airithaonguyen97
Thành viên
- Tham gia
- 15/3/2019
- Bài viết
- 19
Đại từ như là “anh ấy”, “cô ấy”, “nó” rất hữu dụng trong các ngôn ngữ luôn đòi hỏi một chủ ngữ thật rõ ràng trong mọi câu nói như tiếng Anh, tiếng Việt…
Nhưng trong những ngôn ngữ như tiếng Nhật thì hoàn toàn khác, một chủ ngữ rõ ràng như vậy là không bắt buộc, đại từ cũng không quá quan trọng, điều đó đòi hỏi người học phải thay đổi tư duy.
Điều này cũng đúng với tân ngữ trực tiếp. Một tân ngữ trực tiếp rõ ràng cũng không cần thiết trong câu tiếng Nhật. Dù vắng mặt nhưng tân ngữ trực tiếp vẫn được nhận biết thông qua ngữ cảnh. Và chính những điều này làm suy giảm tần số của đại từ trong câu tiếng Nhật. Ngoài những yếu tố về ngữ pháp, thêm vào đó là những yếu tố xã hội cũng góp phần làm giảm tần số sử dụng của đại từ trong tiếng Nhật.
Trong tiếng Nhật, bạn có thể bị coi là thiếu lịch sự khi sử dụng đại từ ngôi hai “bạn – you”, đặc biệt đối với người mà bạn không có mối quan hệ thân mật.
Có hai cách trong trường hợp này để bạn tránh sử dụng đại từ ngôi hai như sau:
どうしますか?
広田さん、どうしますか。
Cô Hirota, cô sẽ làm gì?
Trong câu thứ nhất, đại từ ngôi hai “あなた” để chỉ đối phương hoàn toàn bị lược bỏ, trong câu thứ hai, sử dụng thay thế vào đó là một danh từ riêng. Vì sao như vậy?
Tiếng Nhật không sử dụng thường xuyên đại từ ngôi hai như “you” trong tiếng Anh hay “usted” trong tiếng Tây Ban Nha – vốn là những đại từ của hệ ngôn ngữ Ấn – Âu. Những từ như “あなた”, “お前” mà chúng ta ngày nay xem như là đại từ tiếng Nhật thực chất có nguồn gốc là những danh từ thường để chỉ hướng hay vị trí.
Ngay trong ý nghĩa gốc của “あなた”, “お前” bạn cũng dễ dàng nhận thấy điều đó. (Kanji của あなた là 貴方 – QUÝ PHƯƠNG, Kanji của おまえ là お前 – nghĩa như là người ở đằng trước tôi, hay đằng ấy). Những “danh từ riêng” này được sử dụng ban đầu vì muốn tránh đề cập trực tiếp đến người nhận, và được xem như một sự thay thế lịch sự.
Trớ trêu là, dần dần theo thời gian qua việc cứ sử dụng lặp đi lặp lại như thế, những “danh từ riêng” này bị “kết tội” là những đại từ ngôi hai, và là quá trực tiếp khi nói chuyện với đối phương tôn trọng hơn. Chỉ có những người ngang bằng tuổi, người trẻ hay người tầng lớp thấp trong xã hội mới sử dụng những từ này.
Thay vào đó, việc sử dụng “tên người-さん” là một lựa chọn lịch sự và tôn trọng trong giao tiếp.
Nhưng trong những ngôn ngữ như tiếng Nhật thì hoàn toàn khác, một chủ ngữ rõ ràng như vậy là không bắt buộc, đại từ cũng không quá quan trọng, điều đó đòi hỏi người học phải thay đổi tư duy.
Điều này cũng đúng với tân ngữ trực tiếp. Một tân ngữ trực tiếp rõ ràng cũng không cần thiết trong câu tiếng Nhật. Dù vắng mặt nhưng tân ngữ trực tiếp vẫn được nhận biết thông qua ngữ cảnh. Và chính những điều này làm suy giảm tần số của đại từ trong câu tiếng Nhật. Ngoài những yếu tố về ngữ pháp, thêm vào đó là những yếu tố xã hội cũng góp phần làm giảm tần số sử dụng của đại từ trong tiếng Nhật.
Trong tiếng Nhật, bạn có thể bị coi là thiếu lịch sự khi sử dụng đại từ ngôi hai “bạn – you”, đặc biệt đối với người mà bạn không có mối quan hệ thân mật.
Có hai cách trong trường hợp này để bạn tránh sử dụng đại từ ngôi hai như sau:
どうしますか?
広田さん、どうしますか。
Cô Hirota, cô sẽ làm gì?
Trong câu thứ nhất, đại từ ngôi hai “あなた” để chỉ đối phương hoàn toàn bị lược bỏ, trong câu thứ hai, sử dụng thay thế vào đó là một danh từ riêng. Vì sao như vậy?
Tiếng Nhật không sử dụng thường xuyên đại từ ngôi hai như “you” trong tiếng Anh hay “usted” trong tiếng Tây Ban Nha – vốn là những đại từ của hệ ngôn ngữ Ấn – Âu. Những từ như “あなた”, “お前” mà chúng ta ngày nay xem như là đại từ tiếng Nhật thực chất có nguồn gốc là những danh từ thường để chỉ hướng hay vị trí.
Ngay trong ý nghĩa gốc của “あなた”, “お前” bạn cũng dễ dàng nhận thấy điều đó. (Kanji của あなた là 貴方 – QUÝ PHƯƠNG, Kanji của おまえ là お前 – nghĩa như là người ở đằng trước tôi, hay đằng ấy). Những “danh từ riêng” này được sử dụng ban đầu vì muốn tránh đề cập trực tiếp đến người nhận, và được xem như một sự thay thế lịch sự.
Trớ trêu là, dần dần theo thời gian qua việc cứ sử dụng lặp đi lặp lại như thế, những “danh từ riêng” này bị “kết tội” là những đại từ ngôi hai, và là quá trực tiếp khi nói chuyện với đối phương tôn trọng hơn. Chỉ có những người ngang bằng tuổi, người trẻ hay người tầng lớp thấp trong xã hội mới sử dụng những từ này.
Thay vào đó, việc sử dụng “tên người-さん” là một lựa chọn lịch sự và tôn trọng trong giao tiếp.