vì suy nghĩ này mà đáng lẽ, với sự phát triển của công việc cần đến bàn phím nhiều như hiện nay, học sinh cần phải được học các kỹ năng cơ bản để có thể thao tác nhanh tới 80 chữ/phút ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Nhưng đáng tiếc là môn tin học trong nhà trường hiện nay chỉ là giờ học sinh được… chơi điện tử nhiều nhất nên được các em… rất mong chờ, mà không hiểu rằng mình đang lãng phí thời gian và trí tuệ cho một môn học có thể giúp ích cho các kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao nâng suất lao động, điều mà ngay chính nhà trường lẫn các thầy cô cũng không để ý tới.
Bởi sẽ rất ít học sinh ra trường nghĩ rằng, mình sẽ làm nghề đánh máy, trong khi ở mọi tòa nhà văn phòng, công sở đều cần đến những con người này? Nếu có kỹ năng đánh máy chuyên nghiệp ngay từ khi còn ngồi ghế nhà trường thì việc một nhân viên đánh máy bị đổ lỗi… đánh máy sai với các văn bản quan trọng ít có cơ hội xảy ra. Và đương nhiên, những sai sót trong chính nội dung và ý nghĩa văn bản sẽ không còn trốn đằng sau lý do vô thưởng vô phạt: “lỗi đánh máy”. Và từ thực tế này, chúng ta mới ngạc nhiên tự hỏi: Sao trường không dạy kỹ năng “gõ bàn phím” nhỉ?. Có lẽ đây lại là một “lỗ hổng” mới cho mắt xích phát triển của ngành giáo dục.
Hơn nữa, tại Việt Nam, việc đổ lỗi này còn khiến dư luận tự hỏi, sao một nhân viên thiếu kỹ năng văn phòng sơ đẳng như thế mà cũng được vào làm việc tại những Bộ ngành quan trọng, tiếp xúc với các văn bản rất quy chuẩn là sao. Phải chăng ở đây không phải là lỗi ở đánh máy mà là… lỗi ngay từ khâu chọn người.
Tại Việt Nam, “lỗi đánh máy” không chỉ xuất hiện trên truyền thông (truyền hình, báo giấy, báo điện tử) mà còn xuất hiện trong sách giáo khoa (vở luyện tập tiếng Việt,), trong đề thi, trong văn bản in hàm lượng sữa (Danlait). Và mới đây, còn thêm một lỗi nữa, “lỗi in ấn” trong công văn của Bộ Xây dựng
Theo songmoi.vn
Tại phương Tây, khi máy tính hay máy chữ mới xuất hiện, công việc đánh máy đã từng mang lại doanh thu khá cao, có giá trị trên thị trường. Vì vậy, nhiều phụ nữ kiếm sống bằng việc đánh máy thuê, nhiều công ty có bộ phận đánh máy riêng, các giám đốc thuê riêng thư ký đánh máy để viết hoặc trả lời thư tín. Các học sinh khi tham dự một hoặc hai khóa học đánh máy sẽ được cấp một tín chỉ, rất dễ tìm việc.
Tuy nhiên, theo đánh giá của tờ Worthwhile , ngày nay hầu hết học sinh cấp 3 đều biết những kiến thức cơ bản về bàn phím nên đây mặc nhiên được coi là kỹ năng thông dụng ai cũng phải biết. Chưa kể, bàn phím đã đi vào cuộc sống con người hiện đại, nên không ai coi nó là một thứ “phải học” mà nghiễm nhiên kỹ năng này được coi như tương đương với hoạt động ăn, ngủ, thắt cravat và trang điểm mỗi ngày.
Giả sử, nếu có một môn dạy đánh máy trong trường thì nó sẽ dễ bị đánh giá là môn buồn tẻ nhất, cho dù trong thực tế có một số trò chơi như “spacebar invaders” hoặc “keyboard revolution” khá hấp dẫn.
Nhưng chính vì suy nghĩ này mà đáng lẽ, với sự phát triển của công việc cần đến bàn phím nhiều như hiện nay, học sinh cần phải được học các kỹ năng cơ bản để có thể thao tác nhanh tới 80 chữ/phút ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Nhưng đáng tiếc là môn tin học trong nhà trường hiện nay chỉ là giờ học sinh được… chơi điện tử nhiều nhất nên được các em… rất mong chờ, mà không hiểu rằng mình đang lãng phí thời gian và trí tuệ cho một môn học có thể giúp ích cho các kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao nâng suất lao động, điều mà ngay chính nhà trường lẫn các thầy cô cũng không để ý tới.
Bởi sẽ rất ít học sinh ra trường nghĩ rằng, mình sẽ làm nghề đánh máy, trong khi ở mọi tòa nhà văn phòng, công sở đều cần đến những con người này? Nếu có kỹ năng đánh máy chuyên nghiệp ngay từ khi còn ngồi ghế nhà trường thì việc một nhân viên đánh máy bị đổ lỗi… đánh máy sai với các văn bản quan trọng ít có cơ hội xảy ra. Và đương nhiên, những sai sót trong chính nội dung và ý nghĩa văn bản sẽ không còn trốn đằng sau lý do vô thưởng vô phạt: “lỗi đánh máy”. Và từ thực tế này, chúng ta mới ngạc nhiên tự hỏi: Sao trường không dạy kỹ năng “gõ bàn phím” nhỉ?. Có lẽ đây lại là một “lỗ hổng” mới cho mắt xích phát triển của ngành giáo dục.
Hơn nữa, tại Việt Nam, việc đổ lỗi này còn khiến dư luận tự hỏi, sao một nhân viên thiếu kỹ năng văn phòng sơ đẳng như thế mà cũng được vào làm việc tại những Bộ ngành quan trọng, tiếp xúc với các văn bản rất quy chuẩn là sao. Phải chăng ở đây không phải là lỗi ở đánh máy mà là… lỗi ngay từ khâu chọn người.
Tại Việt Nam, “lỗi đánh máy” không chỉ xuất hiện trên truyền thông (truyền hình, báo giấy, báo điện tử) mà còn xuất hiện trong sách giáo khoa (vở luyện tập tiếng Việt,), trong đề thi, trong văn bản in hàm lượng sữa (Danlait). Và mới đây, còn thêm một lỗi nữa, “lỗi in ấn” trong công văn của Bộ Xây dựng
Theo songmoi.vn