- Tham gia
- 28/10/2011
- Bài viết
- 824
Tham khảo: "The upside of irrationality" - Dan Ariely
Thành kiến NIH (Not-Invented-Here): “Nếu tôi (hoặc chúng tôi) không phát minh ra nó, thì nó không có nhiều giá trị.”
Với sự hiểu biết của chúng tôi về sự gắn bó của con người với những sản phẩm vật chất do họ tự làm, Stephen Spiller, Racheli Barkan và tôi quyết định kiểm tra quá trình chúng ta trở nên gắn bó với những quan điểm. Những thực nghiệm (xem mô tả trong sách) của chúng tôi kiểm tra thành kiến NIH cho thấy: bất kể những gì chúng ta tạo ra – 1 cái hộp đồ chơi, 1 nguồn điện mới, 1 định lý toán học – phần nhiều những gì thực sự quan trọng đối với chúng ta là nó là tác phẩm của chúng ta. Chừng nào chúng ta tạo ra nó thì chúng ta có xu hướng cảm thấy nó hữu ích nhiều hơn và quan trọng hơn so với những quan điểm tương tự mà những người khác đưa ra.
Điều này có những ích lợi và bất lợi. Ở mặt tích cực, nếu bạn hiểu ý thức về quyền sở hữu và lòng tự hào bắt nguồn từ sự đầu tư thời gian và năng lượng trong những dự án và những quan điểm, bạn có thể truyền cảm hứng cho bản thân và người khác trở nên cam kết hơn và quan tâm hơn đến nhiệm vụ. Hoặc, nếu bạn giúp con bạn tự trồng rau trong khu vườn thì khả năng là nếu những đứa trẻ tự trồng cà chua, rau diếp, dưa chuột của chúng và giúp bạn chuẩn bị món salad cho bữa tối, chúng sẽ thực sự ăn (và yêu) rau của chúng. Và nó rất tốt khi các nhà khoa học quá gắn bó với những lý thuyết của riêng họ. Điều này có thể thúc đẩy họ dành hàng tuần và hàng tháng trởi trong những phòng thí nghiệm và làm những công việc nhàm chán. Quả thực, thành kiến NIH có thể tạo ra 1 mức độ cam kết cao hơn và làm con người đi theo những quan điểm của họ (hoặc họ nghĩ là của họ).
Mặt bất lợi là, ví dụ nếu có 1 ai đó hiểu được làm thế nào để kiểm soát khao khát về quyền sở hữu của người khác có thể làm cho nạn nhân làm 1 việc gì đó cho y. Nếu tôi muốn làm cho 1 vài sinh viên của tôi làm việc trong 1 dự án nghiên cứu cụ thể cho tôi, tôi chỉ cần khiến họ tin là họ nghĩ ra ý tưởng, thực hiện 1 nghiên cứu nhỏ, phân tích những kết quả - và họ sẽ mắc bẫy.
Quá trình bắt đầu yêu những quan điểm của riêng chúng ta có thể dẫn đến sự cố chấp. 1 khi chúng ta đã nghiện những quan điểm của riêng chúng ta thì chúng ta ít có khả năng sẽ trở nên linh hoạt khi cần thiết. Chúng ta có nguy cơ gạt bỏ những quan điểm của người khác có thể tốt hơn của chúng ta.
Như vậy, khuynh hướng đánh giá quá cao những thứ do chúng ta tạo ra vừa tốt và xấu. Nhiệm vụ của chúng ta là tìm ra cách làm thế nào để phát huy mặt tốt nhất và hạn chế mặt xấu của chúng ta.
Thành kiến NIH (Not-Invented-Here): “Nếu tôi (hoặc chúng tôi) không phát minh ra nó, thì nó không có nhiều giá trị.”
Với sự hiểu biết của chúng tôi về sự gắn bó của con người với những sản phẩm vật chất do họ tự làm, Stephen Spiller, Racheli Barkan và tôi quyết định kiểm tra quá trình chúng ta trở nên gắn bó với những quan điểm. Những thực nghiệm (xem mô tả trong sách) của chúng tôi kiểm tra thành kiến NIH cho thấy: bất kể những gì chúng ta tạo ra – 1 cái hộp đồ chơi, 1 nguồn điện mới, 1 định lý toán học – phần nhiều những gì thực sự quan trọng đối với chúng ta là nó là tác phẩm của chúng ta. Chừng nào chúng ta tạo ra nó thì chúng ta có xu hướng cảm thấy nó hữu ích nhiều hơn và quan trọng hơn so với những quan điểm tương tự mà những người khác đưa ra.
Điều này có những ích lợi và bất lợi. Ở mặt tích cực, nếu bạn hiểu ý thức về quyền sở hữu và lòng tự hào bắt nguồn từ sự đầu tư thời gian và năng lượng trong những dự án và những quan điểm, bạn có thể truyền cảm hứng cho bản thân và người khác trở nên cam kết hơn và quan tâm hơn đến nhiệm vụ. Hoặc, nếu bạn giúp con bạn tự trồng rau trong khu vườn thì khả năng là nếu những đứa trẻ tự trồng cà chua, rau diếp, dưa chuột của chúng và giúp bạn chuẩn bị món salad cho bữa tối, chúng sẽ thực sự ăn (và yêu) rau của chúng. Và nó rất tốt khi các nhà khoa học quá gắn bó với những lý thuyết của riêng họ. Điều này có thể thúc đẩy họ dành hàng tuần và hàng tháng trởi trong những phòng thí nghiệm và làm những công việc nhàm chán. Quả thực, thành kiến NIH có thể tạo ra 1 mức độ cam kết cao hơn và làm con người đi theo những quan điểm của họ (hoặc họ nghĩ là của họ).
Mặt bất lợi là, ví dụ nếu có 1 ai đó hiểu được làm thế nào để kiểm soát khao khát về quyền sở hữu của người khác có thể làm cho nạn nhân làm 1 việc gì đó cho y. Nếu tôi muốn làm cho 1 vài sinh viên của tôi làm việc trong 1 dự án nghiên cứu cụ thể cho tôi, tôi chỉ cần khiến họ tin là họ nghĩ ra ý tưởng, thực hiện 1 nghiên cứu nhỏ, phân tích những kết quả - và họ sẽ mắc bẫy.
Quá trình bắt đầu yêu những quan điểm của riêng chúng ta có thể dẫn đến sự cố chấp. 1 khi chúng ta đã nghiện những quan điểm của riêng chúng ta thì chúng ta ít có khả năng sẽ trở nên linh hoạt khi cần thiết. Chúng ta có nguy cơ gạt bỏ những quan điểm của người khác có thể tốt hơn của chúng ta.
Như vậy, khuynh hướng đánh giá quá cao những thứ do chúng ta tạo ra vừa tốt và xấu. Nhiệm vụ của chúng ta là tìm ra cách làm thế nào để phát huy mặt tốt nhất và hạn chế mặt xấu của chúng ta.