- Tham gia
- 28/10/2011
- Bài viết
- 824
3 lý do người tốt làm việc xấu.
Khi con người ở trong một nhóm, họ xa rời nhiều hơn với những quan điểm đạo đức của họ, theo nghiên cứu khoa học thần kinh mới.
Các kết quả đến từ một nghiên cứu so sánh não bộ của con người hoạt động như thế nào khi họ ở một mình so với khi họ ở trong một nhóm (Cikara et al., 2014).
Nghiên cứu được truyền cảm hứng bởi một chuyến đi đến Yankee Stadium ở New York của tiến sỹ Mina Cikara, hiện tại là phó giáo sư ở đại học Carnegie Mellon.
Trong chuyến đi, chồng bà đội một cái mũ Red Sox (Red Sox là đội địch thủ đến từ Boston).
Anh ấy liên tục bị chất vấn bởi các fan Yankee, vì vậy Mina lấy cái mũ từ chồng bà và đội nó:
“Tôi quyết định lấy cái mũ từ anh ấy, nghĩ rằng tôi sẽ là mục tiêu nhỏ hơn vì tôi là phụ nữ.
Tôi đã sai. Tôi chưa bao giờ bị xúc phạm như thế trong cuộc đời tôi.
Nó thực sự là một kinh nghiệm gây bất ngờ vì điều tôi nhận ra là tôi đã chuyển từ việc được xem như một cá nhân thành được xem như một thành viên của ‘Red Sox Nation.’
Và cách mọi người phản ứng với tôi, và cách mà tôi cảm thấy bản thân phản ứng lại, đã thay đổi, bởi tác dụng của tín hiệu thị giác này — cái mũ bóng chày.
Khi bạn bắt đầu cảm thấy bị công kích vì thay mặt cho nhóm của bạn, nó làm thay đổi tâm lý của bạn.”
Khi ‘tôi đối lập với bạn’ trở thành ‘chúng ta đối lập với bọn họ’
2 lý do tại sao con người hành động khác đi trong các nhóm là:
họ cảm thấy vô danh hơn,
và do đó họ cảm thấy ít có khả năng bị phát hiện đang hành xử xấu xa.
Nhưng Cikara và các đồng nghiệp muốn kiểm tra một yếu tố nữa: liệu đạo đức của con người cũng trở nên hư hỏng khi họ ở trong một nhóm.
Họ làm điều này bằng cách yêu cầu một nhóm người tham gia trả lời câu hỏi đem lại một sự hiểu biết sâu sắc về đạo đức cá nhân của họ.
Điều này cho phép các nhà nghiên cứu tạo ra những câu cá nhân hoá cho mỗi người trong số họ, như:
“Tôi đã ăn trộm đồ ăn từ những cái tủ lạnh chung.”
“Tôi luôn luôn xin lỗi sau khi va vào ai đó.”
Những người tham gia sau đó chơi một trò chơi khi đang ở trong một máy quét não: một lần chơi trong một nhóm và một lần chơi một mình.
Khi con người chơi một mình, và xem những tuyên bố đạo đức có liên quan đến bản thân họ, thì bộ não của họ cho thấy có nhiều hoạt động trong một phần của vỏ não trước trán — một vùng gắn liền với suy nghĩ về bản thân.
Điều này là bình thường, cho thấy một sự gắn bó chặt chẽ với đạo đức của riêng họ.
Nhưng khi một số người chơi trong nhóm xem những tuyên bố đạo đức về bản thân họ, thì họ phản ứng ít mạnh mẽ hơn nhiều, cho thấy sự gắn bó yếu hơn với những niềm tin và những lý tưởng đạo đức của họ.
Trong một bài kiểm tra sau đó, những người đó cũng có nhiều khả năng thử và làm hại những thành viên của nhóm khác.
Không chỉ có thế, họ thậm chí có vẻ quên mất những tuyên bố đạo đức mà họ từng nghe lúc trước.
Một trong các tác giả của nghiên cứu, Rebecca Saxe, một phó giáo sư về khoa học thần kinh nhận thức ở MIT, nói:
“Dù con người có sự ưa thích mạnh mẽ hơn đối với sự công bằng và những sự ngăn cấm về đạo đức chống lại việc làm hại trong nhiều bối cảnh, thì những điều ưu tiên của con người thay đổi khi có một ‘chúng ta’ và một ‘bọn họ’.
Một nhóm người sẽ thường tham gia vào những hoạt động trái ngược với những tiêu chuẩn đạo đức riêng của mỗi cá nhân trong nhóm đó, biến những người tử tế thành ‘đám đông hỗn tạp’ gây ra sự cướp phá, thậm chí có hành động hung ác.”
Nguồn
https://www.spring.org.uk/2014/06/why-being-in-a-group-causes-some-to-forget-their-morals.php