Miêu 苗
Thành viên cấp 2
- Tham gia
- 11/3/2019
- Bài viết
- 2
ĐÔI NÉT VỀ DANH XƯNG TỘC NGƯỜI MIÊU
Thuật ngữ "Miêu 苗" và "Hmong" hiện tại đều được sử dụng để chỉ nhóm dân tộc thiểu số ở Trung Quốc. Họ sống chủ yếu ở miền nam Trung Quốc, trong các tỉnh Quý Châu, Hồ Nam, Vân Nam, Trùng Khánh, Tứ Xuyên, Quảng Tây và Hồ Bắc. Ngoài ra họ còn sống ở Thái Lan, Lào, Việt Nam và Myanmar do di cư bắt đầu vào khoảng thế kỷ XVIII, cũng như tới Hoa Kỳ, Guyana thuộc Pháp, Pháp và Úc sau chiến tranh Việt Nam.
Danh xưng tự gọi chính của người Miêu gồm 4 nhóm:
- Ghao Xong: tây Hồ Nam, đông Quý Châu.
- Hmu: chủ yếu sinh sống ở đông nam Quý Châu, tây Quảng Tây.
- Hmao: phân bố ở tây bắc Quý Châu và đông bắc Vân Nam.
- Hmong: phân bố ở nam Tứ Xuyên, nam Trùng Khánh, tây Quý Châu, tây nam Quảng Tây và nam Vân Nam.
2. KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ VÀ KHẢO CỔ HỌC
Văn minh phương Đông bắt nguồn từ nhiều nền văn hóa trong đó một trong những ảnh hưởng có tầm quan trọng là văn hóa Bắc Tân (5.300-4.100 TCN) và sự kết thừa từ văn hóa Bắc Tân là văn hóa Đại Vấn Khẩu (4.100 TCN - 2.600 TCN).
Văn hóa Đại Vấn Khẩu phát triển mạnh thời đại Đồ đá mới, chủ yếu phân bố tỉnh Sơn Đông và phía bắc của Giang Tô, phía tây của Hà Nam, phía Bắc của An Huy ngày nay.
Khám phá QUAN TRỌNG NHẤT về văn hóa Đại Vấn Khẩu những văn bản khắc trên các đồ gốm rất có thể liên quan đến NGUỒN GỐC của các KÝ TỰ Trung Quốc ngày nay.
Đánh giá từ thời đại và sự phân bố của văn hóa Đại Vấn Khẩu, nó trùng khớp với thời đại tồn tại và khu vực hoạt động của bộ tộc Cửu Lê - Cuaj Lig và là nơi ghi nhận biết trồng lúa nước ĐẦU TIÊN ở Trung Quốc.
Người Hmong là tộc người từng có chủ quyền, lãnh thổ riêng. Đầu tiên và sớm nhất là đất nước Cửu Lê (di chỉ văn hóa Đại Vấn Khẩu), sau khi bị đánh bại ở trận Trắc Lộc đã buộc người Hmong phải vượt sông Dương Tử và di cư về phía Nam. Họ lập nên vương quốc Tam Miêu 三苗國 (khoảng năm 2.000TCN), rồi nước Sở 荆楚 (1.030 - 223 TCN).
- Thời nhà Đường, người Hmong cùng với người Bạch và người Lô Lô lập nên nước Nam Chiếu (738-937), kế tiếp là vương quốc Đại Lý 大理 (937 - 1253).
- Đến thời nhà Tống, vua Hang Tchu thất bại và quan cai trị người Hán tăng cường đồng hóa, chia rẽ người Hmong bằng cách phân nhóm và buộc họ phải ăn mặc y phục có màu khác nhau, phát âm khác nhau và từ đó người Hmong mới có các nhóm Hmong Trắng, Hoa, Đỏ, Đen và Xanh.... Điều này khiến người Hmong không còn mạnh để đe dọa trực tiếp đến người Hán.
- Đến thời Minh - Thanh người Hmong đã có nhưng khu vực độc lập riêng lẻ (Xem thêm 'Chữ Mông' Wikipedia). Với sự thất bại của vua Ngô Bá Nguyệt (Vwj Paj Yias) rồi Trương Tú Mi (Tsab Xyooj Mem), người Hmong hoàn toàn thất bại và di cư tiếp về Đông Nam Á và sang các nước phương Tây từ đó.
3. Có rất nhiều dân tộc đã từng hùng mạnh thậm chí khiến cả thế giới nể sợ nhưng nay chỉ còn vang bóng như: người Tiên Ti, người Khiết Đan (nhà Liêu), Người Đột Quyết, Người Nguyệt Chi,... Trong đó rất nhiều dân tộc bị Hán hóa hoàn toàn.
Người Hung Nô khiến người Hán khiếp sợ nay cũng không còn, người Nữ Chân (nay là người Mãn) nay chỉ còn khoảng chục triệu;....
Trong khi đó người Hmong với 5.000 năm vẫn còn giống nòi, tiếng nói và văn hóa vẫn còn tồn tại. Liệu điều đó đáng được trân trọng không?
4. TẠI SAO LẠI GỌI NGƯỜI HMONG LÀ NGƯỜI MIÊU?
Chữ Miêu 苗 bao gồm sự kết hợp của bộ thảo 屮屮 (nghĩa là cỏ cây) và chữ điền 田 (nghĩa là ruộng vườn).
- Miêu nghĩa là là bộ tộc trồng lúa nước (Khởi thủy nền văn minh lúa nước).
- Trên chữ Miêu cũng giống như cái sừng, biểu tượng thần nông Xi Vưu - Huab tais Txiv Yawg (Ảnh dưới). Với nền văn minh lúa nước trước thời đại công nghiệp, nếu không có trâu thì ta không thể canh tác lúa nước được.
- Chữ Miêu nghĩa là Cây cỏ (Nroj tsuag). Điều đó cũng có nghĩa rằng Sự trường tồn của văn hóa người Hmong là BẤT KHUẤT trước các chính sách đồng hóa của người Hán như những cây cỏ. Ví như Ruộng田 của người Hán mọc cỏ 屮屮 thì liệu họ có thích không? Tất nhiên là Không rồi!
Điều đó cũng đúng nghĩa với câu nói của anh hùng Nguyễn Trung Trực: "Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây!".
Và BAO GIỜ NGƯỜI HÁN NHỔ HẾT CỎ NHỮNG NƠI NGƯỜI HMONG ĐẾN THÌ NGƯỜI HÁN MỚI ĐỒNG HÓA ĐƯỢC NGƯỜI HMONG.
☆Lời Kết
- Như vậy ta thấy Mèo 猫 (con mèo) chính là gọi chệch từ Miao or Miêu. Một thời gian, ở Việt Nam người ta hay gọi là dân tộc Mèo, hàm ý miệt thị. Nhưng giờ đã thống nhất gọi là Mông hay Hmông để xoá bỏ định kiến đó.
- Đặc biệt là chữ 苗 (Miáo) có trước chữ 猫 (Máo).
Thuật ngữ "Miêu 苗" và "Hmong" hiện tại đều được sử dụng để chỉ nhóm dân tộc thiểu số ở Trung Quốc. Họ sống chủ yếu ở miền nam Trung Quốc, trong các tỉnh Quý Châu, Hồ Nam, Vân Nam, Trùng Khánh, Tứ Xuyên, Quảng Tây và Hồ Bắc. Ngoài ra họ còn sống ở Thái Lan, Lào, Việt Nam và Myanmar do di cư bắt đầu vào khoảng thế kỷ XVIII, cũng như tới Hoa Kỳ, Guyana thuộc Pháp, Pháp và Úc sau chiến tranh Việt Nam.
Danh xưng tự gọi chính của người Miêu gồm 4 nhóm:
- Ghao Xong: tây Hồ Nam, đông Quý Châu.
- Hmu: chủ yếu sinh sống ở đông nam Quý Châu, tây Quảng Tây.
- Hmao: phân bố ở tây bắc Quý Châu và đông bắc Vân Nam.
- Hmong: phân bố ở nam Tứ Xuyên, nam Trùng Khánh, tây Quý Châu, tây nam Quảng Tây và nam Vân Nam.
2. KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ VÀ KHẢO CỔ HỌC
Văn minh phương Đông bắt nguồn từ nhiều nền văn hóa trong đó một trong những ảnh hưởng có tầm quan trọng là văn hóa Bắc Tân (5.300-4.100 TCN) và sự kết thừa từ văn hóa Bắc Tân là văn hóa Đại Vấn Khẩu (4.100 TCN - 2.600 TCN).
Văn hóa Đại Vấn Khẩu phát triển mạnh thời đại Đồ đá mới, chủ yếu phân bố tỉnh Sơn Đông và phía bắc của Giang Tô, phía tây của Hà Nam, phía Bắc của An Huy ngày nay.
Khám phá QUAN TRỌNG NHẤT về văn hóa Đại Vấn Khẩu những văn bản khắc trên các đồ gốm rất có thể liên quan đến NGUỒN GỐC của các KÝ TỰ Trung Quốc ngày nay.
Đánh giá từ thời đại và sự phân bố của văn hóa Đại Vấn Khẩu, nó trùng khớp với thời đại tồn tại và khu vực hoạt động của bộ tộc Cửu Lê - Cuaj Lig và là nơi ghi nhận biết trồng lúa nước ĐẦU TIÊN ở Trung Quốc.
Người Hmong là tộc người từng có chủ quyền, lãnh thổ riêng. Đầu tiên và sớm nhất là đất nước Cửu Lê (di chỉ văn hóa Đại Vấn Khẩu), sau khi bị đánh bại ở trận Trắc Lộc đã buộc người Hmong phải vượt sông Dương Tử và di cư về phía Nam. Họ lập nên vương quốc Tam Miêu 三苗國 (khoảng năm 2.000TCN), rồi nước Sở 荆楚 (1.030 - 223 TCN).
- Thời nhà Đường, người Hmong cùng với người Bạch và người Lô Lô lập nên nước Nam Chiếu (738-937), kế tiếp là vương quốc Đại Lý 大理 (937 - 1253).
- Đến thời nhà Tống, vua Hang Tchu thất bại và quan cai trị người Hán tăng cường đồng hóa, chia rẽ người Hmong bằng cách phân nhóm và buộc họ phải ăn mặc y phục có màu khác nhau, phát âm khác nhau và từ đó người Hmong mới có các nhóm Hmong Trắng, Hoa, Đỏ, Đen và Xanh.... Điều này khiến người Hmong không còn mạnh để đe dọa trực tiếp đến người Hán.
- Đến thời Minh - Thanh người Hmong đã có nhưng khu vực độc lập riêng lẻ (Xem thêm 'Chữ Mông' Wikipedia). Với sự thất bại của vua Ngô Bá Nguyệt (Vwj Paj Yias) rồi Trương Tú Mi (Tsab Xyooj Mem), người Hmong hoàn toàn thất bại và di cư tiếp về Đông Nam Á và sang các nước phương Tây từ đó.
3. Có rất nhiều dân tộc đã từng hùng mạnh thậm chí khiến cả thế giới nể sợ nhưng nay chỉ còn vang bóng như: người Tiên Ti, người Khiết Đan (nhà Liêu), Người Đột Quyết, Người Nguyệt Chi,... Trong đó rất nhiều dân tộc bị Hán hóa hoàn toàn.
Người Hung Nô khiến người Hán khiếp sợ nay cũng không còn, người Nữ Chân (nay là người Mãn) nay chỉ còn khoảng chục triệu;....
Trong khi đó người Hmong với 5.000 năm vẫn còn giống nòi, tiếng nói và văn hóa vẫn còn tồn tại. Liệu điều đó đáng được trân trọng không?
4. TẠI SAO LẠI GỌI NGƯỜI HMONG LÀ NGƯỜI MIÊU?
Chữ Miêu 苗 bao gồm sự kết hợp của bộ thảo 屮屮 (nghĩa là cỏ cây) và chữ điền 田 (nghĩa là ruộng vườn).
- Miêu nghĩa là là bộ tộc trồng lúa nước (Khởi thủy nền văn minh lúa nước).
- Trên chữ Miêu cũng giống như cái sừng, biểu tượng thần nông Xi Vưu - Huab tais Txiv Yawg (Ảnh dưới). Với nền văn minh lúa nước trước thời đại công nghiệp, nếu không có trâu thì ta không thể canh tác lúa nước được.
Điều đó cũng đúng nghĩa với câu nói của anh hùng Nguyễn Trung Trực: "Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây!".
Và BAO GIỜ NGƯỜI HÁN NHỔ HẾT CỎ NHỮNG NƠI NGƯỜI HMONG ĐẾN THÌ NGƯỜI HÁN MỚI ĐỒNG HÓA ĐƯỢC NGƯỜI HMONG.
☆Lời Kết
- Như vậy ta thấy Mèo 猫 (con mèo) chính là gọi chệch từ Miao or Miêu. Một thời gian, ở Việt Nam người ta hay gọi là dân tộc Mèo, hàm ý miệt thị. Nhưng giờ đã thống nhất gọi là Mông hay Hmông để xoá bỏ định kiến đó.
- Đặc biệt là chữ 苗 (Miáo) có trước chữ 猫 (Máo).
Lâu Văn Mua
Hiệu chỉnh: